6 sinh vật ngoại lai gây nguy hiểm ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Sự lan rộng của sinh vật ngoại lai hiện nay được ghi nhận như một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sinh thái và nền kinh tế thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Đặc biệt, nó càng trở nên nghiêm trọng hơn do sự biến đổi khí hậu và những xáo động về vật lý, hóa học đối với các loài và hệ sinh thái.

» Tôm hùm đất do người Trung Quốc nuôi làm dân lo lắng

1. Cây mai dương

 cây mai dương, hay còn gọi là cây trinh nữ đầm lầy, hiện là sinh vật ngoại lai gây hại lớn nhất ở Việt Nam. Cây mai dương có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ và được du nhập vào châu Á từ cuối thế kỷ XIX. Chúng phát tán và lần đầu được ghi nhận ở ĐBSCL vào năm 1979, tại huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, và đã xuất hiện trên khắp cả nước. Loài này đã trở thành một loài gây hại nghiêm trọng ở những vùng đất ngập nước thuộc dãy Trường Sơn, như Vườn quốc gia Cát Tiên và Yok Đôn, Biển Lạc, các hồ ở Quảng Trị, sông Đắk Rông, các hồ ở Lâm Đồng.
Cây mai dương, hay còn gọi là cây trinh nữ đầm lầy, hiện là sinh vật ngoại lai gây hại lớn nhất ở Việt Nam. Cây mai dương có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ và được du nhập vào châu Á từ cuối thế kỷ XIX. Chúng phát tán và lần đầu được ghi nhận ở ĐBSCL vào năm 1979, tại huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, và đã xuất hiện trên khắp cả nước. Loài này đã trở thành một loài gây hại nghiêm trọng ở những vùng đất ngập nước thuộc dãy Trường Sơn, như Vườn quốc gia Cát Tiên và Yok Đôn, Biển Lạc, các hồ ở Quảng Trị, sông Đắk Rông, các hồ ở Lâm Đồng.

 2. Ốc bươu vàng

ốc bươu vàng, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sống trong các vùng đầm lầy. Ốc bươu vàng du nhập vào nước ta từ trước năm 1975. Loài ốc được xác định là ký chủ trung gian truyền bệnh sán phổi từ chuột sang người này đã xâm nhiễm vào đồng ruộng Việt Nam. Với điều kiện sinh thái phù hợp, chúng phát triển nhanh chóng, trở thành dịch hại trên nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lúa, rau muống ở hầu hết mọi miền đất nước.
Ốcc bươu vàng, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sống trong các vùng đầm lầy. Ốc bươu vàng du nhập vào nước ta từ trước năm 1975. Loài ốc được xác định là ký chủ trung gian truyền bệnh sán phổi từ chuột sang người này đã xâm nhiễm vào đồng ruộng Việt Nam. Với điều kiện sinh thái phù hợp, chúng phát triển nhanh chóng, trở thành dịch hại trên nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lúa, rau muống ở hầu hết mọi miền đất nước.

3. Ốc sên

 ốc sên, có nguồn gốc từ lục địa châu Phi, trở thành loài ốc cạn ngoại lai xâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1960. Đến nay trở thành sinh vật gây hại cây trồng cạn từ vùng đồng bằng cho đến miền núi.
Ốcc sên, có nguồn gốc từ lục địa châu Phi, trở thành loài ốc cạn ngoại lai xâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1960. Đến nay trở thành sinh vật gây hại cây trồng cạn từ vùng đồng bằng cho đến miền núi.

4. Lục bình

Lục bình (bèo Nhật Bản hoặc bèo tây) du nhập vào Việt Nam từ Nhật Bản vào năm 1902. Trong điều kiện thuận lợi, loài này phát triển rất nhanh phủ kín mặt nước. Khi thối mục, chúng làm giảm ôxy hòa tan trong nước, dẫn đến làm chết cá và các loài thủy sinh khác. Loài bèo này không chỉ cản trở giao thông đường thủy mà còn làm chậm dòng chảy, giảm khả năng phát điện, sức tưới tiêu và tăng kinh phí bảo trì các hồ chứa nước.
Lục bình (bèo Nhật Bản hoặc bèo tây) du nhập vào Việt Nam từ Nhật Bản vào năm 1902. Trong điều kiện thuận lợi, loài này phát triển rất nhanh phủ kín mặt nước. Khi thối mục, chúng làm giảm ôxy hòa tan trong nước, dẫn đến làm chết cá và các loài thủy sinh khác. Loài bèo này không chỉ cản trở giao thông đường thủy mà còn làm chậm dòng chảy, giảm khả năng phát điện, sức tưới tiêu và tăng kinh phí bảo trì các hồ chứa nước.

 5. Cây bông ổi

cây bông ổi (cây ngũ sắc) được đưa vào nước ta từ đầu thế kỷ 20, mục đích làm cảnh và đang có mặt rộng rãi khắp nơi trong cả nước. Cây này đang phát triển mạnh ở Quảng Bình, Quảng Trị, Tây Nguyên... có khả năng loại trừ một số cây bản địa và trở thành cỏ dại nguy hiểm đối với cây trồng.
Cây bông ổi (cây ngũ sắc) được đưa vào nước ta từ đầu thế kỷ 20, mục đích làm cảnh và đang có mặt rộng rãi khắp nơi trong cả nước. Cây này đang phát triển mạnh ở Quảng Bình, Quảng Trị, Tây Nguyên... có khả năng loại trừ một số cây bản địa và trở thành cỏ dại nguy hiểm đối với cây trồng.

6. Sâu róm

sâu róm hại thông thuộc họ bướm, có vùng phân bố tự nhiên ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Sâu róm thông xâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1950. Vào những năm 1965-1970, sâu róm thông gây ra những trận dịch lớn đối với rừng thông ở Quảng Ninh, Bắc Giang và từ đó trở thành đối tượng gây hại nghiêm trọng. Công tác phòng trừ sâu róm thông ở Việt Nam hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn.
Sâu róm hại thông thuộc họ bướm, có vùng phân bố tự nhiên ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Sâu róm thông xâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1950. Vào những năm 1965-1970, sâu róm thông gây ra những trận dịch lớn đối với rừng thông ở Quảng Ninh, Bắc Giang và từ đó trở thành đối tượng gây hại nghiêm trọng. Công tác phòng trừ sâu róm thông ở Việt Nam hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn.

  Kim Ngọc

(Tổng hợp)

tin mới

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.