7/5 - Ngày bầu cử Tổng thống Pháp và nỗi sợ lặp lại bầu cử Mỹ

Ngay trước giờ G (giờ bắt đầu 44 tiếng im lặng trước bầu cử vòng 2 tổng thống Pháp), 9 gigabyte dữ liệu chứa các email liên quan tới chiến dịch tranh cử của ứng viên Emmanuel Macron đã bị tung lên mạng.

Nỗi sợ bầu cử Mỹ lặp lại ở Pháp?
Ảnh của hai ứng viên tổng thống Pháp Marine Le Pen (trái) và Emmanuel Macron (phải) tại điểm bỏ phiếu thuộc Tổng lãnh sự Pháp ở thành phố New York (Mỹ) ngày 6-5 - Ảnh: Reuters

Chúng được đăng tải trên một trang mạng chia sẻ dữ liệu công khai ngày 5-5 (giờ địa phương), chỉ vài giờ trước khi chiến dịch tranh cử của các ứng viên chính thức kết thúc. Nhóm quản lý chiến dịch tranh cử của ông Macron xác nhận, chiến dịch tranh cử đã "trở thành nạn nhân của một vụ tấn công tin tặc khổng lồ, cướp đi các email, tài liệu và thông tin tài chính" ngay trước "giờ giới nghiêm".

Ông Macron, cựu bộ trưởng kinh tế Pháp, đang là ứng viên hàng đầu cho chiếc ghế tổng thống, bỏ xa đối thủ Marine Le Pen trong các cuộc thăm dò trước bầu cử. Ông được dự đoán sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào ngày mai với 62% số phiếu ủng hộ, trong khi bà Le Pen chỉ được 38% (theo BFM TV và L’Express). 

Tuy nhiên, kết quả khảo sát này được công bố trước khi tin tặc tấn công và phát tán các tài liệu chiến dịch của ông Macron lên mạng. Điều này đang khiến cho kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử vào ngày mai càng trở nên khó đoán định và đáng để theo dõi hơn bao giờ hết.

Trong khi báo đài Pháp hạn chế đưa tin hay bình luận về hai ứng viên (bị cấm theo luật im lặng 44 tiếng), Ủy ban bầu cử tổng thống Pháp đã cố gắng trấn an và hạn chế tối thiểu ảnh hưởng của vụ tấn công tin tặc đến quyết định của người dân.

"Đêm cuối cùng trước thời khắc quan trọng nhất của đất nước và thể chế này, ủy ban kêu gọi tất cả những người đang hiện diện trên Internet và các mạng xã hội, không chỉ giới truyền thông, mà còn là tất cả công dân Pháp, hãy thể hiện trách nhiệm của mình;

Đừng chia sẻ hay phát tán các tài liệu bị rò rỉ. Đừng để sự chân thành trong từng lá phiếu bị bóp méo", Ủy ban bầu cử tổng thống Pháp kêu gọi ngày 6/5.

Tuy nhiên, theo Reuters, những nỗ lực của ủy ban này có thể sẽ không được như mong muốn trong thời đại mà con người ngày càng có nhiều cách tiếp cận các nguồn tin tức trực tuyến, các dòng chảy thông tin xuyên biên giới và một thế giới mạng ngày càng nhiều người dùng ẩn danh.

Truyền thông Pháp đang đưa tin về vụ tấn công tin tặc theo nhiều cách khác nhau. Trong khi tờ báo mạng Liberation đi hẳn "vơ-đét" thì các đài truyền hình chọn cách im lặng, né vấn đề này. Tờ Le Monde thì tuyên bố thẳng thừng trên trang web rằng sẽ không công bố bất kỳ nội dung nào của đống tài liệu bị rò rỉ trước ngày bầu cử, viện dẫn lý do "khối lượng tài liệu bị rò rỉ quá lớn, cần thời gian đánh giá chuẩn xác".

Trong khi đó, trên Twitter, cụm từ khóa #Macronleaks (tạm dịch: vụ rò rỉ của Macron) đang trở thành xu hướng trên mạng xã hội này. Florian Philippot, phó chủ tịch đảng cực hữu Mặt trận dân tộc của bà Le Pen viết: "Liệu vụ rò rỉ Macron có thể dạy cho chúng ta điều gì không khi cánh báo chí chuyên điều tra đã cố tình giữ im lặng?"

Bất chấp vụ rò rỉ, nhiều cử tri tại một số lãnh thổ nước ngoài của Pháp và châu Mỹ đã đi bỏ phiếu sớm vào ngày 6/5, một ngày trước khi bầu cử chính thức ở Pháp./.

Theo TTO

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.