7 kinh nghiệm xử lý ao nuôi thủy sản sau mưa lũ

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Mưa lũ không chỉ cuốn trôi tôm, cá còn để lại hậu quả xấu đối với môi trường ao nuôi. Vì vậy, cải tạo ao đầm sau mưa đúng kỹ thuật giúp giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi, việc tái sản xuất được thuận lợi hơn.

1. Xử lý môi trường

Ngay sau những cơn mưa, việc làm cần được ưu tiên chính là tiến hành kiểm tra bờ ao, cống cấp thoát nước... để biết được tình trạng ao nuôi và lượng thủy sản nuôi có thất thoát hay không. Sau đó, thu dọn, vớt rác, lá cây, thân cây bị đổ xung quanh để làm sạch ao và tránh lá cây bị thối gây ô nhiễm cho nguồn nước trong ao.

Tiếp đến, cần tiến hành theo dõi các hoạt động của thủy sản nuôi như màu sắc cơ thể, hình dạng bên ngoài, sức ăn… để kiểm tra sức khỏe của tôm, cá nuôi. Kiểm tra các thông số môi trường như pH, độ mặn, DO, NH3, độ đục… để có biện pháp xử lý kịp thời.

2. Cân bằng mực nước

Mực nước trong ao nuôi không nên để quá sâu hoặc quá cạn và phải tùy thuộc vào từng giai đoạn nuôi. Đối với tôm, cá nuôi thương phẩm, mực nước tối ưu để hạn chế sự ảnh hưởng của thời tiết khoảng 1,2 - 1,5 m. Sau mưa, lượng nước trong ao thường lên cao, vì vậy, cần xả bớt lượng nước tầng mặt trong ao để duy trì mực nước thích hợp và tránh gây ra hiện tượng phân tầng nước.

Khi xả nước cần phải lưu ý để tránh làm giảm độ mặn đột ngột (trong ao nuôi tôm), tránh tràn bờ, vỡ cống (do lượng nước sau mưa bão là rất lớn).

3. Kiểm soát độ kiềm, độ trong

Sau mưa, nước ao thường bị đục, độ kiềm có thể bị giảm do các chất hữu cơ, hạt sét bị nước mưa cuốn trôi từ trên bờ xuống. Khắc phục bằng cách sử dụng muối vô cơ như nhôm sunfat (Al2(SO4)3) để tạo kết tủa và lắng tụ hay thạch cao với liều lượng 30 kg/1.000 m2 và lặp lại 2 - 3 lần.

Dùng Dolomite liều lượng 10 - 20 kg/1.000 m3 (đối với ao nuôi tôm) xử lý từ từ cho đến khi độ kiềm đạt ngưỡng cho phép.

Ngoài ra, cần kiểm tra các yếu tố khác như lượng khí độc trong ao để có biện pháp xử lý kịp thời. Sau khi ổn định được độ trong, tiến hành gây lại màu nước cho ao nuôi.

4. Cung cấp ôxy

Ôxy hòa tan (DO) là một trong những yếu tố chất lượng nước quan trọng nhất và dễ phát sinh vấn đề nhất trong nuôi trồng thủy sản; lượng DO thực tế trong nước chịu sự ảnh hưởng chung của các nhân tố sinh học, vật lý và hóa học mà thay đổi theo thời gian. Do đó, cần đảm bảo DO ở ngưỡng thích hợp cho sự phát triển của thủy sản nuôi.

Tiến hành chạy quạt nước và sục khí liên tục để cung cấp ôxy trong ao. Đồng thời, người nuôi cần dự trữ thêm viên ôxy tức thời để phòng cho trường hợp thiếu ôxy khẩn cấp.

5. Ổn định pH

Khi mưa xuống, pH trong ao sẽ bị giảm xuống đột ngột; do đó trước và trong lúc mưa nếu không xử lý tốt như không rải vôi để ổn định pH, thì sau mưa pH trong ao nuôi cũng ở mức thấp và không ổn định.

Khi kiểm tra pH trong ao nếu thấy pH chưa đạt ngưỡng thích hợp cần bón CaCO3 với lượng 15 - 20 kg/100 m2.

6. Quản lý thức ăn

Cần theo dõi tình hình thời tiết để điều tiết lượng thức ăn cho tôm, cá; sau khi mưa bão chấm dứt mới cho ăn trở lại nhưng chỉ cho ăn với lượng 30 - 50% so lúc bình thường.

Đồng thời bổ sung thêm Vitamin C, men tiêu hóa, khoáng vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm, cá

7. Quản lý dịch bệnh

Khi mưa lũ đến, tôm cá thường dễ bị bệnh do các yếu tố thay đổi thất thường, nhất là thủy sản nuôi lồng bè. Các bệnh thường gặp trong thời điểm này chủ yếu là do ký sinh trùng (trùng mỏ neo, trùng bánh xe…), vi khuẩn (Aeromonas, Vibrio…) gây ra. Vì vậy, cần phòng bệnh bằng cách cho tôm, cá ăn đầy đủ, tránh những thức ăn bị mốc, thối.

Dùng thuốc hay hóa chất tắm cho cá trong ao nuôi như muối ăn 2 - 4%, CuSO4 2 - 5%, formaline 25 - 30 ppm hoặc phun trực tiếp xuống ao với liều lượng nhỏ hơn 10 lần. Đối với lồng bè, có thể treo túi vôi hoặc viên Vicatotheo hướng dẫn để phòng bệnh.

tin mới

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.

Hạt sở ở Nghĩa Lộc, Nghĩa Đàn đạt chất lượng cao. Ảnh: Văn Trường

Người dân Nghĩa Đàn mở lối thoát nghèo từ cây sở

(Baonghean.vn) -Những năm gần đây, người dân một số xã ở huyện Nghĩa Đàn tích cực khôi phục, mở rộng diện tích, nâng cao giá trị cho cây sở. Hướng đi này mang lại hiệu quả cao, mở lối thoát nghèo cho người dân các xã miền núi đất đai cằn cỗi.