7 sự kiện 'nóng' của thế giới ngày qua

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Putin gặp Tổng thống Syria al-Assad;  Tổng thống Zimbabwe chính thức từ chức; Đánh bom nhà thờ Hồi giáo ở Nigeria,  ít nhất 50 người chết;... là những tin tức quốc tế nổi bật ngày qua.

1. Tổng thống Nga Putin gặp Tổng thống Syria al-Assad

Hai nhà lãnh đạo Nga - Syria gặp gỡ tại Sochi. Ảnh: Twitter
Hai nhà lãnh đạo Nga - Syria gặp gỡ tại Sochi. Ảnh: Twitter

Ngày 21/11, Tổng thống Nga Putin đã có cuộc gặp với Tổng thống Syria al-Assad tại thành phố Sochi của Nga để thảo luận về cuộc khủng hoảng Syria. Hai bên nhất trí rằng, cuộc xung đột Syria hiện nay nên chuyển từ chiến dịch quân sự sang tìm kiếm một giải pháp chính trị.

Ông Putin cũng đánh giá cao sự hợp tác của chính phủ Syria với các bên nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột. Trong tuyên bố của Điện Kremlin, Tổng thống Putin cho biết cuộc gặp nhằm thảo luận về tình hình Syria, ngay trước thềm cuộc họp thượng đỉnh 3 bên giữa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. 

Nga đang tích cực xây dựng sự đồng thuận quốc tế về thỏa thuận hòa bình Syria, 2 năm sau khi Nga bắt đầu chiến dịch can thiệp quân sự.

Ngay sau cuộc gặp với Tổng thống Bashar al-Assad, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump để thảo luận về tình hình Syria./.

2. Tổng thống Zimbabwe chính thức từ chức

Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe trước đó tuyên bố sẽ không từ chức. Ảnh: History.co.uk
Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe trước đó tuyên bố sẽ không từ chức. Ảnh: History.co.uk

Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe đã tự nguyện từ chức sau 37 năm cầm quyền để quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra trơn tru. Chủ tịch Quốc hội Zimbabwe ngày 21/11 đã đọc thư từ chức của Tổng thống Mugabe trong tiếng reo hò mừng rỡ của các thành viên quốc hội đang tham gia quá trình luận tội ông.

Cùng với tuyên bố từ chức kể trên, quy trình luận tội của Quốc hội đối với ông Mugabe cũng chấm dứt. Đây được xem là kết thúc đáng kinh ngạc đối với nhà lãnh đạo lớn tuổi nhất thế giới. Hai ngày trước đó (19/11), ông Mugabe từng từ chối rời bỏ chức vụ sau bài phát biểu dài 20 phút trên sóng truyền hình quốc gia. Một quan chức của đảng cầm quyền cho biết cựu Phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa dự kiến lên nắm quyền trong vòng 48 giờ tới.

3. Đánh bom nhà thờ Hồi giáo ở Nigeria,  ít nhất 50 người chết

Phiến quân Boko Haram thường tấn công tự sát vào nhiều khu vực đông dân ở Nigeria, gây thiệt hại nghiêm trọng về người. Ảnh minh họa: Getty Images
Phiến quân Boko Haram thường tấn công tự sát vào nhiều khu vực đông dân ở Nigeria, gây thiệt hại nghiêm trọng về người. Ảnh minh họa: Getty Images

Ngày 21/11 một vụ đánh bom tự sát xảy ra tại một nhà thờ Hồi giáo ở phía Đông Bắc Nigeria khiến ít nhất 50 người thiệt mạng. Đây là vụ đánh bóm đẫm máu nhất kể từ đầu năm 2017 và “số thương vong có thể tăng do nhiều nạn nhân bị thương nghiêm trọng.

Làng Mubi tại bang Adamawa là nơi bị phiến quân Boko Haram chiếm giữ từ năm 2014. Vụ đánh bom kể trên được nhóm này thực hiện, dù chúng đã bị đẩy lùi khỏi ngôi làng hồi đầu năm 2015. Phiến quân Boko Haram thường thực hiện các vụ tấn công tự sát nhằm vào những khu vực đông người như các nhà thờ Hồi giáo và các khu chợ.

Theo Reuters, vụ đánh bom tự sát nói trên gây thương vong lớn nhất kể từ sau sự việc tương tự hồi tháng 12 năm ngoái, khiến 56 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương tại một khu chợ cũng ở bang Adamawa.
4. Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng ‘chiến tranh’ với Mỹ
Tên lửa đạn đạo tầm trung Pukguksong-2 sử dụng nhiên liệu rắn của Triều Tiên. (Ảnh: SCMP).
Tên lửa đạn đạo tầm trung Pukguksong-2 sử dụng nhiên liệu rắn của Triều Tiên. Ảnh: SCMP.

Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng chiến tranh với Mỹ, và không sợ Mỹ có hành động quân sự đánh phủ đầu nhằm ngăn chặn chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng, tờ Independent đưa tin hôm qua (21/11).

Bộ ngoại giao Triều Tiên đã đưa ra những bình luận, phê bình gay gắt phát biểu gần đây của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson về các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn, và khẳng định Triều Tiên sẽ không thoái chí khỏi chương trình hạt nhân của mình.

Trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triều Tiên, cơ quan thông tấn trung ương KCNA cho biết: “Chúng tôi có ý chí và năng lực đáp trả bất kỳ cuộc chiến tranh nào mà Mỹ mong muốn”.

Những tuyên bố của Bộ Ngoại giao Triều Tiên được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khiển trách lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã “hành động rất tồi tệ” khi thử nghiệm động cơ tên lửa mới.

5. Mỹ áp lệnh trừng phạt lên Trung Quốc và Triều Tiên

Một người Trung Quốc dùng ống nhòm nhìn sang lãnh thổ Triều Tiên từ thành phố Đan Đông (Ảnh: CNN)
Một người Trung Quốc dùng ống nhòm nhìn sang lãnh thổ Triều Tiên từ thành phố Đan Đông Ảnh: CNN

Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với 13 tổ chức Trung Quốc và Triều Tiên mà Washington cáo buộc đã giúp tránh né các lệnh trừng phạt chống lại chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng và hỗ trợ Triều Tiên thông qua thương mại.

Các biện pháp trừng phạt mới cho thấy sự tập trung của Chính phủ Trump vào thương mại giữa Trung Quốc và Triều Tiên mà Nhà Trắng nói là chìa khóa để gây áp lực khiến Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng phát triển tên lửa hạt nhân có khả năng tấn công Hoa Kỳ. 

6. Thủ tướng Lebanon về nước lần đầu sau khi từ chức

Thủ tướng Lebanon Saad al-Hariri. Ảnh: aa.com.tr
Thủ tướng Lebanon Saad al-Hariri. Ảnh: aa.com.tr

Ông Saad al-Hariri đã trở về nhà lần đầu tiên kể từ khi từ chức Thủ tướng Lebanon qua một chương trình phát sóng từ Ả-rập Xê-út, khiến đất nước ông rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị.

Sự từ chức đột ngột của ông Hariri trong khi ông ở Ả-rập Xê-út và tiếp tục ở lại đó gây hoang mang cho Lebanon. Có nhiều nguồn tin cho rằng ông đã bị Riyadh bắt giữ. Việc ông từ chức đã đẩy Lebanon lên vị trí hàng đầu trong cuộc đấu tranh quyền lực khu vực giữa Hồi giáo Sunni của Ả-rập Xê-út và Hồi giáo Shi’ite của Iran. Iran được cho là hậu thuẫn cho tổ chức Hezbollah, có chân trong chính phủ Lebanon.

7. Thủ tướng Iraq tuyên bố đã đánh bại khủng bố IS

thu tuong iraq tuyen bo da danh bai khung bo is hinh 1
Các lực lượng Iraq trong chiến dịch truy quét IS tại Rawa ngày 28/10. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 21/11, Thủ tướng Iraq, Haider al-Abadi thông báo nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã bị đánh bại. Tuy nhiên, tuyên bố chiến thắng cuối cùng sẽ chỉ được đưa ra sau khi các tay súng IS bị truy quét đến cùng tại vùng các sa mạc và khu vực biên giới của Iraq.

Quân đội Iraq cuối tuần trước đã giành quyền kiểm soát Rawa, thị trấn cuối cùng nằm dưới sự kiểm soát của IS. Theo đó, đánh dấu sự sụp đổ của “Vương quốc Hồi giáo tự xưng” kể từ khi IS chiếm khu vực phía bắc và tây Iraq năm 2014. Quân đội Iraq vẫn đang tiếp tục chiến dịch an ninh tại các vùng sa mạc và biên giới.

Trước tuyên bố của Thủ tướng Iraq, Tổng thống nước láng giềng Iran, Hassan Rouhani cũng đã tuyên bố đặt dấu chấm hết cho IS. Giới chức quân đội Iran cũng vinh danh những binh sĩ đã hy sinh khi tham gia các chiến dịch chống khủng bố IS tại Iraq và Syria.

Tại chiến trường Syria, để mất thành trì al-Bukamal, IS đã bị đánh bật khỏi tất cả các thành trì tại Syria và chỉ còn ẩn náu tại một số điểm ở phía đông bắc và phía nam Syria.

Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.