8 dấu hiệu tổn thương thần kinh

Tổn thương thần kinh thường phát triển chậm, việc chẩn đoán đúng không phải lúc nào cũng đơn giản. Dưới đây là những dấu hiệu tổn thương dây thần kinh mà bạn không nên bỏ qua.

Tổn thương thần kinh là căn bệnh do nhiều nguyên nhân như lão hóa, thiếu hụt vitamin, phơi nhiễm với độc tố (bao gồm cồn và các thuốc chống ung thư) và các nhiễm trùng, các bệnh tự miễn như viêm gan C, bệnh bạch hầu, HIV, Epstein-Barr, viêm khớp dạng thấp và hội chứng Guillain-Barré. Khoảng 30% trường hợp đau thần kinh vô căn, nghĩa là không có nguyên nhân.

Tuy nhiên, tổn thương thần kinh thường phát triển chậm, tức là bạn có thể điều trị trước khi bệnh trở nặng, nhưng chẩn đoán đúng không phải lúc nào cũng đơn giản. Dưới đây là những dấu hiệu tổn thương dây thần kinh mà bạn không nên bỏ qua.

 

Tê bì, cảm giác kiến bò hoặc nóng rát

Cảm giác này có thể bắt nguồn từ bàn tay, bàn chân lan lên cánh tay hoặc chân. Sự chèn ép các dây thần kinh cảm giác (thường trong khi ngủ) là khá phổ biến và các triệu chứng như tê hoặc cảm giác kiến bò có thể là thoáng qua. Nhưng nếu cảm giác châm chích không biến mất, bạn cần đi kiểm tra.

Khó hoặc không thể cử động một phần cơ thể

Nếu dây thần kinh vận động bị ảnh hưởng, tình trạng yếu, thậm chí liệt có thể xảy ra. Những triệu chứng tương tự này cũng có thể là do nguyên nhân khác, thậm chí có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Vì vậy bạn nên đi khám sớm.

Đau lan dọc một bên chân

Đau nhói liên tục, cảm giác nóng rát hoặc kiến bò bắt nguồn từ thắt lưng và lan xuống dưới chân có thể là dấu hiệu của đau thần kinh tọa. Điều này có nghĩa dây thần kinh hông bị chèn ép, có thể do trật hoặc thoái hóa đĩa đệm cột sống.

Vụng về hơn bình thường

Nếu bạn đột nhiên bị vấp, ngã nhiều hơn bình thường. Điều này có thể do các dây thần kinh lớn ảnh hưởng tới cảm giác bị tổn thương dẫn tới thiếu phối hợp và mất thăng bằng. Đây cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh như Parkinson, trong đó các tế bào thần kinh ở não bị tổn thương.

Thường xuyên đi vệ sinh

Tổn thương dây thần kinh có thể dẫn tới truyền tín hiệu sai tới bàng quang, vì vậy, bạn cảm thấy thường xuyên muốn đi tiểu. Bạn có nguy cơ cao hơn bị rối loạn này nếu đẻ thường hoặc bị tiểu đường.

Đau đầu dữ dội thoáng qua như bị điện giật

 

Đây có thể là dấu hiệu đau thần kinh chẩm, tình trạng xuất hiện khi dây thần kinh ở vùng cổ bị chèn ép. Bạn có thể cần tiêm để phong bế tạm thời dây thần kinh truyền tín hiệu đau.

Đổ mồ hôi quá nhiều hoặc quá ít

Đây có thể là tín hiệu các dây thần kinh truyền thông tin từ não tới các tuyến mồ hôi bị tổn thương. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm để đánh giá đổ mồ hôi và nhịp tim.

Bị thương vì không cảm nhận được những bất thường

Dây thần kinh cảm giác có nghĩa vụ thông báo cho  não biết rằng bề mặt có nguy hiểm theo cách nào đó và nếu chúng không hoạt động thích hợp, bạn có thể dễ bị tai nạn. Nếu bạn bị bỏng, trầy xước hoặc chấn thương khác vì không nhận ra rằng mình đang chạm phải thứ gì đó nóng, sắc nhọn, hãy đi khám bác sĩ.

Theo SK & ĐS

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.