8 sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua

(Baonghean.vn) - Đại sứ Nga tại Liên Hợp quốc đột ngột qua đời; Tổng thống Mỹ Donald Trump bổ nhiệm cố vấn an ninh quốc gia mới; Lệnh ngừng bắn mới tại miền Đông Ukraine: Trước nguy cơ sụp đổ; Lũ lớn nhất 100 năm, 50.000 người dân California sơ tán khẩn cấp;... là những sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần qua.

1. Đại sứ Nga tại Liên Hợp quốc đột ngột qua đời

Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin (Ảnh: AP)
Đại sứ Nga tại Liên Hợp quốc Vitaly Churkin (Ảnh: AP)
Đại sứ Nga tại Liên Hợp quốc Vitaly Churkin qua đời ngày 21/2 ở tuổi 64, chỉ một ngày trước sinh nhật lần thứ 65 của ông.

Một quan chức cho biết, đại sứ Churkin lên cơn đau tim tại trụ sở ngoại giao Nga nằm trên đường East 67th thuộc thành phố New York. Ông Churkin đã được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Prebyterian nhưng không qua khỏi.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã “bày tỏ sự đồng cảm trước nỗi đau của bạn bè và gia đình đại sứ Churkin, cũng như toàn thể các nhân viên khác của Bộ Ngoại giao Nga”.

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Peter Thomson cho biết: “Chúng tôi đã vĩnh viễn mất đi một trong những thành viên được kính trọng và có ảnh hưởng nhất của đại gia đình Liên hợp quốc. Tên tuổi của Vitaly Churkin sẽ còn sống mãi trong lịch sử của tổ chức này”.

Vitaly Churkin được các đồng nghiệp mô tả là một người có trí thông minh và kỹ năng ngoại giao xuất sắc. Ông trở thành đại sứ Nga tại Liên Hợp quốc từ năm 2006 và cũng là đại sứ có nhiệm kỳ dài nhất tại Hội đồng Bảo an.

2. Tổng thống Mỹ Donald Trump bổ nhiệm cố vấn an ninh quốc gia mới

Tổng thống Donald Trump bày tỏ sự tin tưởng vào tài năng và kinh nghiệm của ông Herbert Raymond McMaster.
Tổng thống Donald Trump bày tỏ sự tin tưởng vào tài năng và kinh nghiệm của ông Herbert Raymond McMaster.

Ngày 20/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bổ nhiệm tướng Herbert Raymond McMaster làm tân cố vấn an ninh quốc gia sau khi ông Michael Flynn bất ngờ từ chức khỏi cương vị này.

Trước khi đưa ra lựa chọn, Tổng thống Trump đã tiến hành cuộc phỏng vấn ông McMaster và một số ứng viên khác. “Ông ấy là một người đầy tài năng và giàu kinh nghiệm. Tôi đã quan sát và đọc rất nhiều về ông ấy trong 2 ngày qua. Ông ấy được tất cả các thành viên trong quân đội nể trọng và chúng tôi rất vinh dự được có ông ấy trong hàng ngũ của mình” - ông Donald Trump nói.

Đáp lại những lời khen ngợi của Tổng thống, ông McMaster cam kết sẽ nỗ lực hết mình để bảo vệ lợi ích của người dân Mỹ.

Ông McMaster đã nhận bằng Tiến sĩ ngành lịch sử quân sự tại Đại học Bắc Carolina. Ông đã từng đóng vai trò quan trọng trong một số chiến dịch quân sự của Mỹ tại Đức, Tây Nam Á và Iraq.

Ông McMaster không phải là lựa chọn đầu tiên cho cương vị cố vấn an ninh quốc gia để lấp chỗ trống do ông Flynn để lại. Trong tuần trước, ông Trump đã đề cử vị trí này cho ông Robert Harward, nhưng ông Harward đã từ chối.
 

3. Lệnh ngừng bắn mới tại miền Đông Ukraine: Trước nguy cơ sụp đổ

Leo thang căng thẳng tại miền Đông Ukraine khiến người dân sống trong tuyệt vọng.
Leo thang căng thẳng tại miền Đông Ukraine khiến người dân sống trong tuyệt vọng.

Phát biểu sau các cuộc đối thoại với Ngoại trưởng Ukraine, Đức và Pháp tại Hội nghị An ninh Munich cuối tuần qua, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết các bên đã nhất trí sử dụng ảnh hưởng để yêu cầu các bên thực hiện một lệnh ngừng bắn và rút vũ khí hạng nặng ra khỏi miền Đông Ukraine. Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cho rằng, lệnh ngừng bắn mới nhất vừa đạt được sẽ là tiền đề hướng đến một giải pháp chính trị toàn diện cho cuộc xung đột.

Thỏa thuận hòa bình Minsk (lập lại hòa bình tại miền Đông Ukraine) do Pháp, Đức làm trung gian và được Nga, Ukraine ký kết vào tháng 2/2015 đã kêu gọi một lệnh ngừng bắn và rút vũ khí hạng nặng ra khỏi giới tuyến cũng như cải cách hiến pháp để trao thêm quyền tự trị cho miền Đông Ukraine. Nhưng kể từ đó, thỏa thuận nhiều lần rơi vào bế tắc do giao tranh bùng phát trở lại mà Chính phủ và phe đối lập Ukraine đổ lỗi cho nhau.

Từ cuối tháng 1/2017 đến nay, các vụ nã pháo vào hai bên giới tuyến gần thị trấn Avdiyivka đã trở nên nghiêm trọng nhất kể từ mùa hè năm ngoái. Trước thềm lệnh ngừng bắn có hiệu lực, người dân miền Đông Ukraine tiếp tục đối mặt cảnh mưa bom, bão đạn và gần như đứng bên bờ vực tuyệt vọng.

4. Trợ lý của Tổng thống Park Geun-hye bị bắt giữ

Ông Lee Young-seon, trợ lý của Tổng thống bị luận tội Park Geun-hye. (Nguồn: Yonhap)
Ông Lee Young-seon, trợ lý của Tổng thống bị luận tội Park Geun-hye. (Nguồn: Yonhap)

Hãng thông tấn Yonhap đưa tin, các công tố viên đặc biệt của Hàn Quốc ngày 24/2 đã thẩm vấn và bắt giữ ông Lee Young-seon, trợ lý của Tổng thống bị luận tội Park Geun-hye, với những cáo buộc về vai trò của ông này trong việc bà Park được điều trị bởi những người không được kiểm tra an toàn đúng mức.

Ông Lee đã tới trình diện tại văn phòng của nhóm điều tra đặc biệt ở Seoul sáng 24/2, chỉ một ngày sau khi người phát ngôn của nhóm trên tuyên bố họ đang xác định xem ông này đang ở đâu sau khi đã nhiều lần không chịu tuân theo lệnh triệu tập.

Khi tới văn phòng, ông Lee không trả lời bất kỳ câu hỏi nào của các phóng viên. Quan chức này là một nghi phạm với cáo buộc rằng đã giúp đỡ nhiều bác sỹ không được xác nhận vào Phủ tổng thống nhưng không lưu giữ tài liệu hồ sơ về việc trên.

Ngoài ra, nhóm điều tra cũng đã đề nghị cảnh sát cử người đảm bảo an ninh cho trưởng nhóm Park Young-soo và 4 trợ lý của ông này sau khi xem xét các cuộc biểu tình diễn ra ngay trước cửa văn phòng của nhóm cũng như tình hình liên quan đến vụ bê bối./.

5. Lũ lớn nhất 100 năm, 50.000 người dân California sơ tán khẩn cấp

Lũ lớn gây ngập úng nhiều tuyến đường khiến người dân phải di chuyển bằng thuyền.
Lũ lớn gây ngập úng nhiều tuyến đường khiến người dân phải di chuyển bằng thuyền.

Khoảng 50.000 người dân ở thành phố San Jose, phía bắc California (Mỹ), đã nhận được khuyến cáo sơ tán khẩn cấp trong đợt lũ lịch sử tại vùng này. Theo số liệu của Cơ quan xử lý tình trạng khẩn cấp Mỹ, khoảng 36.000 người được cảnh báo sơ tán và 14.000 người khác nằm trong diện buộc phải sơ tán khẩn cấp.

Thị trưởng thành phố San Jose Sam Liccardo thừa nhận đã không thể cảnh báo người dân sơ tán sớm hơn do các nhà chức trách chưa đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của trận lũ.

Để tăng cường thông tin về thiên tai, chính quyền đã thông báo tình hình lũ lụt qua mạng xã hội, các phương tiện truyền thông đại chúng và gửi tin nhắn cảnh báo tới người dân. 

Tại một số khu vực, cảnh sát và lính cứu hỏa đi tới từng nhà để hướng dẫn người dân sơ tán. Thị trưởng thành phố cam kết sẽ ưu tiên hỗ trợ đồ dùng và thực phẩm thiết yếu cho các gia đình phải sơ tán khẩn cấp.

Do ảnh hưởng của lũ lụt, nhiều ngôi nhà đã bị ngập, các tuyến đường cao tốc trọng yếu phải đóng cửa, một số khu vực phải ban bố tình trạng khẩn cấp.

6. Trung Quốc ngừng nhập khẩu than từ Triều Tiên

Một lô than đá Trung Quốc nhập khẩu từ Triều Tiên  ------------ Xem thêm: , http://vietbao.vn/The-gioi/Quan-he-Trung-Quoc-Trieu-Tien-tang-nhiet/209719396/159/ Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn
Một lô than đá Trung Quốc nhập khẩu từ Triều Tiên.

Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 18/2 cho biết trong một tuyên bố ngắn rằng lệnh cấm nhập khẩu than sẽ có hiệu lực từ ngày 19/2 đến ngày 31/12, theo Reuters.

Cơ quan này không nói rõ lý do tại sao, nhưng hãng tin Yonhap của Hàn Quốc tuần trước đưa tin rằng một lô than Triều Tiên trị giá khoảng một triệu USD đã bị từ chối tại cảng Ôn Châu ở bờ biển phía đông Trung Quốc.

Vụ việc xảy ra một ngày sau khi Triều Tiên thử nghiệm tên lửa đạn đạo, thách thức cộng đồng quốc tế lần đầu tiên kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức vào ngày 20/1.

Trung Quốc công bố vào tháng 4 năm ngoái rằng họ sẽ cấm nhập khẩu than từ Triều Tiên để phù hợp với lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc và nhằm khiến Triều Tiên không có kinh phí cho chương trình tên lửa hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên họ vẫn cho phép những trường hợp ngoại lệ phục vụ cho đời sống của nhân dân, không liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa.

Mặc dù có những hạn chế, Triều Tiên vẫn là nhà cung cấp than lớn thứ 4 cho Trung Quốc trong năm qua.

7. Australia: Máy bay lao vào trung tâm thương mại, 5 người chết

Một góc trung tâm thương mại DFO bị phá hủy.
Một góc trung tâm thương mại DFO bị phá hủy.

Sáng 21/2, ít nhất 5 người đã thiệt mạng sau khi một chiếc máy bay lao thẳng vào trung tâm thương mại DFO gần sân bay Essendon, thành phố Melbourne (Australia).

Theo các nhà chức trách Australia, đây là vụ tai nạn hàng không dân dụng tồi tệ nhất tại bang Victoria trong 30 năm trở lại đây.

Các nhân chứng cho biết, chiếc máy bay đã lao vào trung tâm thương mại lúc 9 giờ sáng (giờ địa phương). Sau vụ va chạm, người dân sống ở khu vực lân cận có thể nhìn thấy một quả cầu lửa khổng lồ và những cột khói đen lớn bốc lên bầu trời.

5 nạn nhân thiệt mạng đều là những người đi trên máy bay. “Đến thời điểm này, chúng tôi chưa ghi nhận thêm trường hợp thương vong nào ngoài những nạn nhân đi trên máy bay” - ông Craig Lapsley, Giám đốc Cơ quan cứu hỏa bang Victoria cho hay.

Vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn, trung tâm thương mại DFO chưa mở cửa bán hàng. Trong trung tâm này có khoảng 20 nhân viên nhưng may mắn không ai bị thương.

Theo kết quả điều tra sơ bộ, vụ tai nạn xảy ra do máy bay bị hỏng động cơ. Chiếc máy bay gặp nạn là mẫu máy bay hạng nhẹ, động cơ đôi Beechcraft B200 Super King Air.

8. Bầu cử Đức: Đảng của Thủ tướng Angela Merkel tiếp tục thua điểm

Thủ tướng Angela Merkel. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Thủ tướng Angela Merkel. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Ngày 20/2, theo kết quả thăm dò dư luận của Viện Nghiên cứu Emnid của Đức công bố trên tờ Bild am Sonntag, đảng trung tả Dân chủ Xã hội (SPD) tiếp tục dẫn trước liên đảng theo đường lối bảo thủ của Thủ tướng Angela Merkel trong cuộc tổng tuyển cử ở Đức, dự kiến diễn ra vào tháng 9.
Kết quả cuộc thăm dò, với sự tham gia của 1.885 cử tri, cho thấy SPD vẫn tiếp tục dẫn đầu với tỷ lệ ủng hộ là 33%, tăng 1 điểm so với tuần trước. Trong khi đó, tỷ lệ ủng hộ liên đảng Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) ở mức 32%, giảm 1 điểm. Tờ Bild am Sonntag nhận định, SPD có thể thành lập một liên minh với đảng Cánh tả và đảng Xanh. Hiện tỷ lệ ủng hộ đảng Cánh tả vẫn ở mức 8% và đảng Xanh là 7%.

Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.