8 vật dụng quen thuộc trong phòng ngủ có thể khiến bạn mắc bệnh đột ngột

Hạnh Hạnh 15/04/2018 17:02

Phòng ngủ là nơi thư giãn, nhưng cũng có thể là nơi khiến bạn mắc bệnh bởi những đồ vật quen thuộc dưới đây.

Đã bao giờ bạn thức dậy với cảm giác chân tay đau nhức, mệt mỏi rã rời? Nhức đầu, nghẹt mũi hoặc đau họng có phải là triệu chứng quen thuộc mỗi sáng của bạn?

Ads by Blueseed

Nếu câu trả lời của bạn là "có", hãy kiểm tra lại các vật dụng này trong phòng ngủ vì chúng có thể là nơi ẩn chứa nhiều mầm bệnh.

Gối

Chiếc gối có vẻ là vật dụng sạch sẽ nhất trong phòng ngủ nhưng thực chất, đây lại là nơi trú ngụ lý tưởng cho các loại vi khuẩn, nấm mốc và bụi bẩn.

Chúng là tác nhân chính dẫn đến các triệu chứng dị ứng như đau họng, nhức đầu và nghẹt mũi. Ngoài các chứng bệnh phổ biến đó, chiếc gối còn có thể khiến bạn gặp phải tình trạng nhức đầu, sái cổ hoặc đau vai vào mỗi sáng thức dậy.

Nguyên nhân là vì trải qua một thời gian sử dụng, chiếc gối sẽ bị biến dạng, mất khả năng nâng đỡ gây ảnh hưởng tới mối liên kết giữa đầu và các đốt sống cổ. Bạn nên thay gối ít nhất mỗi năm một lần và giặt sạch chúng 2 lần/tuần.

Nệm

Một phần ba cuộc đời bạn gắn bó với chiếc nệm. Đây cũng là nơi lưu giữ mồ hôi, vi khuẩn, chất bẩn từ cơ thể bạn và không khí bên trong phòng ngủ.

Chúng là một trong những tác nhân khiến bạn mắc phải các căn bệnh dị ứng ngoài da. Thêm vào đó, những chiếc nệm qua một thời gian dài sử dụng mất đi độ đàn hồi có thể khiến cơ thể bạn đau nhức sau mỗi đêm ngủ dậy.

Chúng không còn đủ khả năng nâng đỡ trọng lượng cơ thể của bạn. Hãy vệ sinh đệm thường xuyên và thay chúng ít nhất mỗi năm một lần.

Thảm

Những chiếc thảm không chỉ có tác dụng trang trí giúp phòng ngủ đẹp hơn mà còn là nơi thư giãn cho đôi chân của bạn. Tuy nhiên, chúng cũng là nơi lưu lại bụi bẩn, phấn hoa, lông thú cưng, đất từ giày và bàn chân của bạn, thậm chí, nó có thể trở thành "ngôi nhà" của bọ chét nếu thú cưng của bạn nhiễm bệnh.

Hãy đảm bảo rằng tấm thảm của bạn được hút bụi hàng tuần và được làm sạch mỗi tháng.

Máy hút bụi

Mặc dù máy hút bụi rất hữu ích trong việc xử lý đám bụi bẩn đáng ghét trong phòng ngủ, nhưng nếu bạn đang sử dụng máy hút chân không mà không có bộ lọc HEPA thì đây là một sai lầm lớn.

Bụi bẩn, phấn hoa và các tạp chất bạn vừa dọn dẹp có thể sẽ "hoành hành" trở lại nếu bạn để máy hút bụi trong phòng ngủ. Hãy ưu tiên những chiếc máy hút bụi có bộ lọc HEPA có thể ngăn những hạt bụi nhỏ nhất không lọt ra ngoài.

Cửa sổ

Đóng cửa sổ thường xuyên đồng nghĩa với việc bạn đang tạo điều kiện để các chất gây hại cho cơ thể lưu lại lâu dài trong phòng, bao gồm bụi bẩn, phấn hoa, các hóa chất từ đồ vệ sinh cá nhân như thuốc chống rụng tóc, thuốc rửa…

Cơ quan bảo vệ môi trường khuyến cáo rằng, khả năng không khí trong nhà có thể bị ô nhiễm cao gấp 2 - 5 lần so với không khí ngoài trời, một con số đáng kinh ngạc. Hãy thường xuyên mở cửa sổ phòng ngủ để tận hưởng không khí trong lành bên ngoài.

Chậu cây cảnh

Cây cảnh giúp hút ánh sáng và thanh lọc không khí trong phòng ngủ. Nhưng nếu bạn không quan tâm chăm sóc thì chúng sẽ chết, nấm mốc từ rễ cây và đất trong chậu cây có thể gây ra các triệu chứng dị ứng ở những người dễ mắc bệnh suyễn hoặc dị ứng với bụi và vi khuẩn trong không khí.

Thú cưng

Thú cưng không chỉ phá vỡ giấc ngủ của bạn, lông của chúng còn chứa nhiều chất gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa và vi khuẩn.

Do đó, hãy chuẩn bị cho thú cưng một chiếc giường riêng cạnh bạn để cả bạn và thú cưng đều có thể ngủ ngon hơn.

Máy làm ẩm không khí

Sử dụng máy làm ẩm là một giải pháp làm giảm các tác động xấu do không khí khô gây ra. Tuy nhiên, nếu quên thay nước hàng ngày hoặc bỏ bê không làm sạch, bạn sẽ sớm bị dị ứng do nấm mốc phát triển gây ra trong chính chiếc máy này.

Hãy lưu ý thay nước máy làm ẩm hàng ngày và vệ sinh kỹ lưỡng ít nhất mỗi tuần một lần.

Theo Phụ nữ và Gia đình
Copy Link

Mới nhất

x
8 vật dụng quen thuộc trong phòng ngủ có thể khiến bạn mắc bệnh đột ngột
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO