82 giáo viên huyện Nghi Lộc trong diện điều động, biệt phái

(Baonghean.vn) - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nghi Lộc vừa có văn bản điều động, thuyên chuyển biệt phái giáo viên, nhân viên cho năm học 2019 - 2020. Mặc dù đây là việc làm “thường niên” nhưng quyết định phải thuyên chuyển, biệt phái vẫn khiến nhiều giáo viên băn khoăn, lo lắng.

Nhiều đối tượng giáo viên phải biệt phái

Mặc dù đây đang là thời điểm cuối năm học nhưng kế hoạch biệt phái giáo viên cho năm học tới đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nghi Lộc đưa ra. Theo đó, năm nay, Nghi Lộc dự kiến biệt phái 82 giáo viên với nhiều đối tượng khác nhau.

Giờ học của học sinh trường mầm non Quán Hành. Ảnh: SH
Giờ học của học sinh Trường Mầm non Quán Hành. Ảnh: SH

Trong số này, giáo viên THCS là đối tượng biệt phái nhiều nhất với 59 giáo viên. Ngoài biệt phái giáo viên THCS từ vùng thuận lợi đến vùng khó khăn thì huyện cũng thực hiện biệt phái giáo viên THCS xuống dạy ở bậc tiểu học. Số giáo viên biệt phái, chủ yếu rơi vào các môn học có dôi dư nhiều như Toán - Lý, Hóa - Sinh, Văn - Sử và Tiếng Anh.

Năm nay, Nghi Lộc cũng sẽ biệt phái đối tượng giáo viên tiểu học với số lượng không nhiều gồm 3 người và dự kiến ở 2 trường Tiểu học Nghi Trung và Tiểu học Nghi Phong. Điều bất ngờ, đó là năm học tới Nghi Lộc sẽ biệt phái cả với đối tượng là giáo viên mầm non và đây là lần đầu tiên huyện thực hiện việc điều động này.

Liên quan đến việc điều động giáo viên, Phòng Giáo dục và Đào tạo của huyện cũng đề nghị các trường phải nộp danh sách, hồ sơ về phòng trước ngày 25/5/2019. Nguyên tắc điều động biệt phái được căn cứ và Quy chế điều động, biệt phái viên chức trong các trường mầm non, tiểu học, THCS công lập theo Quyết định số 766/QĐ.UBND  ngày 13/4/2018.

Do nhiều đặc thù nên việc biệt phái giáo viên mầm non gặp nhiều khó khăn. Ảnh: SH
Do nhiều đặc thù nên việc biệt phái giáo viên mầm non gặp nhiều khó khăn. Ảnh: SH

Theo đó, việc xem xét được tính điểm căn cứ vào số năm công tác ở vùng khó khăn, căn cứ vào thành tích của giáo viên. Danh sách giáo viên sẽ được xếp theo thứ tự từ điểm cao đến điểm thấp và ưu tiên những giáo viên điểm cao. Riêng các đối tượng mới tuyển dụng theo viên chức, hợp đồng, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, giáo viên mầm non trên 40 tuổi thì được miễn biệt phái.

Các trường lúng túng trong triển khai

Trường Mầm non thị trấn Quán Hành năm nay theo danh sách sẽ có 2 giáo viên được biệt phái về dạy ở Trường Mầm non Nghi Phương. Hiện trường có 25 giáo viên và căn cứ vào các tiêu chí mà phòng đã đưa ra thì còn lại 11 giáo viên thuộc diện phải xét biệt phái. Tuy vậy, việc điều động ai cũng không phải dễ.

Nói về điều này, cô giáo Lê Thị Hồng Thái chia sẻ: "Những giáo viên thuộc diện có thể sẽ phải biệt phái thì tất cả đều là giáo viên dạy giỏi, có bằng khen của UBND huyện, một số giáo viên còn có thành tích là chiến sỹ thi đua cơ sở. Vì thế nếu đặt trên một bàn cân thì một chín, một mười. Bản thân tôi, nếu phải biệt phái thì khá khó khăn vì con nhỏ, nhà tôi lại ở xa (thành phố Vinh) nên nếu đi lên Nghi Phương, mất hơn 15 cây số".

Bản thân tôi, nếu phải biệt phái thì khá khó khăn vì con nhỏ, nhà tôi lại ở xa (thành phố Vinh) nên nếu đi lên Nghi Phương, mất hơn 15 cây số"ôC

Cô giáo Lê Thị Hồng Thái - Trường Mầm non thị trấn Quán Hành

Trường mầm non Nghi Yên đang hoàn thiện các hạng mục để xây dựng chuẩn trong năm học tới. Ảnh: SH
Trường Mầm non Nghi Yên đang hoàn thiện các hạng mục để xây dựng chuẩn trong năm học tới. Ảnh: SH

Cũng bởi những khó khăn này, nên dù đã “cân, đo, đong, đếm” ban giám hiệu nhà trường cũng rất trăn trở khi lựa chọn. Cô giáo Nguyễn Thị Hoa – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Hiện nay, thang điểm của các cô khá bằng nhau. Thế nên chúng tôi thực hiện theo tinh thần “tự nguyện”, có thể những cô giáo nhà ở gần trường Nghi Phương sẽ xung phong đi trước”.

Còn tại Trường Mầm non Nghi Yên, năm học tới nhà trường đang dự kiến đón chuẩn. Vì thế, việc phải điều động 2 giáo viên cho mầm non Nghi Đồng khiến trường gặp khó khăn trong bố trí giáo viên. Cô giáo Đậu Thị Bích – người đang dự kiến phải điều động lo lắng: “Giáo viên mầm non đặc thù khác rất nhiều giáo viên các bậc khác, đi sớm về muộn. Vì thế, giờ phải đi em thực sự vất vả không biết sắp xếp việc nhà thế nào vì con còn nhỏ, chồng đi làm ăn xa và ở nhà còn một mẹ già...”

Giải pháp tình thế vì thiếu giáo viên

Chủ trương điều động biệt phái giáo viên đã được huyện Nghi Lộc triển khai nhiều năm nay và chủ yếu là điều động giáo viên trong cùng một bậc học từ vùng thuận lợi đến vùng khó khăn và để hỗ trợ cho các vùng khó. Tuy vậy, hơn hai năm trở lại đây, huyện phải điều động thêm giáo viên ở bậc THCS xuống bậc tiểu học và biệt phái cả giáo viên mầm non.

Theo ông Nguyễn Văn Thông – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nghi Lộc: “Hiện nay số lượng giáo viên trên địa bàn huyện thiếu khá nhiều với gần 300 giáo viên. Trong đó, riêng tiểu học thiếu hơn 200 giáo viên. Đặc biệt, hiện nay nhiều trường mầm non không tuyển được giáo viên vì không có biên chế khiến tỷ lệ giáo viên bố trí/lớp rất thấp, chỉ khoảng 1,3 – 1,4 giáo viên/lớp (theo quy định là 2 giáo viên/lớp) như các trường thuộc các xã Nghi Xá, Nghi Phương, Nghi Đồng”.

Giờ dạy của cô giáo Đậu Thị Bích - Trường mầm non Nghi Yên. Ảnh: SH
Giờ dạy của cô giáo Đậu Thị Bích - Trường mầm non Nghi Yên. Ảnh: SH

“Việc điều động giáo viên nhằm giải quyết tình trạng thừa thiếu cục bộ, đảm bảo cân bằng tỷ lệ giáo viên và điều kiện công tác giữa các trường trong vùng”.

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nghi Lộc

Hiện, theo kế hoạch số giáo viên biệt phái năm nay của huyện sẽ đi tăng cường trong 1 năm và nhiều giáo viên hi vọng hết thời gian họ sẽ được trở lại trường cũ. Tuy vậy, điều này cũng chỉ là “dự kiến” và quy chế của huyện có thể kéo dài đến 36 tháng “tùy theo nhu cầu thực tế các đơn vị”.
Bên cạnh đó, việc năm nào huyện cũng tổ chức biệt phái, điều động đặt giáo viên luôn trong tình trạng bất an và gây xáo trộn cho các nhà trường trong việc bố trí công việc và nhiệm vụ năm học.

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.