9 cách người Pháp dạy trẻ tự lập, sống tích cực

Dễ nhận thấy rằng trẻ em Pháp có cách cư xử tốt, thông minh và cũng rất năng động. Chúng cũng không quá nghịch ngợm, không cầu kỳ, thân thiện và đặc biệt là lịch sự. Điều gì giúp trẻ em ở đất nước này trở nên tích cực như vậy, hãy xem cách dạy dỗ của các bậc phụ huynh ở nước Pháp nhé.

1. Năm đầu sau sinh con

Các bà mẹ ở Pháp hầu như đều đi làm khi con được khoảng 10 tuần tuổi bởi nếu ở nhà quá lâu, họ sẽ phải gánh rất nhiều chi phí gia đình mà một mình người chồng không thể trang trải nổi.

Theo luật nước này, người mẹ được đi làm từ lúc con 10 tuần và việc làm đó phải đảm bảo an toàn. Lúc này, cha mẹ buộc phải gửi con tới nhà trẻ. Từ khi còn bé, trẻ con Pháp đã được tiếp xúc với rất nhiều người lạ, việc này giúp các bé thích nghi nhanh hơn và trở nên độc lập trong cuộc sống.

2. Trẻ em Pháp được dạy ngủ riêng

Từ lúc vừa sinh ra, trẻ em Pháp đã được ngủ ở giường riêng và ngay cả khi có phòng riêng thì chúng cũng không mời gọi cha mẹ sang ngủ cùng mà luôn được dạy ngủ một mình. Nếu ban đêm bé thức giấc và khóc lóc thì cha mẹ sẽ chờ đợi khoảng vài phút để quan sát xem con có thực sự cần đến các bậc phụ huynh lúc đó không.

3. Sự tự do

Cha mẹ ở Pháp thường cho con em được tự do khá nhiều. Họ cho con chơi theo ý thích và cũng không can thiệp nếu có xung đột xảy ra giữa những đứa trẻ. Phương pháp này giúp bé hình thành tính tự chủ. Các bé sẽ phải học cách tự điều chỉnh hành vi và học cách tự giải quyết rắc rối.

Một lời khuyên là cha mẹ không nên để con tự do tuyệt đối mà đặt ra giới hạn cho những trò đùa ngây thơ và hành vi không tốt. Nếu vi phạm, bé sẽ bị phạt.

4. Ông bà không phải là người trông trẻ

Ở Pháp và các nước phương Tây, ông bà chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong việc nuôi dạy trẻ chứ không phải là người trông trẻ. Ông bà chỉ gặp cháu vào những bữa cơm cuối tuần hoặc ngày lễ và họ dành gần như thời gian còn lại để thư giãn, nghỉ ngơi, trò chuyện cùng hàng xóm.

5. Bữa ăn đơn giản cho trẻ em

Nền ẩm thực tinh hoa của Pháp luôn khiến nhiều quốc gia ngưỡng mộ nhưng trong cuộc sống đời thường họ lại rất bình dị.

Người Pháp coi trọng việc dùng bữa cùng nhau nên họ nhất định ăn cơm gia đình ít nhất 1 lần/ ngày và trẻ em, người lớn dùng chung các món giống nhau chứ không hề nấu riêng cầu kỳ cho các bé. Điều này giúp con nhanh chóng thích nghi, ít mè nheo đòi hỏi ăn uống và cha mẹ cũng nhàn hơn.

6. Trẻ em được dạy cư xử từ nhỏ

Trẻ nhỏ ở Pháp hiểu rằng cách cư xử tốt sẽ giúp chúng tiến xa, đi xa hơn trong các mối quan hệ nên chúng luôn rất nhiệt tình chào đón khách tới nhà, thân thiện với hàng xóm và thường nhường chỗ cho người già trên phương tiện công cộng.

Ngay từ lúc còn nhỏ, trẻ em Pháp được dạy 4 cụm từ rất quan trọng là: “Cảm ơn”, “Chào đón bạn”, “Tạm biệt”, “Chúc ngày tốt lành”.

7. Phương pháp giáo dục

Không có gì ngạc nhiên nếu bạn gặp một đứa trẻ Pháp 5 tuổi mà chưa biết đọc bởi cha mẹ ở đất nước này dành hầu hết thời thơ ấu của con để khám phá thế giới, học giao tiếp và trách nhiệm. Khi lên 6 tuổi, các bé mới được dạy nhiều hơn về mặt chữ.

8. Chủ nhật là ngày dành cho gia đình

Cứ đến cuối tuần, các bậc phụ huynh ở Pháp sẽ dừng mọi công việc để đưa con đi chơi, dã ngoại, tổ chức tiêc nướng ngoài trời hoặc đạp xe. Những hoạt động này đều được lên kế hoạch từ trước để con cảm thấy vui vẻ và cảm nhận được tình cảm gia đình. Đây là cách nuôi dưỡng tâm hồn cho trẻ rất hữu ích.

9. Trẻ được cho tiền tiêu vặt

Khi đi siêu thị cùng cha mẹ, trẻ em Pháp thường ít gây rối bằng vệc đòi mua nhiều thứ bởi chúng đã được cho tiền tiêu vặt từ lúc 7 tuổi và các bé sẽ tự mua những thứ mình thích. Số tiền tiêu vặt hằng tháng thường bằng với số tuổi của trẻ.

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.