9 loại máy bay quân sự Nga triển khai diệt IS ở Syria

26/10/2017 06:31

Những máy bay chiến đấu và trinh sát hiện đại nhất của Nga đã góp phần đánh bại phiến quân IS trên chiến trường Syria.

Nga phát động chiến dịch quân sự can thiệp vào Syria từ tháng 9/2015 để hỗ trợ chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Sự hỗ trợ của Nga đã giúp quân đội Syria lật ngược tình thế, giành lại thế chủ động trên chiến trường.  Để làm được điều này, Nga đã triển khai hàng loạt tiêm kích, cường kích và máy bay trinh sát tới căn cứ không quân Hmeymim ở Syria, theo Business Insider.
Nga phát động chiến dịch quân sự can thiệp vào Syria từ tháng 9/2015 để hỗ trợ chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Sự hỗ trợ của Nga đã giúp quân đội Syria lật ngược tình thế, giành lại thế chủ động trên chiến trường. Để làm được điều này, Nga đã triển khai hàng loạt tiêm kích, cường kích và máy bay trinh sát tới căn cứ không quân Hmeymim ở Syria, theo Business Insider.

Sukhoi Su-24 là cường kích siêu âm được sử dụng nhiều nhất trong các cuộc không kích IS tại Syria. Máy bay sử dụng thiết kế cánh cụp cánh xòe, trang bị hai động cơ phản lực, có tốc độ tối đa 1.650 km/h, tầm bay 2.775 km và mang được 8 tấn vũ khí.  Nga đã mất hai chiếc Su-24 trên chiến trường Syria, trong đó một chiếc bị tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, chiếc còn lại gặp tai nạn khi cất cánh từ căn cứ Hmeymim.
Sukhoi Su-24 là cường kích siêu âm được sử dụng nhiều nhất trong các cuộc không kích IS tại Syria. Máy bay sử dụng thiết kế cánh cụp cánh xòe, trang bị hai động cơ phản lực, có tốc độ tối đa 1.650 km/h, tầm bay 2.775 km và mang được 8 tấn vũ khí. Nga đã mất hai chiếc Su-24 trên chiến trường Syria, trong đó một chiếc bị tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, chiếc còn lại gặp tai nạn khi cất cánh từ căn cứ Hmeymim.
Cường kích Su-25SM3 có kích thước nhỏ gọn và chi phí vận hành rẻ, cho phép không quân Nga triển khai nhiều chuyến xuất kích mỗi ngày, thay vì chỉ một hoặc hai chuyến như cường kích Su-34. Mỗi chiếc Su-25 có thể mang 4,4 tấn vũ khí, cùng khả năng sống sót rất cao trên chiến trường.  Mẫu Su-25SM3 được tích hợp nhiều thiết bị cảm biến và cơ chế phòng thủ nâng cao, giúp chiếc cường kích mang biệt danh
Cường kích Su-25SM3 có kích thước nhỏ gọn và chi phí vận hành rẻ, cho phép không quân Nga triển khai nhiều chuyến xuất kích mỗi ngày, thay vì chỉ một hoặc hai chuyến như cường kích Su-34. Mỗi chiếc Su-25 có thể mang 4,4 tấn vũ khí, cùng khả năng sống sót rất cao trên chiến trường. Mẫu Su-25SM3 được tích hợp nhiều thiết bị cảm biến và cơ chế phòng thủ nâng cao, giúp chiếc cường kích mang biệt danh "xe tăng bay" này có thể phô diễn sức mạnh trong chiến trường hiện đại.

Tiêm kích Su-27SM3 được triển khai từ tháng 11/2015 với nhiệm vụ hộ tống các phi đội Su-24 và Su-25. Một số chiếc Su-27SM3 cũng tham gia không kích mục tiêu khủng bố tại Syria.  Su-27SM3 là bản nâng cấp sâu của dòng tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27S. Biến thể này được trang bị nhiều công nghệ hiện đại của tiêm kích đa năng Su-35S, có thể tiến hành nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ không chiến cho tới tấn công mục tiêu mặt đất.
Tiêm kích Su-27SM3 được triển khai từ tháng 11/2015 với nhiệm vụ hộ tống các phi đội Su-24 và Su-25. Một số chiếc Su-27SM3 cũng tham gia không kích mục tiêu khủng bố tại Syria. Su-27SM3 là bản nâng cấp sâu của dòng tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27S. Biến thể này được trang bị nhiều công nghệ hiện đại của tiêm kích đa năng Su-35S, có thể tiến hành nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ không chiến cho tới tấn công mục tiêu mặt đất.
Su-30SM là một trong những loại máy bay đầu tiên được Nga triển khai tới Syria trong tháng 9/2015, tham gia các nhiệm vụ ném bom mục tiêu phiến quân trên mặt đất.  Dòng Su-30SM có thể thực hiện nhiệm vụ phòng không, tấn công tầm xa, tiêu diệt mục tiêu mặt đất và mặt biển. Nó có khả năng tiến hành hoạt động tác chiến điện tử và cảnh báo sớm cũng như đóng vai trò điều khiển các tiêm kích trong một phi đội tác chiến.
Su-30SM là một trong những loại máy bay đầu tiên được Nga triển khai tới Syria trong tháng 9/2015, tham gia các nhiệm vụ ném bom mục tiêu phiến quân trên mặt đất. Dòng Su-30SM có thể thực hiện nhiệm vụ phòng không, tấn công tầm xa, tiêu diệt mục tiêu mặt đất và mặt biển. Nó có khả năng tiến hành hoạt động tác chiến điện tử và cảnh báo sớm cũng như đóng vai trò điều khiển các tiêm kích trong một phi đội tác chiến.
Có biệt danh
Có biệt danh "thú mỏ vịt" nhờ phần mũi bẹt, Su-34 là dòng tiêm kích bom hiện đại được chế tạo nhằm thay thế cho máy bay ném bom chiến thuật Su-24. Ngoài nhiệm vụ tấn công mặt đất, Su-34 còn có khả năng không chiến tốt nhờ trang bị các loại tên lửa tầm ngắn và tầm xa. Không quân Nga đang là lực lượng duy nhất vận hành loại tiêm kích bom tối tân này với số lượng khoảng 103 chiếc, phân bố tại 6 căn cứ không quân khác nhau trên lãnh thổ Nga và Syria.
Mỗi chiếc Su-34 có thể mang tối đa 12 tấn vũ khí các loại. Phi đội Su-34 Nga đóng tại Syria thường được triển khai để tấn công các mục tiêu có giá trị cao, sử dụng bom thông minh dẫn đường bằng vệ tinh KAB-500S hoặc lượng lớn bom thông thường mà các tiêm kích khác không thể mang theo.
Mỗi chiếc Su-34 có thể mang tối đa 12 tấn vũ khí các loại. Phi đội Su-34 Nga đóng tại Syria thường được triển khai để tấn công các mục tiêu có giá trị cao, sử dụng bom thông minh dẫn đường bằng vệ tinh KAB-500S hoặc lượng lớn bom thông thường mà các tiêm kích khác không thể mang theo.
Su-35S là tiêm kích đa năng thế hệ 4++, được phát triển từ nền tảng tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27. Nó được ứng dụng nhiều công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, bao gồm hệ thống điện tử tối tân và phủ vật liệu giảm tiết diện phản xạ radar. Su-35S có thể mang 8 tấn vũ khí trên 12 giá treo, trang bị radar mảng pha quét điện tử thụ động (PESA) N035 Irbis-E, đủ sức phát hiện và bám bắt 30 mục tiêu cùng lúc từ khoảng cách tới 350 km.  Ngoài nhiệm vụ tuần tra không phận, bảo vệ máy bay Nga và Syria, các tiêm kích Su-35S còn tham gia không kích vị trí phiến quân và lực lượng nổi dậy. Hoạt động tại Syria giúp Nga hoàn thiện thiết kế và đưa ra nhiều cải tiến cho dòng Su-35S.
Su-35S là tiêm kích đa năng thế hệ 4++, được phát triển từ nền tảng tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27. Nó được ứng dụng nhiều công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, bao gồm hệ thống điện tử tối tân và phủ vật liệu giảm tiết diện phản xạ radar. Su-35S có thể mang 8 tấn vũ khí trên 12 giá treo, trang bị radar mảng pha quét điện tử thụ động (PESA) N035 Irbis-E, đủ sức phát hiện và bám bắt 30 mục tiêu cùng lúc từ khoảng cách tới 350 km. Ngoài nhiệm vụ tuần tra không phận, bảo vệ máy bay Nga và Syria, các tiêm kích Su-35S còn tham gia không kích vị trí phiến quân và lực lượng nổi dậy. Hoạt động tại Syria giúp Nga hoàn thiện thiết kế và đưa ra nhiều cải tiến cho dòng Su-35S.
Nga mới triển khai một số tiêm kích MiG-29SMT tới Syria vào giữa tháng 9 năm nay. Đây là bản nâng cấp của dòng tiêm kích MiG-29, được bổ sung thêm thùng nhiên liệu trên lưng và một cần tiếp dầu ở phía trái buồng lái để tăng đáng kể phạm vi tác chiến.  Hệ thống điện tử của MiG-29SMT cũng có nhiều cải tiến, buồng lái được tích hợp hai màn hình đa chức năng, thay vì hàng chục đồng hồ cơ khí như trước đây. MiG-29SMT có thể mang theo tối đa 4,5 tấn vũ khí với 6 giá treo, cho phép mang các loại tên lửa, bom dẫn đường thông minh.
Nga mới triển khai một số tiêm kích MiG-29SMT tới Syria vào giữa tháng 9 năm nay. Đây là bản nâng cấp của dòng tiêm kích MiG-29, được bổ sung thêm thùng nhiên liệu trên lưng và một cần tiếp dầu ở phía trái buồng lái để tăng đáng kể phạm vi tác chiến. Hệ thống điện tử của MiG-29SMT cũng có nhiều cải tiến, buồng lái được tích hợp hai màn hình đa chức năng, thay vì hàng chục đồng hồ cơ khí như trước đây. MiG-29SMT có thể mang theo tối đa 4,5 tấn vũ khí với 6 giá treo, cho phép mang các loại tên lửa, bom dẫn đường thông minh.
Được mệnh danh là
Được mệnh danh là "mắt thần trên không", máy bay cảnh báo sớm A-50U có khả năng phát hiện những mối đe dọa trên không từ khoảng cách 650 km, cũng như mục tiêu mặt đất từ khoảng cách 300 km. A-50U có thể cung cấp dữ liệu mục tiêu và điều phối hoạt động chiến đấu cho hàng chục máy bay chiến đấu cùng lúc. Không quân Nga từng triển khai máy bay A-50U ở Syria vào cuối năm 2015, sau đó rút đi vào tháng 3/2016 theo lệnh của Tổng thống Vladimir Putin. Tuy nhiên, một chiếc A-50U đã xuất hiện tại căn cứ Hmeymim vào giữa năm nay.
Il-20 là một trong những máy bay trinh sát hiện đại nhất trong biên chế Nga. Nó được trang bị hàng loạt cảm biến khác nhau, gồm camera hồng ngoại và quang - điện tử, radar mặt bên (SLAR) và hệ thống liên lạc vệ tinh. Điều đó cho phép Il-20 liên tục trinh sát chiến trường và chia sẻ dữ liệu với đồng minh trong thời gian thực.
Il-20 là một trong những máy bay trinh sát hiện đại nhất trong biên chế Nga. Nó được trang bị hàng loạt cảm biến khác nhau, gồm camera hồng ngoại và quang - điện tử, radar mặt bên (SLAR) và hệ thống liên lạc vệ tinh. Điều đó cho phép Il-20 liên tục trinh sát chiến trường và chia sẻ dữ liệu với đồng minh trong thời gian thực.

Theo VNE

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
9 loại máy bay quân sự Nga triển khai diệt IS ở Syria
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO