9 lợi ích tiềm ẩn của sữa nghệ rất ít người biết

Ngoài những loại thức uống bạn ưa chuộng như trà, cà phê, sữa… hãy thêm sữa nghệ vào chế độ ăn uống của bạn vì loại thức uống này đặc biệt tốt cho sức khỏe.
Tất cả những điều bạn cần làm là đun sôi sữa và một nửa thìa cà phê bột nghệ hoặc hoặc một lát nghệ tươi trong vòng 10-15 phút. Tuy nhiên, bạn không nên uống sữa nghệ quá nhiều trong thời gian dài. Hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ để biết thể trạng sức khỏe, cơ địa của bạn nên uống bao nhiêu là thích hợp.
Sữa nghệ
Sữa nghệ
1. Trị cảm lạnh và họ
Nghệ có tính chất sát trùng và chống viêm nhiễm nên có thể giúp chống lại triệu chứng của bệnh ho hoặc cảm lạnh. Do vậy, uống sữa nghệ có thể giúp trị ho khan hiệu quả. 
công dụng của sữa nghệ  trị ho khan hiệu quả
Công dụng của sữa nghệ là trị ho khan hiệu quả.
2. Giải độc và thanh lọc cơ thể 
Nghệ được sử dụng để lọc máu là bởi vì nó có tác dụng giúp cải thiện lưu thông máu và kích thích hệ bạch huyết - cơ chế thoát nước tự nhiên của cơ thể. Nghệ cũng giúp tăng cường chức năng gan, giúp giải độc cơ thể. 
3. Làm dịu chứng viêm và đau khớp
Đặc tính chống viêm của củ nghệ cũng mang lại lợi ích khác nữa, đó là giúp làm dịu cơn đau, sưng và viêm khớp. Uống sữa nghệ giúp tăng cường, cải thiện tính linh hoạt ở  xương và khớp xương của bạn.
4. Làm giảm đau đầu và tắc nghẽn mạch máu
Nghệ rất giàu chất chống oxy hóa cũng như một số chất dinh dưỡng, vì vậy nghệ hoạt động như một chất giảm đau tự nhiên chống lại đau đầu, đặc biệt là những người bị tắc nghẽn mạch máu não.
công dụng của sữa nghệ làm giảm đâu đầu và nghẽn mạch máu não
Công dụng của sữa nghệ là làm giảm đau đầu và nghẽn mạch máu não
5. Tăng khả năng miễn dịch bệnh 
Các đặc tính kháng virus của gia vị giúp tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của bạn và ngăn chặn sự nhân lên của virus, do đó bảo vệ bạn chống lại các bệnh nhiễm trùng như viêm gan. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng nghệ làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer, và thậm chí còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
6. Giúp ngủ ngon
Củ nghệ làm giảm căng thẳng và thư giãn cơ thể. Uống một ly sữa nghệ ấm áp một giờ trước khi đi ngủ có thể giúp bạn có được giấc ngủ tốt hơn nhiều. Sữa nghệ có chứa serotonin và melatonin - những hóa chất đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ giấc ngủ của bạn. 
7. Giảm đau bụng kinh
Nghệ chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và có tác dụng giúp chống co thắt, giảm đau. Vì vậy, uống một ly sữa với bột nghệ mỗi ngày có thể làm giảm cơn đau khi bạn đến tháng.
công dụng của sữa nghệ tác dụng chống co thắt, giảm đau
Sữa nghệ tác dụng chống co thắt, giảm đau.
8. Làm sáng da của bạn
Các chất chống oxy hóa trong củ nghệ giúp bạn chống lại các gốc tự do gây bệnh mà còn có đặc tính chống lão hóa rất tốt, giữ cho làn da của bạn trẻ và khỏe mạnh.
9. Đẩy nhanh tốc độ giảm cân
Các hợp chất trong củ nghệ giúp cơ thể phân hủy chất béo, từ đó giúp bạn giảm cân nhanh và hiệu quả.
     (Nguồn: India)

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp là gì, nên làm gì khi bị tụt huyết áp. Biểu hiện tụt huyết áp, nguyên nhân và cách hạn chế. Hạ huyết áp, tụt huyết áp tư thế đứng là gì?