9 ngộ nhận về kỹ năng sinh tồn không thể bỏ qua

Thùy Linh 30/04/2019 07:50

Cây nấm hay quả mọng nào động vật ăn được thì con người cũng ăn được là quan niệm sai lầm.

9 ngộ nhận về kỹ năng sinh tồn

Sơ cứu vết rắn cắn

Nọc độc của rắn xâm nhập vào máu rất nhanh và nó không tích lại ở khu vực bị cắn. Do đó, việc cố gắng hút độc ra không phải là phương án hiệu quả, hơn nữa kề miệng sát vết cắn có thể khiến nọc độc đi xuống thực quản.

Cách tốt nhất để ngăn chất độc truyền nhanh vào máu nạn nhân là giữ vết thương ở vị trí thấp hơn tim, uống nhiều nước và cố gắng đến bệnh viện nhanh nhất có thể.

9 ngộ nhận về kỹ năng sinh tồn

Làm gì khi bị lạc trong rừng

Bạn có thể đã nghe nói rằng điều đầu tiên cần làm khi bị lạc ở nơi hoang dã là tìm một ít thức ăn. Điều này không hoàn toàn chính xác. Một người khỏe mạnh có thể sống mà không cần thức ăn trong thời gian khá dài, lên đến 6 tuần. Tìm nguồn nước và tự dựng lên một nơi trú ẩn để tránh thời tiết khắc nghiệt mới là ưu tiên hàng đầu.

9 ngộ nhận về kỹ năng sinh tồn

Cách dựng nơi trú ẩn

Trước khi bắt đầu dựng một nơi trú ẩn phù hợp, bạn hãy đánh giá môi trường xung quanh và điều kiện thời tiết. Nơi trú ẩn đó cần bảo vệ bạn khỏi gió, mưa hay nắng nóng. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý rằng một nơi chỉ để núp hoặc dựa vào là chưa đủ. Mặt đất lạnh lẽo sẽ hút hết nhiệt cơ thể của bạn vào ban đêm, do đó hãy tạo một lớp đệm để ngăn cơ thể với mặt đất.

9 ngộ nhận về kỹ năng sinh tồn

Làm thế nào để tìm nước giữa sa mạc

Nếu quá khát, bạn không nên uống nước trong xương rồng. Chỉ một loại xương rồng chứa nước mà bạn có thể uống được là barrel cactus, hầu hết loại khác đều độc. Uống chất lỏng bên trong thân của nó có thể khiến bạn bị ốm, nôn mửa và càng mất nước nhiều hơn.

9 ngộ nhận về kỹ năng sinh tồn

Làm thế nào để sống sót khi bị gấu tấn công

Nhiều người thường khuyên giả chết khi gặp gấu, tuy nhiên cách này cũng không đảm bảo bạn sẽ hoàn toàn thoát nạn. Thông thường, gấu không muốn tấn công con người. Vì vậy, trong hầu hết trường hợp, bạn chỉ cần lùi lại thật chậm, giữ liên lạc bằng mắt với gấu. Điều này sẽ cho con gấu biết rằng bạn không muốn xâm chiếm lãnh thổ của nó.

9 ngộ nhận về kỹ năng sinh tồn

Làm sao để biết cây nào ăn được và cây nào có độc?

Trên thực tế, một số loại quả mọng và nấm gây tử vong cho con người lại không gây hại cho động vật và chim. Do đó, khi thấy con vật nào đó ăn một loại nấm ngon lành mà không hề hấn gì, bạn không nên vội vàng bắt chước. Cách duy nhất là phân biệt chính xác đặc điểm cụ thể của loài nấm hay quả mọng ăn được, dựa trên những gì bạn từng ăn.

9 ngộ nhận về kỹ năng sinh tồn

Định hướng bằng rêu

"Rêu mọc ở hướng bắc của cây" - đây là quan niệm sai lầm bởi nó có thể mọc ở mọi hướng, tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Do đó, bạn đừng bao giờ tin vào phương pháp xác định hướng này nếu bạn muốn tìm đường ra khỏi một khu rừng.

9 ngộ nhận về kỹ năng sinh tồn

Cách điều trị hạ thân nhiệt

Bạn đừng bao giờ chà xát các khu vực bị bỏng lạnh vì điều này có thể gây tổn thương mô trầm trọng hơn. Việc dùng nước nóng hoặc đèn sưởi để sưởi ấm nạn nhân cũng không nên. Những cách điều trị này có thể gây sốc cho cơ thể nạn nhân. Thay vào đó, bạn nên làm ấm phần trọng tâm của cơ thể dần dần, tốt nhất là bằng cách quấn chăn và đặt một số chai nước ấm kẹp vào nách của họ.

9 ngộ nhận về kỹ năng sinh tồn

Làm thế nào để sống sót khi bị cá mập tấn công

Bạn có thể đã nghe nói rằng khi bị cá mập tấn công, hãy đấm vào mũi của nó. Ngay cả khi lời khuyên này đúng đắn, không nhiều người có đủ sức mạnh để làm điều này, đặc biệt là dưới nước.

Tình huống bị cá mập tấn công rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên nếu chẳng may gặp nạn, bạn hãy thử đặt một vật thể rắn giữa bạn và nó, ví dụ mặt nạ lặn hoặc ván bơi. Nếu không có gì trong tay, cách tốt nhất để khiến một con cá mập sợ hãi là chọc vào mắt hoặc mang của nó.

Theo vnexpress.net
Copy Link
Mới nhất
x
9 ngộ nhận về kỹ năng sinh tồn không thể bỏ qua
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO