Ác mộng 2 tuần sau khai giảng của nhiều bé lớp một

Đang liến láu nói cười, thấy cô giáo giơ chữ cái lên hỏi, Mi co rúm người, bịt chặt tai rồi rúc xuống gầm bàn hét "con không biết đâu!".

Mi là cô bé 6 tuổi ở Đội Cấn, Hà Nội, có đôi mắt đen láy, giọng nói lanh lảnh. Những năm mầm non, cô bé luôn ở trong đội văn nghệ trường vì hát hay, múa đẹp. Mi thích tham gia các hoạt động vui nhộn, con nói năng lưu loát và lắp ghép rất nhanh.

Muốn con phát triển tự nhiên và thoải mái, bố mẹ em không dạy chữ, luyện toán cho con trước. Anh chị cũng thấy chuyện con cuối lớp mẫu giáo lớn vẫn chưa thuộc bảng chữ cái là bình thường. 

Chuẩn bị bước chân vào tiểu học, Mi rất hào hứng với cặp sách, hộp bút, váy đồng phục... mới và nhảy chân sáo, nói cười líu ríu trong ngày khai giảng. Nhưng chỉ một tuần sau đó, cứ sáng ra, Mi lại chạy vào tủ quần áo trốn, rồi khóc đòi ở nhà.

Cô giáo nói con quá chậm, không nhận biết được mặt chữ, hễ cô gọi đứng lên đọc thì lại chui tọt xuống gầm bàn. Bố mẹ em lúc này mới cuống cuồng, tối tối thay nhau dạy con học. Nhưng Mi nghe chữ trước quên chữ sau khiến anh chị phải liên tục chạy ra lan can hít thở hay xuống bếp uống nước để cố kìm cơn cáu đang bùng lên. Nhiều hôm 11h đêm, nhà Mi vẫn chong đèn học bài. 

Nản lòng vì không thể giúp con tiến bộ, bố mẹ Mi đã thuê gia sư về kèm nhưng cũng chẳng cải thiện. Cuối cùng, anh chị đành đưa bé đi trị liệu tâm lý. 

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh họa: Just About Kids.

Thạc sĩ Lã Linh Nga, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý - giáo dục (Hà Nội) cho biết, cũng như mấy năm trước, chỉ trong chưa đầy một tháng sau khai giảng năm nay, trung tâm đã tiếp nhận nhiều trẻ gặp các bất ổn tâm lý khi mới đi học. 

Thời điểm chuyển môi trường từ chủ yếu là chơi sang học khiến không ít bé lớp một bỡ ngỡ, gặp khó khăn nhưng đa số các em đều nhanh chóng thích nghi. Một phần nhỏ, trẻ vốn có vấn đề về khả năng nhận thức hoặc bị đặt vào môi trường không phù hợp, chịu áp lực từ bố mẹ, cô giáo, tình trạng bất ổn có thể tăng lên, thậm chí thành nghiêm trọng.

Chuyên gia Linh Nga cho biết, một số trẻ bị rối loạn kỹ năng học tập (như trường hợp bé Mi), cha mẹ không hề nhận ra cho tới khi con đi học. Ở trẻ này, tất cả các hoạt động khác đều bình thường, bé còn thực hiện khá tốt bài kiểm tra chỉ số thông minh nếu không có các câu hỏi về ngôn ngữ.

Trẻ hoạt bát, nhanh nhẹn nhưng lại bị rối loạn một hay vài quá trình tâm lý liên quan tới việc hiểu hay sử dụng ngôn ngữ. Với các bé này, càng cố dạy trẻ học theo cách thông thường hoặc tạo sức ép, trẻ càng sợ, không tiếp thu. Trẻ cần được can thiệp chuyên môn và thiết kế cách học riêng. 

Nhiều trường hợp khác, bố mẹ đưa con đến với nhà tâm lý vì vấn đề trẻ mới đi học hay cãi lại người lớn, học không tập trung, dễ nổi cáu, ở lớp cô hỏi không nói... Nhưng khi tìm hiểu sâu, nhà chuyên môn lại phát hiện vấn đề cốt lõi là do khả năng học tập của con. Bé nhận thức chậm thì bị mắng, bị so sánh nên càng sợ học, sợ đến lớp, hoảng loạn và phản ứng lại.

Minh Đức đang học một trường công ở quận Cầu Giấy. Vài hôm sau khai giảng, mẹ Đức đã được cô gọi tới phàn nàn rằng con học rất kém, không chịu ngồi yên. Có hôm mẹ tới đón đã thấy đám bạn ùa theo mách: "Minh Đức hôm nay không thuộc bài bác ơi", "Có chữ A mà bạn Đức cũng không biết, lêu lêu"... 

"Tôi vốn đã biết con chậm hơn các bạn cùng lứa nhưng không ngờ vào lớp 1 cháu lại chật vật thế này. Giờ cháu hôm nào cũng đòi nghỉ học, tôi cố bắt con đến lớp thì thương nhưng cũng chẳng thể cho con ở nhà", người mẹ bật khóc chia sẻ. 

Cũng có nhiều trẻ có khả năng nhận thức hoàn toàn bình thường bỗng sợ đi học, hoảng loạn khi bước vào lớp một do có khả năng thích ứng kém và khi đó, cha mẹ cần giúp con càng sớm càng tốt.

Mấy năm mẫu giáo, bé Bông ở Hoàng Mai, Hà Nội luôn được các cô giáo quý vì ngoan, ít nghịch ngợm. Nhưng khi vào lớp một chưa bao lâu, sáng nào bé cũng khóc đòi nghỉ, bữa trưa ở trường thì không chịu ăn, luôn ngậm cơm, sụt hẳn cân.

Bố em là hiệu trưởng một trường cấp 2 nhưng cũng không biết làm thế nào để giúp con, đành đưa bé tới gặp chuyên gia tâm lý. Tại đây, Bông được xác định là bị rối loạn khả năng thích nghi, có thể do một phần do tính cách nhạy cảm, dễ lo lắng, tự ti của em kết hợp với sự thay đổi môi trường. 

Sau một thời gian được trị liệu, Bông đã trở lại trường học. Đi đón con sau vài ngày quay lại lớp, bố bé bất ngờ khi nghe cô giáo cho biết em đang thi đấu cờ vua ở khu nhà đa năng của trường. Em đã tự đăng ký tham gia khi cô giáo thông báo về phong trào hội khỏe.

"Trong thời gian trị liệu, Bông học cờ vua để giải tỏa stress và chỉ chơi cho vui. Việc bé xung phong thi ở trường cho thấy em hoàn toàn tự tin, thoải mái. Khi con căng thẳng, bất ổn trong việc học, đôi khi, cách nâng đỡ tốt nhất không phải là cố dạy trẻ học để theo kịp các bạn mà là giúp con giải tỏa căng thẳng, tự tin trong một lĩnh vực nào đó", nhà tâm lý giải thích. 

Theo VNE

tin mới

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.

Hướng nghiệp

Hướng nghiệp cho học sinh: Bắt đầu từ nhà trường

(Baonghean.vn) - Hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với các học sinh, nhất là với học sinh cuối cấp. Hiện nay, đây cũng là nhiệm vụ được các nhà trường quan tâm với mục đích định hướng giúp học sinh có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế và đúng với đam mê.

Tiếng Anh

Nữ sinh lớp 9 đưa danh hiệu Thủ khoa môn Tiếng Anh về với huyện rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Với 15,15 điểm, Phan Thái Anh Thư, lớp 9B, Trường THCS thị trấn Mường Xén là nữ sinh duy nhất giành giải Nhất và là thủ khoa môn Tiếng Anh (bảng B) tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm nay. Phải chờ đến 14 năm, ngành giáo dục huyện Kỳ Sơn mới một lần nữa đạt được thành tích này.

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

(Baonghean.vn) - Bố mẹ đi làm thuê, hai anh em ở nhà nương tựa vào nhau để sống. Để có tiền ăn học, Moong Thị Thơm phải đi giữ trẻ thuê nhưng niềm đam mê học Văn vẫn không bao giờ tắt lụi. Kết quả ngọt ngào đến với em khi giành thủ khoa môn Ngữ văn trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 vừa qua.

Đại diện các bên tiến hành ký Kế hoạch phối hợp xây dựng mô hình. Ảnh: An Quỳnh.

Nghệ An triển khai mô hình 'Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học'

(Baonghean.vn) - Sáng 12/3, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp trong xây dựng, triển khai mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Môn Toán

Kỳ tích của đội tuyển Toán ở ngôi trường mang tên Lý Nhật Quang

(Baonghean.vn) - Với 3 giải Nhất, 1 thủ khoa và 100% thành viên đều đạt giải, đội tuyển Toán của Trường Trung học cơ sở Lý Nhật Quang (Đô Lương) đã làm nên kỳ tích tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9. Thành tích có được không phải bằng sự may mắn mà từ sự kiên trì, vượt khó của cả thầy và trò.

Nhân viên

‘Đường dài’ như biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên trường học đã diễn ra tại Nghệ An nhiều năm qua, dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các nhà trường. Trong khi đó, hàng nghìn giáo viên, nhân viên hợp đồng và sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp lại khó xin việc dẫn đến nhiều nghịch lý.

 Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

(Baonghean.vn) - Mấy ngày nay, một số học sinh, phụ huynh và cả giáo viên thường nhắc đến việc Bộ giáo dục và Đào tạo có văn bản chính thức yêu cầu ngành Giáo dục các địa phương bỏ quy định đưa chứng chỉ IELTS vào danh mục điều kiện ưu tiên cộng điểm hoặc tuyển thẳng vào lớp 10.