Ác mộng liệu đã qua?

(Baonghean) - Việc giải phóng thành công Marawi khỏi tay phiến quân tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã giúp Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hoàn tất lời hứa. Tuy nhiên, kết quả một trận chiến cụ thể chưa thể làm yên lòng người dân nước này trong bối cảnh xu hướng cực đoan hóa và tư tưởng khủng bố đang gia tăng. 

Cơn đau đầu tạm lắng

Chiến sự ở thành phố Marawi có thể coi là cuộc khủng hoảng an ninh lớn nhất đối với Tổng thống Rodrigo Duterte từ đầu nhiệm kỳ. Bản thân ông đã tuyên bố thiết quân luật ở đảo Mindanao cho đến cuối năm cũng như kêu gọi các nhà lập pháp thông qua một quỹ giúp tăng quân số thêm 20.000 binh sĩ.

Ngày 30/8, ông Duterte phát biểu rằng xung đột xảy ra do chủ nghĩa ly khai kéo dài hàng chục năm qua ở đây vẫn chưa tìm được giải pháp. Vấn đề ở Marawi có thể sẽ phức tạp hơn nhiều và không loại trừ khả năng sẽ có một liên minh giữa hai nhóm phiến quân từ các vùng khác nhau của đảo Mindanao - nhóm mới nổi Maute và nhóm cũ Abu Sayyaf đã được thành lập.

Và việc các lực lượng này chiếm được thành phố trên đảo Mindanao chỉ là phần nổi của vấn đề. Mỗi nhóm sẽ chiếm đóng một thành phố để làm căn cứ cho những phần tử cực đoan tập trung, từ đó phát triển các kế hoạch tiếp theo của IS. 

Quân đội Philippines ăn mừng chiến thắng sau khi giành lại được thành phố Marawi từ tay phiến quân Hồi giáo. Ảnh: Los Angeles Times
Quân đội Philippines ăn mừng chiến thắng sau khi giành lại được thành phố Marawi từ tay phiến quân Hồi giáo. Ảnh: Los Angeles Times

Trong cuộc khủng hoảng vừa qua, quân đội Philippines cho rằng, chìa khóa để giải quyết vấn đề là bắt hoặc tiêu diệt được các thủ lĩnh, những kẻ được cho là đang ẩn náu trong vùng chiến sự. Thách thức là phải đảm bảo an toàn cho hàng chục con tin.

Thất bại trong việc này sẽ trở thành một thảm hoạ cho quân đội, bởi họ đã hứng chịu nhiều chỉ trích khi các cuộc không kích phá hủy cơ sở hạ tầng mà không đem lại hiệu quả khi lực lượng chiến đấu dưới đất ném bom nhầm đến 2 lần. 

Tổng thống Duterte lý giải cuộc chiến kéo dài quá lâu là do chính phủ muốn đảm bảo an toàn cho các con tin, và họ không thể ném bom vào một nhà thờ Hồi giáo - nơi các thủ lĩnh phiến quân đang trú ẩn.

Tuy nhiên, cựu nghị sĩ Rodolfo Biazon, người từng giữ chức tham mưu trong quân đội cho rằng, sau khi chiếm lại được thành phố Marawi, chính phủ cần bớt chú trọng vào giải pháp quân sự và cố gắng tập trung vào các biện pháp dân vận, coi đó là chiến lược nền tảng cốt lõi trước thực tế là những nhóm nổi dậy vẫn nhận được sự hỗ trợ từ người dân địa phương.  

Song, đây vẫn chưa phải là thời điểm để chính quyền Philippines có thể ăn mừng. Vô số thách thức sau trận chiến đang ngổn ngang trước mắt. Trước tiên đó là công cuộc tái thiết và mang lại cuộc sống hòa bình cho người dân Marawi.

Giao tranh kéo dài đã khiến thành phố sôi động trên đảo bị thiệt hại nặng nề với 20% cơ sở hạ tầng bị phá hủy, hơn 1.000 người thiệt mạng và hơn 500.000 người phải sơ tán. Việc xây dựng lại thành phố này có thể tiêu tốn khoảng 56 tỷ peso (tương đương 1,1 tỷ USD). Các chuyên gia khủng bố cho rằng chiến sự Marawi là “thất bại mang tính biểu tượng” đối với phiến quân thân IS tại đảo Mindanao của Philippines.

Tuy nhiên, các phần tử cực đoan này vẫn rất nguy hiểm bởi sau thời gian im hơi lặng tiếng chúng sẽ sớm xây dựng lại lực lượng và hoành hành dữ dội hơn. Thay vì trực tiếp đào tạo và lên kế hoạch tấn công, IS biến tư tưởng của chúng thành hành động thông qua các nhóm cực đoan bản địa. Khi đó, không chỉ Philippines mà toàn bộ khu vực Đông Nam Á cũng sẽ “nằm trong vòng nguy hiểm”. 

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu trước binh lính hôm thứ Ba (17/10), ngay sau khi có tin tiêu diệt lãnh đạo phiến quân. Ảnh: Associated Press
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu trước binh lính hôm thứ Ba (17/10), ngay sau khi có tin tiêu diệt lãnh đạo phiến quân. Ảnh: Associated Press

Nguy cơ lan truyền

Câu chuyện khủng bố cực đoan tại Marawi không phải là cá biệt của Philippines, đặt trong bối cảnh tổ chức khủng bố IS cùng tư tưởng cực đoan đã xuất hiện ngày càng nhiều ở Đông Nam Á. Sau Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore gần đây cũng đã từng phá những âm mưu gây thanh thế của IS.

Trong bối cảnh IS đang bị thu dần địa bàn hoạt động và chịu nhiều tổn thất tại Trung Đông, thì Đông Nam Á lại có những điều kiện phù hợp để thu hút các phần tử cực đoan: có khoảng 15% trong số 1,57 tỷ tín đồ Hồi giáo của thế giới đang sống tại đây, trong đó Malaysia, Philippines và Indonesia là những nước có đa số người dân theo đạo Hồi. 

Nguy cơ lan truyền ảnh hưởng của IS ở một số quốc gia Đông Nam Á là có thật khi đã có hàng nghìn phần tử cực đoan ở các quốc gia này tuyên thệ trung thành với IS thông qua mạng Internet.

Ước tính hiện có 700 người Indonesia và 100 người Malaysia đang tham chiến trong hàng ngũ của IS tại Trung Đông. Trên thực tế, các nhà chức trách Đông Nam Á đã tìm thấy có những mối liên hệ nhất định giữa IS với loạt vụ tấn công ở Đông Nam Á thời gian gần đây.

Cho đến nay, cuộc chiến chống khủng bố của liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu chủ yếu diễn ra ở khu vực Trung Đông. Thế nhưng, hoạt động khủng bố tiếp tục có nhiều biểu hiện khó lường và không giới hạn ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới. Và Đông Nam Á trở thành một điểm "nóng" chiêu mộ chiến binh của IS. Điều cần thiết hiện nay là các nước trong khu vực cần đẩy mạnh hợp tác chia sẻ tình báo, an ninh để có thể phát hiện và ngăn chặn sớm những mối đe dọa như vậy.

Lá cờ đen – ‘biểu tượng’ của IS cùng một phiến quân tại một ngôi nhà ở thành phố Marawi hồi tháng Năm. Ảnh: AFP
Lá cờ đen – ‘biểu tượng’ của IS cùng một phiến quân tại một ngôi nhà ở thành phố Marawi hồi tháng Năm. Ảnh: AFP
Philippines đang truy lùng phần tử khủng bố người Malaysia Mahmud bin Ahmad - đối tượng đã chỉ đạo và tài trợ cho cuộc vây hãm thành phố Marawi. Hiện còn khoảng 10-20 phiến quân Hồi giáo còn cố thủ ở Marawi, trong đó có 6-8 tay súng nước ngoài, giam giữ khoảng 20 con tin, kể cả phụ nữ và trẻ nhỏ.
Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến với phiến quân Hồi giáo ở Marawi từ cuối tháng 5, quân đội Philippines đã tiêu diệt 822 phiến quân, trong khi tổn thất của quân chính phủ là 162 người cùng 47 dân thường. Hơn 1.700 binh sĩ và cảnh sát đã bị thương trong khi thi hành nhiệm vụ. Khoảng 400.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.


Thanh Sơn

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.