AK-47 vẫn là biểu tượng vũ khí của thế giới

Do phim ảnh, nhiều người đều coi AK-47 là loại vũ khí của các nhóm khủng bố và tổ chức tội phạm. Tuy nhiên, AK-47 là một trong những loại súng tiểu liên hiệu quả nhất từng được chế tạo.

Súng tiểu liên AK-47
Súng tiểu liên AK-47

Ban đầu được thiết kế cho Hồng quân Liên Xô (cũ), ngày nay ước tính có hơn 75 triệu khẩu AK được sử dụng và có gần 100 quốc gia sản xuất các phiên bản của loại vũ khí này. Đây là khẩu súng trường rất dễ sản xuất, dễ sử dụng và có độ bền cao hơn bất kỳ loại súng nào khác cùng thời. Nó đã xuất hiện trong nhiều cuộc xung đột trên tất cả các châu lục trên thế giới.

Khẩu súng trường AK-47 được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới.
Khẩu súng trường AK-47 được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới.

AK được thiết kế bởi nhà sáng chế Mikhail Kalashnikov, dựa trên những kinh nghiệm mà ông có được từ Thế chiến II. Khi đó, Liên Xô nhận thấy rằng đạn cỡ trung có thể dễ dàng được khai hỏa liên tiếp, trọng lượng nhẹ và cho phép binh lính có thể mang nhiều đạn hơn.

Phát xít Đức đã chế tạo đạn 7.92mm cho khẩu Maschinekarabiner 42, sau này trở thành Stg 44. Khẩu súng này có tốc độ bắn rất cao, cỡ đạn lớn hơn súng tiểu liên thông thường nhưng trọng lượng lại nhẹ hơn. Những loại vũ khí mà Liên Xô có khi đó là PPSh (một khẩu tiểu liên dùng đạn súng lục) và Mosin-Nagant (súng trường bắn từng viên một). Nhận thấy sự hiệu quả của Stg 44, Liên Xô đã tìm cách tìm cách chế tạo một loại vũ khí tương tự và kết quả là AK-47 ra đời.

Liên Xô muốn một loại vũ khí có độ bền cao, dễ chế tạo và có chi phí rẻ. Chiến trường Miền Đông thời Thế chiến II rất khắc nghiệt, đòi hỏi vũ khí luôn phải hoạt động tốt. Vì lẽ đó, Kalashnikov đã thiết kể để khẩu súng có kết cấu đặc thù, qua đó ngăn chặn được ảnh hưởng của đất và bụi mà có thể bắn chính xác mục tiêu ở cách đó vài trăm mét. Không chỉ có vậy, vật liệu chế tạo AK-47 rất rẻ và không cần phải gia công phức tạp, nhờ đó súng không hề tiêu tốn nhiều tài nguyên quốc gia và không cần phải cải tiến nhiều về sau.

Trong suốt chiều dài Chiến tranh Lạnh, AK được coi là một loại vũ khí của tầng lớp vô sản. Moscow đã cung cấp hàng triệu khẩu AK cùng nhiều phiên bản cải tiến của nó cho rất nhiều quốc gia cộng sản trên thế giới. Không những vậy, Liên Xô còn cấp giấy phép sản xuất súng cho một số nước, qua đó loại súng trường này có thể được sản xuất ở nhiều nơi. Gần như tất cả các quốc gia đều có thể tự chế tạo phiên bản AK của riêng mình.

AK được biết đến rộng rãi trên thế giới kể từ khi Chiến tranh Việt Nam nổ ra. Lính Mỹ luôn rất dè chừng khi phải đối đầu với những lực lượng dân quân sử dụng AK. Sau đó, Washington đã rút kinh nghiệm và thiết kế khẩu AR-15, sau này được mang tên là M-16, có trọng lượng nhẹ và có khả năng gây sức ép lên đối phương.

Nhà sáng chế Mikhail Kalashnikov cùng khẩu AK-47 do ông thiết kế.
Nhà sáng chế Mikhail Kalashnikov cùng khẩu AK-47 do ông thiết kế.

Sự phổ biến của AK cũng được thể hiện trong cuộc nội chiến tại El Salvador vào thập niên 1980. Theo một nhà sử học người Mỹ, ban đầu lực lượng nổi dậy tại quốc gia này sử dụng bất kỳ các loại vũ khí nào đang có, song về sau quân chính phủ phát hiện ra rằng quân nổi dậy có trong tay các phiên bản AK được làm từ Triều Tiên, Đông Đức và Nam Tư, còn đạn là do Cuba cung cấp. Điều này cho thấy sự sâu rộng của chuỗi cung ứng AK của Liên Xô cho các nước trên thế giới, đủ sức cung cấp cho một lực lượng vũ trang mỗi khi xung đột nổ ra.

Vào thời Chiến tranh Afghanistan vào những năm 1980, trong khi quân mujahideen ban đầu sử dụng những loại khẩu súng đã cũ, có từ khi Thực dân Anh đô hộ Afghanistan hàng chục năm về trước để chống lại quân Liên Xô, chính phủ thân Nga tại Afghanistan được cung cấp AK và các loại súng do các nước Hiệp ước Warsaw sản xuất. Sau nhiều năm giao tranh, hàng ngàn khẩu AK đã bị bỏ lại ở Afghanistan và sau này quân Taliban đã sử dụng để trở thành thế lực lớn như ngày nay.

Khẩu súng trường của Kalashnikov vẫn tiếp tục được các nhóm nổi dậy, tổ chức khủng bố và tội phạm sử dụng khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Việc vận chuyển bí mật các linh kiện AK dễ dàng hơn các bộ phận của một quả bom, và đây là một trong những lý do các thành phần khủng bố rất ưa chuộng loại súng này. Trong khi đó, tất cả các cuộc xung đột đang xảy ra, bao gồm Syria, Iraq và Ukraine đều có sự xuất hiện của AK. Thực tế trên chiến trường Syria, quân chính phủ, quân người Kurd và IS đang dùng cùng một loại vũ khí.

Đến nay, nhiều nước trên thế giới vẫn sử dụng các phiên bản được cải tiến của AK-47, và có thể nói rằng nó là loại súng tiểu liên được biết đến rộng rãi nhất từ trước đến nay và là một biểu tượng của nền quân sự Liên Xô và Nga./.

Theo Infonet

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.