Amy Coney Barrett: Ứng viên sáng giá chức Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ

(Baonghean.vn) - Sau khi nữ Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg qua đời do căn bệnh ung thư, cuộc chạy đua bầu cử Tổng thống Mỹ lại thêm phần gay cấn khi cả 2 phe Dân chủ và Cộng hòa đang cạnh tranh để tìm ra một nhân vật thay thế của phe mình. Bởi nhân vật nào được lựa chọn cũng có thể tác động mạnh mẽ đến cán cân bầu cử vào tháng 11 tới đây. Trong đó, một trong những ứng viên sáng giá nhất đang lọt vào “mắt xanh” của Tổng thống Donald Trump là nhân vật Amy Coney Barrett.

NHÂN VẬT GÂY TRANH CÃI

Khi chính thức xuất hiện trong danh sách rút gọn cuối cùng các ứng cử viên cho vị trí Thẩm phán Tòa án Tối cao mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra, nhân vật Amy Coney Barrett bị đánh giá có một hồ sơ khá mờ nhạt với kinh nghiệm ít ỏi. Ngay chính các nhân vật bảo thủ cũng bày tỏ lo lắng về triển vọng của nhân vật này. Bởi bà Barrett mới chỉ được Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm một vị trí trong Tòa phúc thẩm khu vực liên bang số 7 từ năm 2017 và mới chỉ đứng chủ tọa xử án trong vài tháng gần đây. Cùng với tuổi đời còn khá trẻ, mới 48 tuổi, đây là những yếu tố mà các quan điểm chỉ trích đang nhắm tới, cho rằng bà Barrett không đủ kinh nghiệm và tố chất để được bổ nhiệm vào một vị trí “trọn đời” như Thẩm phán Tòa án Tối cao.

Chân dung bà Amy Coney Barrett - nữ ứng viên sáng giá cho vị trí Thẩm phán Tòa án tối cao Mỹ. Ảnh: South Bend Tribune
Chân dung bà Amy Coney Barrett - nữ ứng viên sáng giá cho vị trí Thẩm phán Tòa án tối cao Mỹ. Ảnh: South Bend Tribune

Cần nhắc lại, Tòa án tối cao Mỹ có 9 thẩm phán được bổ nhiệm trọn đời, chỉ bị thay thế khi qua đời hoặc chủ động xin nghỉ hưu. Trong khi đó, một trong những quan điểm đáng chú ý của bà Barrett về phản đối tình trạng nạo phá thai, đang là vấn đề chủ chốt gây tranh cãi trong văn hóa Mỹ. Có ý kiến cho rằng, nếu được lựa chọn, bà Barrett có thể bộc lộ tố chất của một người cực đoan, sẵn sàng chấm dứt việc phá thai hợp pháp tại Mỹ hiện nay. Điều này bị cho là khập khiễng khi bà Barrett sẽ thay thế cố thẩm phán Ginsburg - người nổi tiếng là hình tượng đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ. Bà Barrett cũng bị giới phê bình liên hệ với “People of Praise” - một nhóm tín ngưỡng khá nổi tiếng nhưng bị mô tả là áp đặt và sai lầm.

Thế nhưng ngược lại, các quan điểm ủng hộ lại cho rằng, bà Barrett sẽ phân định rõ đức tin và việc thực thi Hiến pháp và Luật pháp. Như Jay Wexler - một giáo sư luật của Đại học Boston, người đã từng làm việc cho cố Thẩm phán Ginsburg bình luận, “bà ấy (Barrett) rất thông minh, tôi tin rằng, bà ấy sẽ cố gắng hết sức có thể để đưa ra quan điểm chính xác trong từng trường hợp mang tính quyết định”.

Sinh ra và lớn lên ở New Orleans, bà Barrett là con cả của một luật sư làm việc cho Công ty Shell Oil. Năm 1994, bà lấy bằng đại học về văn học Anh tại Trường Cao đẳng Rhodes ở Memphis, Tennessee. Bà và chồng là Jesse Barrett - một cựu công tố viên liên bang, đều tốt nghiệp trường Đại học luật danh tiếng Notre Dame ở bang Indiana. Sau đó, bà được mời ở lại giảng dạy tại trường với vai trò là một giáo sư trong 15 năm, kể từ năm 30 tuổi. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump và lựa chọn hàng đầu thay thế cố Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg (trái) vừa qua đời. Ảnh: Taylor Marshall
Tổng thống Mỹ Donald Trump và lựa chọn hàng đầu thay thế cố Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg (trái) vừa qua đời. Ảnh: Taylor Marshall

Tiếp đó, cá nhân bà Barrett đã thể hiện được tố chất tốt khi làm thư ký luật cho Laurence Silberman tại Tòa án phúc thẩm quận Columbia, rồi vị trí thư ký của cố Thẩm phán Tòa án Tối cao Antonin Scalia năm 1998-1999.  Đến năm 2017, lần đầu tiên bà khoác chiếc áo của một thẩm phán tại Tòa phúc thẩm khu vực liên bang số 7. Năm 2018, bà Barrett cũng từng nằm trong danh sách ứng viên tiềm năng mà Tổng thống Trump đề cử thay thế Thẩm phán Anthony Kennedy nghỉ hưu. Mặc dù vị trí này sau đó đã được dành cho Thẩm phán Brett Kavanaugh.

Là một người Công giáo sùng đạo, tại Tòa phúc thẩm liên bang ở Chicago, bà Barrett đã thông qua các quan điểm ủng hộ quyền sử dụng súng, phản đối người di cư và việc phụ nữ phá thai. Bà cũng không hề tự ti khi bản thân là người chưa giàu kinh nghiệm. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, bà Barrett đã nhắc tới Thẩm phán Clarence Thomas và John Robert - những người cũng có rất ít thời gian làm thẩm phán trước khi được đề cử năm 2009.

CUỘC ĐUA CĂNG THẲNG

Gần 3 năm trôi qua kể từ khi lần đầu tiên được lọt vào danh sách ứng viên Thẩm phán Tòa án Tối cao, bà Barrett đang dần thuyết phục cộng đồng với quan điểm gọi là “thuyết nguyên bản”. Trong đó, các thẩm phán cố gắng giải mã ý nghĩa nguyên bản của các văn bản như Hiến pháp để đánh giá xem quyền của ai đó có bị vi phạm hay không. Nhiều người theo chủ nghĩa tự do đã phản đối cách tiếp cận nghiêm khắc này, cho rằng nó quá cứng nhắc và không cho phép Hiến pháp thay đổi theo từng giai đoạn phát triển.

Mặc dù vậy, cá tính và quan điểm mạnh mẽ của bà Barrett đã được thể hiện trong nhiều vụ án và các cuộc tranh luận, như cuộc tranh luận năm 2019 trong một vụ án về quyền sử dụng súng, hay tranh luận về vụ kiện mang tính bước ngoặt năm 1973 khẳng định quyền phá thai của phụ nữ. Giới bảo thủ cũng đánh giá, bà Barrett hội đủ sự mạnh mẽ, cứng rắn và sắc sảo để trở thành một nữ Thẩm phán Tòa án Tối cao.

Bà Barrett hội đủ sự mạnh mẽ, cứng rắn và sắc sảo để trở thành một nữ Thẩm phán Tòa án Tối cao. Ảnh: alphanewsmn
Bà Barrett hội đủ sự mạnh mẽ, cứng rắn và sắc sảo để trở thành một nữ Thẩm phán Tòa án Tối cao. Ảnh: alphanewsmn

Chẳng phải ngẫu nhiên ngày 21/9 vừa qua, ngay trước chuyến đi tới bang Ohio cho các sự kiện vận động tranh cử, Tổng thống Donald Trump đã có cuộc gặp với bà Barrett tại Nhà Trắng. Trước đó, tại cuộc vận động tranh cử ở North Carolina, ông Trump cũng tuyên bố sẽ đề cử một phụ nữ vào ghế trống tại Tòa án Tối cao Mỹ để thay thế cố Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg.

Tổng thống Trump cũng cho biết sẽ chính thức công bố đề cử vào cuối tuần này sau khi kết thúc lễ tưởng niệm Thẩm phán Ginsburg; đồng thời kêu gọi Thượng viện bỏ phiếu thông qua đề cử trước khi diễn ra cuộc bầu cử vào ngày 3/11 tới. Tuy nhiên, việc đề cử nhân vật nào và thời gian đề cử của ông Trump đang vấp phải phản đối mạnh mẽ của đảng Dân chủ. Về phần mình, phe Dân chủ hiện đang muốn quyết định bầu chọn quan trọng này đưa ra sau cuộc bầu cử tháng 11 tới đây.

Dễ hiểu bởi phe Dân chủ lo ngại cán cân tại Tòa án Tối cao sẽ nghiêng về đảng Cộng hòa, khi Tổng thống Trump bổ nhiệm thêm một thẩm phán theo đường lối bảo thủ sau các nhân vật Neil Gorsuch và Brett Kavanaugh. Thậm chí, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden đã cáo buộc ông Trump lạm dụng quyền lực trong việc vội vàng bổ nhiệm thẩm phán Tòa án Tối cao; và rằng, “một cuộc khủng hoảng hiến pháp có thể đẩy nước Mỹ xuống vực và chìm sâu hơn vào bóng tối”. Chưa hết, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi còn đe dọa sẽ xem xét tiến hành luận tội Tổng thống lần 2 nếu ông Trump vẫn tiến hành lựa chọn nhân vật thay thế trước khi bầu cử diễn ra.

Chân dung 9 vị thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ từ tháng 10/2018 tới 18/9/2020. Ảnh: Supreme Court of the United States
Chân dung 9 vị thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ từ tháng 10/2018 tới 18/9/2020. Ảnh: Supreme Court of the United States

Về phần mình, Tổng thống Trump không ngại tuyên bố sẽ có một cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện trước cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 tới về vấn đề này. Đây có thể nói là cơ hội không thể tốt hơn để ông Trump bổ nhiệm thêm 1 thẩm phán theo đường lối bảo thủ vào 1 trong 9 ghế tại Tòa án Tối cao. Thực tế, Tòa án Tối cao vốn có 5 nhân vật theo quan điểm bảo thủ và 4 nhân vật theo quan điểm tự do cấp tiến, tính cả cố Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg. Bởi thế, việc có chọn lựa thêm một thẩm phán theo đường lối bảo thủ như bà Amy Coney Barrett có lẽ cũng không tác động nhiều đến cán cân tại Tòa án Tối cao vốn đã, đang nghiêng về phe Cộng hòa.

Dù vậy, việc nhân vật Barrett có được lựa chọn hay không, vẫn sẽ tác động lớn đến thái độ và các lá phiếu của cử tri trước cuộc bầu cử Tổng thống cam go sắp tới tại Mỹ. Trong khi đó, cá nhân bà cũng sẽ được ca ngợi là nhân vật có thể kế thừa ý thức hệ của biểu tượng bảo thủ của Thẩm phán Antonin Scalia - người mà bà đã gắn bó trong nhiều năm. Ở tuổi 48, nếu được lựa chọn, bà Barrett cũng sẽ tạo dấu mốc lịch sử trong ngành Tòa án Mỹ khi là nữ thẩm phán trẻ nhất và sẽ giữ nhiệm kỳ kéo dài hàng thập kỷ!.

tin mới

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

(Baonghean.vn) - Cựu Tổng thanh tra Bundeswehr (Quân đội Đức), cựu Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO Harald Kujat cho rằng, không có loại vũ khí thần kỳ nào của phương Tây, kể cả tên lửa hành trình Taurus, có thể ngăn cản Nga đạt được các mục tiêu hoạt động đặc biệt của mình.

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

(Baonghean.vn) - Sau khi nắm quyền kiểm soát Avdeevka, quân đội Nga đang tiến về các khu vực khác của mặt trận. Nếu không có sự giúp đỡ của phương Tây, Lực lượng vũ trang Ukraine không còn gì để bấu víu, còn Washington vẫn “đủng đỉnh” trong việc viện trợ cho Kiev.

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Hungary Viktor Orban cảnh báo sẽ tấn công, "chiếm đóng" Brussels, bởi những thay đổi chính sách của Liên minh châu Âu; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử của đất nước trước sự tác động mạnh mẽ từ các thế lực bên ngoài.

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Việc Ukraine thua Nga sẽ làm tổn hại đến uy tín của Washington với tư cách là bên cung cấp an ninh, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell cảnh báo trong chuyến thăm Mỹ. Ông nói thêm rằng Kiev rất nóng lòng chờ đến cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

(Baonghean.vn) - Nhiều khả năng ông Putin sẽ tiếp tục đứng trên vũ đài chính trị Nga ở cương vị tối cao. Điều này cũng đồng nghĩa với thực tế của quá trình hình thành thế giới đa cực mà ông Putin đã và đang xây dựng. Ở đó không có quân đội Mỹ và “quyền bá chủ” của đồng đô la. 

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

(Baonghean.vn) - Đức có đủ khả năng tài chính để viện trợ cho Kiev, nhưng Berlin không muốn. Giới quan sát lý giải, đó xuất phát từ nỗi sợ sâu xa trước Nga, đặc biệt là ký ức về Hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin năm 1945. Hơn nữa, Thủ tướng Đức mong muốn là ‘thủ tướng hòa bình’.