Ăn trứng vịt lộn tốt hơn dùng nhân sâm?

04/06/2017 07:55

Ăn trứng vịt lộn vào thời điểm này tốt hơn ngàn lần dùng nhân sâm - các bạn hãy tìm hiểu và áp dụng ngay.

Ăn vào lúc nào là tốt? Ở miền Bắc, người ta thường ăn trứng vịt lộn buổi sáng. Ở miền Nam, hay ăn trứng vịt lộn bắt đầu từ chiều cho đến tối. Vậy ăn trứng vịt lộn vào thời điểm nào trong ngày là hợp lý? Câu trả lời của các chuyên gia dinh dưỡng là ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối vì đây là món ăn khó tiêu, nếu ăn trứng vào buổi tối xong, khi đi ngủ sẽ bị khó chịu, đôi khi dẫn tới đầy hơi, không tiêu hóa được.

Đồ ăn kèm cũng quan trọng

Từ xa xưa, món trứng vịt lộn chỉ được coi là tròn vị khi được ăn kèm với đầy đủ rau răm và gừng tươi thái nhỏ. Nhiều người cho rằng đó chỉ là cách ăn theo thói quen cho hợp vị, đỡ ngán. Nhưng thực chất, cả hai loại gia vị này đều có tác dụng riêng khi kết hợp cùng trứng vịt lộn.

Rau răm có tác dụng làm ấm bụng, chống đầy hơi, lạnh bụng. Còn công dụng của gừng tươi là kích thích tiêu hóa, giải độc trong thức ăn. Việc kết hợp trứng lộn với các loại rau và gia vị này không những tạo vị thơm ngon khi ăn mà còn giúp khắc phục nhược điểm (tính hàn và khó tiêu) của trứng vịt lộn.

Khi sử dụng trứng vịt lộn trong bữa ăn, chúng ta nên lưu ý giảm bớt các món ăn giàu đạm như thịt, trứng, tôm, cua, nội tạng như tim, gan, cật…, các món xào rán nhiều dầu mỡ để tránh gây quá tải chất đạm, chất béo dẫn đến các triệu chứng đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa… không có lợi cho sức khỏe.

Nên ăn với liều lượng như thế nào?

Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn. Do hệ tiêu hóa của các trẻ chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới sình bụng, rối loạn tiêu hóa, rất có hại cho sức khỏe. Trẻ từ 5 tuổi trở lên cũng chỉ nên ăn nửa quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ. Ăn trứng lộn thường xuyên còn khiến lượng vitamin A dư thừa làm vàng da, bong tróc biểu bì, gây ảnh hưởng đến việc hình thành xương làm cho trẻ phát triển không toàn diện”.

Ngoài ra, người béo phì, người già, bệnh nhân cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch cũng cần hạn chế ăn món ăn này. Riêng người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.

Ai không được ăn trứng vịt lộn?

Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gút... cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều trứng vịt lộn vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Ăn thế nào là vừa đủ?

Nghiên cứu dinh dưỡng hiện đại cũng cho thấy, trong một cái trứng vịt lộn có 182 kcal năng lượng, 13,6 gam protein; 12,4 gam lipit; 82 mg canxi; 212 gam photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, nhóm B và vitamin C, sắt…

Như vậy trứng vịt lộn là món ăn rất bổ, giàu dinh dưỡng. Do đó ăn nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường.

Ăn nhiều trứng vịt lộn và ăn một cách thường xuyên cũng khiến cơ thể bị dư thừa vitamin A, lượng vitamin A dư thừa này sẽ tích lũy dưới da, gan và làm vàng da, bong tróc da, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành xương. Do vậy, mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 quả mỗi tuần./.

Theo Kienthuc

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Ăn trứng vịt lộn tốt hơn dùng nhân sâm?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO