Anh hùng Phan Đăng Cát trong ký ức người ở lại

(Baonghean.vn) - Đã 54 năm kể từ ngày Anh hùng Phan Đăng Cát đã ngã xuống bên dòng sông Lam trong trận đối đầu với không quân Mỹ để bảo vệ vùng trời thị xã Vinh. Chừng ấy năm, người thân của anh vẫn lưu giữ hình bóng và kỷ niệm, vẫn chờ anh về, ngỡ như anh vẫn đang chiến đấu ở nơi xa…
Ký ức người ở lại
Giữa xóm 2, xã Hưng Tân (Hưng Nguyên) có một ngôi nhà tình nghĩa do Quân chủng Phòng không - Không quân xây tặng, nay trở thành nơi thờ liệt sỹ Phan Đăng Cát (1940-1964). Đây là nơi người anh hùng ấy cất tiếng khóc chào đời, bắt đầu những bước đi lẫm chẫm và từ biệt bố mẹ, anh em lên đường vào quân ngũ. Đây cũng là nơi người thân chờ anh về phép vui bữa cơm đoàn viên, nhưng rồi cuộc đoàn viên không thành khi anh ngã xuống bởi trận bom dội xuống trong ngày 5/8/1964.

Trong ngôi nhà ấy, những người em của liệt sỹ Phan Đăng Cát không giấu được nỗi xúc động, khóe mắt rưng rưng khi kể về anh trai. Anh Cát có 2 chị gái là Phan Thị Liên (SN 1935) và Phan Thị Lan (SN 1938). Có 4 em trai là Phan Thái Dương (SN 1947), Phan Đăng Mạo (SN 1951), Phan Đăng Sơn (SN 1957) và Phan Đăng Thủy (SN 1963).

Ngôi nhà tình nghĩa do Quân chủng Phòng không – Không quân xây tặng gia đình liệt sỹ Phan Đăng Cát (Ảnh: Công Kiên)
Ngôi nhà tình nghĩa do Quân chủng Phòng không - Không quân xây tặng gia đình liệt sỹ Phan Đăng Cát. Ảnh: Công Kiên

Hai chị gái sớm thoát ly gia đình, người gần gũi nhất với anh Cát là Phan Thái Dương, bởi hai anh em sinh kề nhau, lúc bé ông Dương được anh trai bế bồng, cưng nựng. Ký ức ông Dương luôn lưu giữ hình ảnh người anh trắng trẻo, hiền lành, luôn nhường nhịn em từ chiếc bánh, củ khoai đến bát cơm ngày lũ.

Như bao gia đình khác ở Hưng Tân, vợ chồng cụ Phan Cúc (thân phụ và thân mẫu của liệt sỹ Phan Đăng Cát) bám lấy ruộng đồng để nuôi đàn con thơ dại. Riêng cụ ông có thêm nghề mộc, lúc nông nhàn đến xóm dưới, làng trên đóng giường, bàn ghế và đồ dùng cho bà con.

Là con trai lớn, sau buổi học, Phan Đăng Cát giúp bố mẹ chăn bò, làm cỏ, gặt hái. Những buổi ra đồng chăn bò, thế nào anh Cát cũng mang về mấy chú cá rô, cá quả, cả nhà sẽ có bữa tươi. Vốn hiền lành và thân thiện, học xong anh Cát được địa phương cử đi học lớp y tá, một thời gian sau về phục vụ bà con trong làng, trong xã.

liệt sỹ ảnh
Liệt sỹ Phan Đăng Cát. Ảnh GĐCC
Năm 1961, Phan Đăng Cát nhập ngũ, trở thành chiến sỹ của Đại đội pháo 138, thuộc Trung đoàn Phòng không 280. Đơn vị đóng ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh), thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vùng trời và các công trình trọng điểm của thị xã Vinh. Gửi thư về, anh Cát kể về công việc huấn luyện, học tập và sinh hoạt ở đơn vị, có lần anh báo tin vui được cấp trên giao làm Khẩu đội trưởng.

Chỉ cách nhà 14km nhưng mãi khoảng hai năm sau anh Phan Đăng Cát mới nghỉ phép về thăm nhà và tổ chức cưới vợ. Vợ anh là chị Hồ Thị Sâm, sau anh vài tuổi, người cùng làng. Hai người xưa là bạn học, cùng sinh hoạt chi đoàn, rồi thầm thương trộm nhớ lúc nào không ai hay.

Đám cưới giản dị nhưng rất vui vẻ và ấm cúng, hai họ và bạn bè cùng sum vầy với mấy đĩa kẹo lạc và ấm chè xanh. Một tuần sau, anh Cát từ biệt gia đình để trở lại với đơn vị. Hôm ấy, chị Sâm tiễn chồng một quãng xa, đến tận giữa cánh đồng…

Ông Phan Thái Dương (em trai liệt sỹ Phan Đăng Cát) xúc động kể lại những kỷ niệm về người anh đã hy sinh. Ảnh: Công Kiên
Ông Phan Thái Dương (em trai liệt sỹ Phan Đăng Cát) xúc động kể lại những kỷ niệm về người anh đã hy sinh. Ảnh: Công Kiên

Khoảng giữa năm 1964, gia đình lại nhận được thư anh Cát, anh báo đầu tháng 8 sẽ về phép thăm nhà. Bức thư mang đến niềm vui và phấn chấn cho tất cả thành viên gia đình. Những ngày cuối tháng 7, cụ ông ra đồng bắt mấy chú cá rô, cá quả về thả trong vũng nước cạnh giếng, chờ ngày anh Cát về sẽ nấu giấm, món này anh rất thích.

Còn cụ bà đem mớ nếp thơm cất dành từ lâu ra phơi lại, dự định dịp này sẽ đãi cả nhà bữa xôi. Chị Sâm và những người em thì háo hức, mong chờ anh Cát về thật sớm để được ăn bữa cơm đoàn viên.

Nghĩa tình bền sâu

Ngày 5/8/1964, sau bữa cơm trưa, bỗng nghe những tiếng nổ liên hồi. Nhìn về phía có tiếng nổ và những cột khói bốc cao nghi ngút, cụ Phan Cúc bảo rằng: “Máy bay Mỹ đánh vào trận địa của đơn vị thằng Cát!”. Đến chiều, cũng hướng đó, những tiếng nổ lại vang lên. Lần này, tiếng nổ kéo dài hơn, những cột khói tỏa ra rộng hơn.

Nhìn về phía ấy, cụ Phan Cúc không giấu được nỗi lo lắng: “Chúng nó lại đánh vào đơn vị thằng Cát!”. Bữa cơm tối chẳng ai buồn ăn, nồi cơm gần như nguyên vẹn. Đêm hôm ấy, cụ bà không chợp mắt. Còn chị Sâm hết đi vào rồi đi ra, cố nén những tiếng thở dài đầy lo âu.

Liệt sỹ Phan Đăng Cát được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân năm 2014. Ảnh: Công Kiên
Liệt sỹ Phan Đăng Cát được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân năm 2014. Ảnh: Công Kiên

Hôm sau, có người ghé qua, báo tin anh Phan Đăng Cát đã hy sinh trong trận đánh máy bay Mỹ hôm qua. Hai lần trúng mảnh đạn rốc-két, anh vẫn phất cờ chỉ huy. Lần thứ ba, anh ngã xuống giữa công sự, máu thấm đỏ lá cờ.

Buổi sáng hôm ấy anh hoàn thành thủ tục về phép, ăn xong bữa trưa để lên đường thì máy bay địch đến. Anh quyết định ở lại chiến đấu cùng đồng đội, và anh đã hy sinh…Nghe tin, cả nhà đều rụng rời, cuộc đoàn viên gia đình trong những ngày nghỉ phép của anh đã không thành hiện thực.

Anh Phan Đăng Cát ngã xuống, nỗi căm hận dâng lên tột cùng, nỗi đau đớn không gì khỏa lấp. Đang làm cán bộ đoàn, cậu em Phan Thái Dương đăng ký nhập ngũ để trả thù cho anh. Nhưng khi xét hoàn cảnh, lãnh đạo địa phương không chấp thuận, sắp xếp cho đi học nghề y. Từ đó, ông theo đuổi nghề chữa bệnh cứu người, trước khi nghỉ hưu là Giám đốc Bệnh viện Hưng Nguyên.

Niềm tự hào của gia đình và đồng đội trong ngày truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân cho liệt sỹ Phan Đăng Cát (2014). Ảnh GĐCC

Cụ Phan Cúc (thân sinh của liệt sỹ Phan Đăng Cát) chụp ảnh lưu niệm cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh GĐCC

Còn những người em của ông Dương đều nhập ngũ và tham gia chiến đấu ở các chiến trường. Vợ chồng cụ Phan Cúc trở nên trầm tư, cùng nén nỗi đau, chôn chặt xuống đáy lòng.

Mỗi người gánh một nỗi đau. Chị Hồ Thị Sâm dường như đã đi đến sự tột cùng của đau khổ. Vì lẽ, mới làm vợ được 7 ngày, vừa quen hơi, chưa kịp có con thì chồng lại lên đường. Hai năm đằng đẵng chờ ngày đoàn viên, bỗng nhiên chồng hy sinh trong ngày được về phép. Chị lặng lẽ như chiếc bóng, nước mắt ướt đẫm gối hàng đêm.

Chị được tuyển vào làm cán bộ thương nghiệp ở Vinh, sáng đi, tối về trên chiếc xe đạp cũ kỹ. Vợ chồng cụ Phan Cúc thương con dâu hết lòng, khuyên chị còn trẻ tuổi, cuộc đời phía trước còn dài, nên đi bước nữa. Chị lần lựa mãi, tới 7 năm sau mới chịu lấy chồng. Chồng chị quê ở Đô Lương, hai người đưa nhau về Hưng Tân sinh sống. Vợ chồng, con cái thường xuyên đến thăm nhà cụ Phan Cúc, xem như con cháu trong nhà, mọi việc vui buồn đều có mặt.

Niềm tự hào của gia đình và đồng đội trong ngày truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân cho liệt sỹ Phan Đăng Cát (2014). Ảnh GĐCC
Niềm tự hào của gia đình và đồng đội trong ngày truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân cho liệt sỹ Phan Đăng Cát (2014). Ảnh GĐCC

Cả hai vợ chồng chị Sâm đều đã qua đời vì bệnh hiểm nghèo, theo bước chân bố mẹ, những người con vẫn qua lại với gia đình liệt sỹ Phan Đăng Cát, vẫn nhận là con cháu trong nhà. Nghĩa là tình nghĩa vẫn bền sâu và bám chặt, cho dù thời gian mỗi lúc một lùi xa…

Những ngày đầu tháng 8 này, người thân và bạn bè, đồng đội lại bùi ngùi nhớ về Phan Đăng Cát - người anh hùng quả cảm đã ngã xuống trong trận đầu đánh Mỹ ở miền Bắc. Anh ngã xuống để quê hương, đất nước mãi đoàn viên.

tin mới

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.

Báu vật giữa rừng già

Báu vật giữa rừng già

(Baonghean.vn) -Trong cái thâm u và những mảnh ánh sáng yếu ớt của tiết trời mùa Đông rót xuống qua kẽ lá, tôi dựa lưng vào tấm thân xù xì nhưng ngào ngạt hương của cây sa mu cổ thụ, chợt nhận thấy mình thật bé nhỏ…

Cần biện pháp quyết liệt để dự án cải tạo Quốc lộ 7 đoạn qua Đô Lương không bị thu hẹp quy mô

Cần biện pháp quyết liệt để dự án cải tạo Quốc lộ 7 đoạn qua Đô Lương không bị thu hẹp quy mô

(Baonghean.vn) - Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7 là công trình trọng điểm quốc gia, nếu vì việc khiếu nại không có sơ sở mà thu hẹp quy mô sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động GTVT, tác động tiêu cực đến môi trường phát triển kinh tế và suy giảm niềm tin của người dân đối với địa phương.

Người giỏi ở Piêng Mựn

Người giỏi ở Piêng Mựn

(Baonghean.vn) - Piêng Mựn hiểu theo tiếng Thái là một vạt đất bằng và trơn, nằm ở cửa khe nơi thượng nguồn dòng Nậm Nơn. Đây là bản duy nhất trong 9 bản thuộc xã biên giới Mai Sơn (Tương Dương) có phụ nữ làm “thủ lĩnh”. Đó là chị Kha Thị Hoa, nữ trưởng bản được địa phương, người dân tin mến.

Đổi mới hoạt động cơ quan dân cử vì mục tiêu kiến tạo phát triển

Đổi mới hoạt động cơ quan dân cử vì mục tiêu kiến tạo phát triển

(Baonghean.vn) - Từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay, hoạt động giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND tỉnh Nghệ An tiếp tục có nhiều đổi mới, bám sát thực tiễn cuộc sống, vì mục tiêu kiến tạo phát triển, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực chất, được cử tri và nhân dân đánh giá cao.

Trăn trở rẻo cao Tây Sơn

Trăn trở rẻo cao Tây Sơn

(Baonghean.vn) - Xã rẻo cao Tây Sơn không chỉ hấp dẫn bởi khung cảnh yên bình của những mái nhà sa mu cổ hàng trăm năm tuổi hay suối Hồng Cốc với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, mát mẻ giữa ngàn xanh rừng pơ mu, sa mu; mà còn hút khách xa bởi bản sắc văn hóa được trao truyền qua nhiều thế hệ...

Giúp hộ nghèo có nhà mới - chuyện ghi bên sông Vinh

Giúp hộ nghèo có nhà mới - chuyện ghi bên sông Vinh

(Baonghean.vn) - Cấp ủy, chính quyền phường Vinh Tân (TP. Vinh) lập kế hoạch, phấn đấu hết năm 2023 sẽ hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 5 hộ gia đình. Đến ngày 2/11, sau lễ khánh thành bàn giao nhà cho hộ cụ Trần Thị Danh, phường đã hoàn thành được nhiệm vụ đề ra.

Đổi thay của bà con Ơ Đu - cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam

Đổi thay của bà con Ơ Đu - cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngược miền Tây xứ Nghệ, trong tiết trời Thu dịu nhẹ, chúng tôi ghé thăm bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương - nơi duy nhất của cả nước có đồng bào Ơ Đu sinh sống; được thấy, được nghe về những điều mới mẻ trong nếp nghĩ, cách làm của cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam.

Người giám sát

Người giám sát

(Baonghean.vn) - Với chất giọng vùng Nghi Lộc không thể lẫn, anh Nguyễn Xuân Văn - Phó Chủ tịch MTTQ, Trưởng ban Giám sát đầu tư cộng đồng xã Nghi Thái, chân thành dốc hết tâm can về công tác giám sát, những khó khăn và cả kinh nghiệm bản thân đúc rút được từ thực tế công tác.

Vì Phan Hải là đảng viên

Vì Phan Hải là đảng viên

(Baonghean.vn) - Tôi đứng trên ca bin con tàu hơn 800 sức ngựa cảm giác mình một lần nữa được chinh phục những con sóng dữ Biển Đông. Phan Hải nói lớn để át đi tiếng gió reo ào ạt: “Chuyến đầu tiên tôi đi Hoàng Sa cũng đã chín năm rưỡi rồi. Cảm giác lo âu của ngày hôm ấy vẫn còn nguyên!”.

Chung cư D2 được xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng từ thập kỷ 80, của thế kỷ trước. Đây là một trong những chung cư "già nua" nhất còn tồn tại ở thành phố Vinh, trên địa bàn phường Quang Trung

Vinh - thời gạch vụn

(Baonghean.vn)- Vườn hoa Lê Mao ngày nay, xưa kia là một con đường trũng. Chính bọn học trò chúng tôi đã khiêng gạch vụn về đổ đầy con đường đó, rồi đắp đất lên trồng hoa, làm thành vườn hoa ngay từ ngày ấy.

Hạn chế rủi ro trong hợp đồng bao tiêu nông sản

Hạn chế rủi ro trong hợp đồng bao tiêu nông sản

(Baonghean.vn) - Vụ việc các hộ thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Tây Hiếu (TX. Thái Hòa) phải đổ bỏ hàng trăm tấn đu đủ chín do doanh nghiệp ký kết bao tiêu sản phẩm đột ngột thông báo dừng thu mua, đã gây cú “sốc” cho các nông hộ.

‘Làn gió mới’ ở mường Choọng

‘Làn gió mới’ ở mường Choọng

(Baonghean.vn) -Về với xã Châu Lý - đất mường Choọng xưa, là địa bàn khó khăn của huyện miền núi Quỳ Hợp, đến đâu cũng nghe náo nức chuyện hiến đất, mở đường, phát triển cây nguyên liệu, làm du lịch cộng đồng. Phong trào xây dựng nông thôn mới đã giúp xã nghèo khởi sắc, đưa ấm no về với đồng bào.

Đại dự án du lịch Đảo Chè: 6 năm xây... trên giấy!

Đại dự án du lịch Đảo Chè: 6 năm xây... trên giấy!

(Baonghean.vn) - Từ năm 2017, vùng Đảo Chè các xã Thanh An, Thanh Thịnh ra đời cùng một đại dự án 1.532 tỷ đồng do Cienco4 làm chủ đầu tư, mà đến nay đã 6 năm trôi qua đại dự án đó vẫn nằm im trên giấy trong sự ngóng đợi của cán bộ, nhân dân huyện Thanh Chương...

Tươi mới Na Ngoi

Tươi mới Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Chớm Thu, lên với xã biên giới Na Ngoi ( Kỳ Sơn), không chỉ mê đắm bởi khung cảnh núi non hùng vĩ, mà còn ấn tượng bởi những màu sắc tươi mới từ những vườn dược liệu, vườn đào, rẫy gừng và những ruộng lúa nước mơn mởn xanh.

Để Nghệ An ‘bước thật mạnh, tiến thật xa’

Để Nghệ An ‘bước thật mạnh, tiến thật xa’

(Baonghean.vn) - Sau Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/7/2013, Bộ Chính trị đã tiếp tục thể hiện sự quan tâm đặc biệt với quê hương Bác Hồ bằng việc ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 18/7/2023 về xây dựng, phát triển Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Dự án ‘khoanh nuôi đất’ đội lốt trung tâm dạy nghề chất lượng cao giữa thành phố Vinh

Dự án ‘khoanh nuôi đất’ đội lốt trung tâm dạy nghề chất lượng cao giữa thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Được miễn tiền thuê đất từ năm 2011 đến năm 2047, nhưng dự án Trung tâm Dạy nghề Việt Nhất chất lượng cao từ nhiều năm qua đã và đang được sử dụng làm kho xưởng cưa, xẻ gỗ lem nhem, nhếch nhác. Thế nên, cán bộ và nhân dân phường Quán Bàu gọi đây là “dự án lợi dụng chính sách”!

Vang mãi khúc tráng ca Truông Bồn

Vang mãi khúc tráng ca Truông Bồn

(Baonghean.vn) - Truông Bồn, tọa độ lửa năm nào, nay đã rợp những hàng cây xanh che mát khoảng trời hố bom xưa. Câu chuyện của những TNXP đã không tiếc máu xương, cống hiến cả thanh xuân cho dân tộc sẽ mãi được lưu truyền như một bản hùng ca bất tử.

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

(Baonghean.vn) - Xã Thạch Ngàn là nơi đón 80 hộ đồng bào Đan Lai về sinh sống tại các bản Thạch Sơn, Bá Hạ, đời sống hết sức khó khăn. Vài năm nay huyện Con Cuông đang đẩy mạnh Chương trình Ngân hàng bò giúp đỡ hộ nghèo, ở xã Thạch Ngàn có 10 hộ tham gia...

Hiểm họa mang tên ‘bụi phổi’

Hiểm họa mang tên ‘bụi phổi’

(Baonghean.vn) - Chỉ trong thời gian ngắn, tại Nghệ An, có hàng loạt công nhân làm việc tại các công ty chuyên về khai thác, chế biến khoáng sản phát hiện mắc bệnh bụi phổi. Nhiều người trong số đó tử vong rất nhanh ngay sau khi phát hiện bệnh. 

Đừng bê tông hóa đảo ngọc Lan Châu!

Đừng bê tông hóa đảo ngọc Lan Châu!

(Baonghean.vn) - Đã từ rất lâu, đảo Lan Châu được định danh là “hòn ngọc xanh” thiên nhiên ưu ái, ban tặng cho vùng biển Cửa Lò. Thế nhưng, “hòn ngọc xanh” ấy đang chịu những tác động xấu, bị bê tông hóa, mai một dần đi vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ...