Áp lực đối với Rome

(Baonghean) - Khả năng Thủ tướng vừa xin từ chức của Ý Matteo Renzi được tái bổ nhiệm vào vị trí người đứng đầu Chính phủ tại Rome lại xuất hiện. Bối cảnh hiện tại của đất nước hình chiếc ủng không cho phép một khoảng trống quyền lực xuất hiện. Đất nước này cần mau chóng giải quyết những vấn đề nội tại.

Giải pháp tình thế

Truyền thông Ý cuối tuần qua đã hé lộ khả năng thủ tướng vừa tuyên bố từ chức Matteo Renzi sẽ trở lại điều hành Chính phủ. Sau 3 ngày tham vấn với lãnh đạo các chính đảng, Tổng thống Ý Sergio Mattarella tối 10/12 cam kết rằng “trong những giờ tới”, ông sẽ đưa ra các đánh giá và quyết định ai sẽ là người làm Thủ tướng kế tiếp của Ý nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này.

Vấn đề mà Tổng thống Mattarella muốn nhấn mạnh là Ý cần có một chính phủ mới càng sớm càng tốt nhằm giải quyết các vấn đề của nước này, như hệ thống ngân hàng đang gặp rắc rối, những thành phố bị động đất tàn phá đang cần được tái thiết. Đó là những nhu cầu khẩn cấp hơn bao giờ hết, trước khi cả hệ thống chính trị tìm ra được lối thoát cho những mâu thuẫn hiện tại. 

Thủ tướng Matteo Renzi từ chức vì thất bại trong nỗ lực sửa đổi Hiến pháp, đang được cân nhắc bổ nhiệm lại vào chức vụ. (Ảnh: Barrons.com)
Thủ tướng Matteo Renzi từ chức vì thất bại trong nỗ lực sửa đổi Hiến pháp, đang được cân nhắc bổ nhiệm lại vào chức vụ. (Ảnh: Barrons.com)

Tuy nhiên, bất kỳ một chính phủ mới nào cũng phải nỗ lực thúc đẩy nhằm cải cách luật bầu cử của Ý trước khi một cuộc tổng tuyển cử được tiến hành. Đó là một nhiệm vụ bắt buộc đính kèm những công việc khẩn cấp. Hiện những ứng cử viên được cho là có khả năng lãnh đạo Ý gồm Ngoại trưởng Paolo Gentiloni, Bộ trưởng Tài chính Carlo Padoan, Bộ trưởng Hạ tầng và Giao thông Vận tải Graziano Delrio và Chủ tịch Thượng viện Pietro Grasso.

Dù vừa đệ đơn từ chức Thủ tướng sau cuộc trưng cầu dân ý về cải cách Hiến pháp hôm 4/12, người ta vẫn không loại trừ khả năng ông Matteo Renzi có thể được tái bổ nhiệm. Thực ra, ông Matteo Renzi hiện vẫn tạm thời đảm đương vai trò điều hành Chính phủ trong lúc chờ một người thay thế được bổ nhiệm.

Bước chuẩn bị cho tương lai

Câu hỏi đang đặt ra là vì sao một kịch bản có vẻ tréo ngoe như vậy lại có thể xảy ra? Thứ nhất, Ý vẫn đang tìm kiếm sự ổn định trên thượng tầng chính trị. Bất cứ sự hẫng hụt nào dù ngắn hay dài trong bộ máy cũng là điều không được mong đợi.

Theo thống kê, 8 năm qua, Ý đã trải qua 4 đời thủ tướng. Kinh tế nước này cũng đang trong giai đoạn phục hồi mong manh từ giữa năm ngoái sau khi thoát khỏi vào cuộc suy thoái nặng nề nhất và kéo dài nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Không ai muốn quay ngược lại thời điểm khi mà nền kinh tế Ý chạm đáy vào quý II/2011 với nợ công chiếm 133% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Vậy nên, việc cần làm lúc này là tìm một người có đủ bản lĩnh để đưa đất nước tiếp tục con đường đã chọn. 

Ngoại trưởng Paolo Gentolini được đánh giá là ứng cử viên sáng giá nhất kế nhiệm ông Renzi. (Ảnh: Financial Times)
Ngoại trưởng Paolo Gentolini được đánh giá là ứng cử viên sáng giá nhất kế nhiệm ông Renzi. (Ảnh: Financial Times)

Thứ hai, nhiệm vụ cải cách luật Bầu cử vẫn còn đó. Nó cần được tính là một vấn đề cấp bách, quan trọng chẳng kém gì việc điều hành nền kinh tế. Cuộc trưng cầu dân ý cách đây 2 tuần đã nhắc lại điều đó. Điều này xuất phát từ một thực tế là xu hướng hoài nghi vào tương lai của Eurozone và quan điểm chống nhập cư đang gia tăng tại Ý. Nó khiến cho cuộc bỏ phiếu vừa qua tại nước này trở thành một màn “tra tấn chính trị”, đẩy các khả năng trở nên phức tạp hơn.

Đại diện tiêu biểu nhất của những xu hướng này là hai đảng đối lập chủ chốt vốn phản đối kế hoạch cải cách của ông Renzi. Đảng Phong trào 5 Sao (M5S) có quan điểm phản kháng chính trị truyền thống và đảng Liên đoàn phương Bắc (LN) có quan điểm chống nhập cư. Hai khối này hy vọng sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về tư cách thành viên của Ý trong Eurozone. 

Sau biến cố Brexit tại Anh, một nỗi lo đang lớn dần tại Rome rằng nếu những thế lực này hoặc một lực lượng khác có quan điểm hoài nghi về đồng euro, tìm cách nắm giữ được quyền lực trong cuộc tổng tuyển cử kế tiếp, đó sẽ là tiền đề cho một cuộc trưng cầu ý dân về đồng euro. Khi đó, việc Ý rút khỏi Eurozone sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian. Dĩ nhiên đây chỉ là một giả thiết với khả năng xảy ra không cao, nhưng không ai có thể chắc chắn rằng Ý sẽ mãi là một phần của EU.  

Dư luận Ý đang ngóng chờ tin tức từ dinh Tổng thống ở thủ đô Rome để biết được lựa chọn người đứng đầu Chính phủ Ý.
Dư luận Ý đang ngóng chờ tin tức từ dinh Tổng thống ở thủ đô Rome để biết được lựa chọn người đứng đầu Chính phủ Ý.

Vậy thì người Ý phải hành động từ bây giờ để ngăn chặn tương lai đó. Việc trước tiên là ngăn chặn những quan điểm ly khai và bảo thủ có thể trỗi dậy tại Quốc hội thông qua bầu cử. Theo Luật Bầu cử được thông qua vào năm 2015, đảng nào giành thắng lợi trong cuộc bầu cử với hơn 40% số phiếu thì đảng đó đương nhiên được nhận 55% số ghế.

Nếu không có đảng nào giành đủ mức 40% phiếu, hai đảng có số phiếu ủng hộ cao nhất sẽ bước vào vòng hai. Vị thủ tướng sắp tới có thể sẽ tìm cách thay thế quy định này bằng cơ chế phân bổ số ghế theo tỷ lệ phiếu. Điều này buộc các đảng phải thành lập liên minh và giảm bớt cơ hội của M5S trong việc tiếp cận quyền lực. M5S lâu nay luôn từ chối liên minh với những đảng khác - một điều khiến họ sẽ bị chi phối trong quá trình ra quyết định.

Có thực mới vực được đạo

Dù ai điều hành Chính phủ tại Rome trong những tháng tới đi nữa, và dù Luật Bầu cử tại Ý có được sửa đổi hay không, “cơm áo, gạo tiền” sẽ vẫn là vấn đề chi phối các xu hướng chính trị tại quốc gia Nam Âu này. Và nếu chính đảng nào, chính trị gia nào thuyết phục được cử tri về điều đó, họ sẽ có quyền lực thay đổi trong tay. Thực tế, dù kinh tế Ý đã qua giai đoạn nguy hiểm, còn đó những bức xúc và bất an. Tỷ lệ tăng trưởng chậm chạp, tình trạng thất nghiệp ở mức cao và sự hoài nghi của người dân đối với các thể chế truyền thống ở Ý có thể dẫn đến sự trỗi dậy của các phong trào phản đối cũng như chủ nghĩa dân túy.

Hai nguồn lực cho sự khởi sắc của hệ thống ngân hàng là tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị chưa thể hiện được vai trò. Vì thế, không ngạc nhiên khi ngành ngân hàng tại Ý vẫn phải vật lộn nhằm thoát khỏi gánh nặng nợ xấu khổng lồ 360 tỷ euro. Bài toán cải cách và cơ cấu lại nguồn vốn của hệ thống ngân hàng tiếp tục là thách thức với Ý, nếu không uy tín kinh tế của nước này sẽ tiếp tục đi xuống. 

Cuộc trưng cầu dân ý vừa qua đã là một lời cảnh báo đối với Ý. Người ta đã thấy những vấn đề của đất nước này. Chính phủ mới sẽ có trách nhiệm đương đầu với nó./.

Thanh Sơn

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.