Army band: Nét riêng trong đời sống âm nhạc thành Vinh

(Baonghean) - Hẳn nhiều người thường lê la cà phê chỉ với mong muốn được thưởng thức “nhạc sống” không thể không ấn tượng với ban nhạc trẻ Army band. Ở họ có những nét riêng khó trộn lẫn bởi khi lên sân khấu mỗi thành viên đều có cơ hội được tỏa sáng bằng cá tính riêng của chính ban nhạc.

Trong khuôn viên quán cà phê Mộc một buổi sáng mùa Đông, ca khúc “Giấc mơ chưa đặt tên” của ban nhạc Army Band vang lên, khiến không gian như được thắp lên bằng ánh sáng bình minh tinh khôi. Những ca từ da diết vang lên bằng chất giọng trầm khàn hoang dã của cô gái tóc ngắn Như Quỳnh với những tiết tấu lạ.

Theo Hoàng Sơn - Trưởng ban nhạc Army band, từ khi thành lập, ban nhạc đã sáng tác được 8 ca khúc chủ yếu nói về tình yêu, tuổi trẻ và chủ đề xã hội; và kỳ vọng sẽ có một ngày sẽ mở được một phòng trà, chỉ hát những ca khúc mình sáng tác, theo một gu âm nhạc riêng có. 

Army band được thành lập cách đây 2 năm, họ là những thành viên chưa hề qua đào tạo âm nhạc chính quy, nhưng lại có một niềm đam mê cháy bỏng với âm nhạc. Như Trưởng nhóm, ghitalist Hoàng Sơn, từng được đào tạo về ngành công nghệ thông tin nhưng anh lại trót đam mê với cây ghi ta, đã gắn bó với nó cả chục năm nay và chọn nó làm duyên nghiệp. Và người ta nhớ đến anh ngoài tiếng đàn ngọt, cách làm hợp âm, intro (nhạc dạo) cá tính, thì việc anh là người có tố chất của một nhà sản xuất âm nhạc, một ca sỹ “sing my song” (hát những ca khúc do mình sáng tác).

Cũng chính từ cơ duyên âm nhạc đã giúp Hoàng Sơn và Phương Linh - đảm nhận vai keyboard, từng học đại học Ngoại ngữ, nên duyên vợ chồng. Và bắt đầu từ hai thành viên không chuyên đầu tiên này, ban nhạc trẻ Army band đã ra đời. Những thành viên tiếp theo đều gia nhập ban nhạc từ việc cùng gặp nhau trên một sân khấu không chuyên, và “hợp gu chơi nhạc nên đến với nhau”.

Army Band biểu diễn tại một quán cà phê trong thành phố.
Army Band biểu diễn tại một quán cà phê trong thành phố.

Ban nhạc hiện nay gồm có Cảnh Hoàng - kiến trúc sư chơi trống, Hoàng Lưu vừa tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Huế chơi ghita bass, Thái Phú lại là một HLV thể hình có giọng hát rock ấn tượng. Như Quỳnh cô gái có chất giọng lạ với những âm rền ở quãng trung ấn tượng lại là một nữ nhân viên ngân hàng.

Có người chọn âm nhạc là nghề tay trái, và xem âm nhạc là sân chơi để được thể hiện mình, được chia sẻ cảm xúc với cộng đồng qua âm thanh nhạc cụ; nhưng cũng có người xem đó là nghiệp, như Phương Linh. Bởi trong ban nhạc, Phương Linh là một ca sỹ từng lọt vào vòng chung khảo cuộc thi “Vietnam Ido 2012”, chị cũng từng là người được mời tham dự giọng hát hay châu Á. Sau khi tốt nghiệp đại học, chị đã được Trường Tiểu học Blue sky mời dạy nhạc. Sau đó, chị đã tự mở CLB Lyun dạy đàn piano ở nhà, và học sinh là những cô, cậu tiểu học, trung học và cả những sinh viên, những công chức ở tuổi tứ tuần...

Sát cánh cùng vợ, Trưởng nhóm ghitalist Hoàng Sơn cũng đã từng trăn trở rất nhiều khi chọn cho mình một ngã rẽ là âm nhạc. Anh cho biết: “Sau khi tốt nghiệp đại học ngành CNTT, tôi đã không nghĩ mình sẽ chọn âm nhạc là nghiệp mưu sinh nhưng cứ theo các anh đi đánh đàn mãi, rồi không thể dứt nó ra được nữa. Qua những lần như thế, nhiều quán cà phê, nhiều chương trình, sự kiện đã mời tôi và một số người bạn nữa như Hoàng Lưu, Cảnh Hoàng chơi cho họ”. Vì thế, nghiệp đàn đã vận vào Hoàng Sơn lúc nào không hay.

Đến giờ, khi hai vợ chồng đã có cả cơ ngơi là một CLB dạy đàn cho từ 40 - 50 học viên và ban nhạc Army band được nhiều quán cà phê ký hợp đồng dài hạn, thì chính họ đã tự cho rằng “âm nhạc đã chọn chúng tôi”. Hàng tuần, nhiều bạn trẻ đã “hóng” mạng xã hội để xem Army band diễn lúc nào và ở đâu để được thư giãn, được cộng hưởng cùng những xúc cảm mà Army band mang đến.

Khi được hỏi về tiêu chí hoạt động của ban nhạc, Hoàng Sơn cho hay, nếu cover thì những ca khúc mà ban nhạc mang đến phải là những ca khúc cổ điển có giai điệu được đóng đinh trong lòng khán giả, hoặc những bản tình ca trẻ có giai điệu đẹp. Tuy nhiên, bất cứ bản nhạc hay, ca khúc nào thì khi được Hoàng Sơn phối khí cũng phải cho ra chất Army band. Bởi chàng trưởng nhóm nổi tiếng trau nghề, nổi tiếng khó tính này không chấp nhận sự hời hợt trong âm nhạc, không chấp nhận cover thiếu cá tính. Nhưng mục tiêu lớn nhất của ban nhạc sẽ là hát và chơi những ca khúc tự sáng tác để thỏa đam mê “sing my song”.

Army band được giới trẻ và những người mê nhạc thành phố yêu quý, hâm mộ cũng bởi cách hoạt động của họ rất chuyên nghiệp và còn bởi ngày càng nhiều bạn trẻ đến với âm nhạc đẹp, đến với không gian thưởng thức âm nhạc đầy cá tính. 

Thanh Nga

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.