ASEAN trước thách thức mang tên Trung Quốc

(Baonghean.vn)- Sự trỗi dậy của Trung Quốc và ảnh hưởng đang tăng lên của nước này trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đặt sự thống nhất và vị thế trung tâm của ASEAN trước phép thử lớn nhất trong nhiều năm qua.

Cờ các quốc gia ASEAN
Biểu tượng chung của khu vực và quốc kỳ của các thành viên ASEAN (Nguồn Internet).

Mặc dù các nhà lãnh đạo ASEAN đang nỗ lực giảm bớt tính chất nghiêm trọng của mối quan ngại này, nhưng những mối bất đồng đang hiển hiện rõ và chưa được giải quyết.

Các bên tuyên bố chủ quyền trong các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông mong muốn các thành viên ASEAN đồng tâm hiệp lực trong các vấn đề này, hy vọng ASEAN lên án mạnh mẽ việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự để gây sức ép cho các đối tác đàm phán nhỏ và yếu hơn.

Hầu hết các quốc gia ASEAN thống nhất là phải giải quyết các tranh chấp này thông qua đối thoại hòa bình thay vì đối đầu trực diện.

Chiến lược “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc bị nhiều bên tuyên bố chủ quyền xem là nỗ lực nhằm chia rẽ ASEAN.

Các bên yêu cầu các thành viên khác, đặc biệt là các nước lục địa Đông Nam Á có thể hưởng lợi nhiều nhất từ những sáng kiến này phải thật thận trọng, tránh bị những khoản tiền lớn của Trung Quốc đánh lừa hay mua chuộc.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều nước ASEAN giữ thái độ hoài nghi về việc Trung Quốc thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB).

Tuy nhiên, đối với một vài thành viên ASEAN còn lại, những quan ngại như vậy đã bị thổi phồng quá mức. Họ cho rằng không phải thỏa thuận nào với Trung Quốc cũng phải đánh đổi bằng việc các nước buộc phải theo đuổi chính sách làm vui lòng Bắc Kinh.

Đúng là một số thành viên phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc, nhưng không phải họ bị trói buộc và không thể theo đuổi chương trình nghị sự của riêng mình hay không thể có các quan hệ ngoại giao vững chắc với các cường quốc khác.

Hiện nay, một vài nước đang theo đuổi một đường hướng can dự thực dụng với Trung Quốc chỉ nhằm mục đích làm lợi cho mình.

Họ lấy làm quan ngại về các tranh chấp trên Biển Đông và muốn có một giải pháp chấp nhận được đối với tất cả các bên tuyên bố chủ quyền nhưng vẫn tuân thủ chặt chẽ luật pháp quốc tế. Song, điều đó hẳn không nên diễn ra nếu phải đánh đổi bằng những ưu tiên khác của ASEAN.

Các thành viên ASEAN nên tiến hành các bước đi táo bạo để giải quyết những nguyên nhân căn bản khiến hầu hết các nước này trở nên quá phụ thuộc vào các cường quốc chủ chốt, không chỉ Trung Quốc mà còn cả Mỹ.

Dĩ nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc họ phải giữ khoảng cách với 2 quốc gia hùng mạnh nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào họ có thể tạo ra một thế cân bằng thực sự giữa các nước ASEAN và các cường quốc nhằm đảm bảo ổn định và hòa bình trong khu vực.

Thành thật mà nói, thách thức lớn nhất đối với sự thống nhất và vị thế trung tâm của ASEAN không phải là Trung Quốc mà là sự chênh lệch về phát triển kinh tế trong nhóm nước này.

Bất chấp tỷ lệ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, khu vực này vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức tiếp tục gây trở ngại cho khả năng thu hẹp khoảng cách phát triển của họ. Vấn đề trọng yếu nhất là thiếu sự cung cấp cơ sở hạ tầng đảm bảo, điều mà các nước thành viên nghèo hơn rất cần để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hồi tháng 9/2011, các quốc gia thành viên ASEAN và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã ký kết thỏa thuận thành lập Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN với tổng vốn cam kết hơn 485 triệu USD.

Quỹ này ban đầu nhằm cung cấp các khoản vay lên tới 300 triệu USD mỗi năm cho các dự án cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, theo ADB, ASEAN sẽ cần khoảng 60 tỷ USD mỗi năm để giải quyết triệt để các nhu cầu về cơ sở hạ tầng của khu vực.

Lỗ hổng lớn về vốn này buộc các thành viên ASEAN phải tìm kiếm các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Trung Quốc có khả năng cung cấp các nguồn lực họ cần, nên một số nước có thể sẽ chấp nhận lời đề nghị của Trung Quốc bất chấp những phản đối của các thành viên khác.

Do đó, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố chiến lược Con đường tơ lụa mới trị giá 40 tỷ USD và AIIB trị giá 50 tỷ USD, một số quốc gia trong khu vực đã ủng hộ những sáng kiến này.

Việc xa lánh Trung Quốc và những sáng kiến gần đây của nước này là có phần thiếu thực tế và chưa chắc đã đem lại hiệu quả. Điều mà các quốc gia thành viên ASEAN nên cân nhắc là làm thế nào có thể tận dụng sự tài trợ của Trung Quốc để củng cố nền kinh tế khu vực và thu hẹp khoảng cách phát triển.

Cơ sở hạ tầng đảm bảo và sự liên kết sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của Cộng đồng Kinh tế ASEAN sắp sửa hình thành vào cuối năm nay.

Thu Giang

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.