Ba bảo vật Nga thiếu tiền vẫn chưa muốn bán

Rosoboronexport chưa có ý định xuất khẩu vũ khí mới nhất của Nga trong tương lai gần, bao gồm xe tăng Armata, hệ thống S-500, máy bay T-50.

Công ty Rosoboronexport chưa có ý định bán các loại vũ khí mới nhất của Nga trong tương lai gần, trong đó bao gồm xe tăng Armata, hệ thống phòng không S-500, máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm T-50. Đây là tuyên bố của Tổng giám đốc Rosoboronexport, ông Alexander Mikheev.

vũ khí, Nga, xuất khẩu vũ khí, vũ khí Nga, xe tăng, S-500
Xe tăng Armata

Tất nhiên đối với các loại vũ khí hiện đại và thu hút sự quan tâm của truyền thông cũng như các nước trên thế giới như tăng thế hệ mới nhất Armata, hệ thống phòng không S-500, máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 và một số hệ thống vũ khí của Nga sẽ có tiềm năng xuất khẩu rất lớn.

"Tuy nhiên cho tới thời điểm này kế hoạch của Rosoboronexport về xuất khẩu những loại vũ khí hiện nay vẫn chưa được xác định", hãng tin Sputnik dẫn lời của ông Alexander Mikheev.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến quyết định này là do hiện nay chúng chưa được sản xuất hàng loạt, một số đã trang bị và một số đang thử nghiệm. Vì vậy trong tương lai sau khi hoàn thành các công việc này và được sự cho phép của Nhà nước có thể chúng sẽ được xuất khẩu.

vũ khí, Nga, xuất khẩu vũ khí, vũ khí Nga, xe tăng, S-500
Hệ thống S-500

Đại diện của Rosoboronexport cũng cho biết rằng, nếu được xuất khẩu họ sẵn sàng cung cấp các loại vũ khí nào cho các nước NATO nếu Tổng thống Nga cho phép và các nước NATO phải chấm dứt sự cạnh tranh không trung thực với Nga.

"Tùy thuộc vào quyết định của Tổng thống Putin, chúng tôi luôn tự hào và làm việc hết mình vì những quyết định của ông ấy, bao gồm cả việc cung cấp các thiết bị quân sự hiện đại cho các nước trong liên minh NATO", ông Alexander Mikheev nói.

Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc sản xuất cũng như xuất khẩu các vũ khí hiện đại này là do bị cản trở bởi sự cạnh tranh không lành mạnh từ phía các nước phương Tây và Mỹ.

Hiện nay cả công ty Rosoboronexport và nhiều công ty, tập đoàn của Nga đều đang nằm trong danh sách trừng phạt của các nước này.

Tuy nhiên ông Mikheev cũng tiết lộ, từ đầu năm 2017 Rosoboronexport đã xuất khẩu các thiết bị quân sự đạt hơn 5 tỷ USD, trong khi danh mục đầu tư của nhà nước đạt gần 45 tỷ USD.

Rosoboronexport là một công ty nhà nước của Nga và là công ty duy nhất ở Nga phục vụ việc xuất khẩu và nhập khẩu toàn bộ những sản phẩm công nghệ và dịch vụ quân sự. Tên đầy đủ là công ty Cổ phần Rosoboronexport. Trụ sở chính đặt tại Moscow. Trong thành phần bao gồm tập đoàn nhà nước Rostec.

vũ khí, Nga, xuất khẩu vũ khí, vũ khí Nga, xe tăng, S-500
Chiến cơ T-50

Tháng trước Sputnik dẫn lời ông Vladimir Mikheev, lãnh đạo Tổ hợp thiết kế thiết bị quang điện tử KRET cho biết, Nga đã đồng ý xuất khẩu hệ thống phòng thủ President-S (ODS) và hệ thống tác chiến điện tử trên trực thăng Rychag-AV cho 3 khách hàng ở châu Á và Mỹ Latinh và một ở khu vực Trung Đông.

Tuy nhiên vì lý do khách quan, ông không nói cụ thể 3 khách hàng này.

Các chuyên gia nhận định rằng, hiện nay Nga đang lên kế hoạch xuất khẩu vũ khí trên toàn thế giới. Các hợp đồng xuất khẩu vũ khí ngoài mục đích kinh tế, Nga còn muốn tranh giành sự ảnh hưởng và phố biến các loại vũ khí của họ so với các đối thủ tiềm năng — đặc biệt là Mỹ.

Ví dụ các nước khu vực Trung Đông hiện nay đã và đang bắt đầu bỏ các loại vũ khí của Mỹ và chọn vũ khí Nga để trang bị cho quân đội. Vì vậy ông tin rằng, trong tương lai tiềm năng xuất khẩu các loại vũ khí hiện địa trên là rất lớn và chắc chắn sẽ được thực hiện.

Theo Sputnik

tin mới

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.