Bà Merkel chiếm ưu thế lớn trong cuộc đua tái đắc cử Thủ tướng Đức

Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel được tất cả các hãng thăm dò dư luận tại Đức đánh giá sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử liên bang tại Đức vào tháng 9 tới.

Còn đúng 2 tháng nữa, vào ngày 24/9/2017, cuộc bầu cử liên bang quan trọng tại Đức sẽ diễn ra và nữ Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel đang trên con đường thuận lợi để tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 4 (sau các năm 2005, 2009 và 2013).

Đó là nhận định chung của giới quan sát chính trị Đức và cũng là kết quả cuộc thăm dò dư luận mới nhất vừa được kênh truyền hình quốc gia Đức, ZDF công bố hôm 24/7.

ba merkel chiem uu the lon trong cuoc dua tai dac cu thu tuong duc hinh 1
Bà Angela Merkel đang nắm lợi thế tại cuộc bầu cử (Ảnh: BBC)

Theo đó, nữ Thủ tướng Đức hiện nhận được sự ủng hộ của 59% cử tri Đức, cao gần gấp đôi đối thủ chính của bà là ứng cử viên Martin Schulz của Đảng Dân chủ xã hội Đức - SPD. Ông Schulz được dự đoán sẽ nhận được 30% phiếu của cử tri Đức.

Nếu cuộc bầu cử liên bang diễn ra ngay vào thời điểm này, Đảng Liên đoàn dân chủ Cơ đốc giáo - CDU của bà Merkel và Đảng Liên minh Liên đoàn xã hội cơ đốc - CSU cũng được dự báo sẽ thắng lớn trong Quốc hội liên bang Đức với khoảng 38% phiếu bầu so với 25% của đảng Dân chủ xã hội SPD.

Giải thích cho vị thế mạnh mẽ hiện nay của cá nhân bà Angela Merkel cũng như của liên minh CDU-CSU, các nhà phân tích chính trị Đức cho rằng, một nguyên nhân quan trọng là do đối thủ chính của Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo CDU là Đảng Dân chủ xã hội SPD đã đánh mất một lượng lớn cử tri truyền thống trong thời gian qua vào chính tay đảng CDU.

Theo nghiên cứu của Viện DIW, tức Viện nghiên cứu kinh tế Đức tại Berlin, tuổi trung bình của các cử tri ủng hộ hai đảng CDU và SPD đều ở tầm 53 tuổi và trong 15 năm qua, tính chất cử tri của hai đảng ngày càng giống nhau.

Điều này khiến lượng cử tri của Đảng Dân chủ xã hội SPD chuyển sang ủng hộ Đảng Liên đoàn Dân chủ Cơ đốc giáo CDU nhiều hơn, cộng thêm các yếu tố như dân số Đức già hoá và thị trường lao động Đức có nhiều biến đổi sâu sắc, khiến cho SPD đánh mất vai trò là đảng đại diện lớn nhất cho giới lao động, qua đó cũng mất luôn vị thế hàng đầu trên chính trường Đức.

Trong khi đó, sau 3 nhiệm kỳ giữ chức Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel và Đảng Liên đoàn dân chủ Cơ đốc giáo CDU đã xây dựng được một uy tín vững chắc nhờ thành tích điều hành kinh tế ấn tượng. Minh chứng cho điều này là trong cuộc thăm dò của đài ZDF, gần 3/4 số người được hỏi nhận định tình hình kinh tế Đức hiện tại là tốt, thậm chí rất tốt.

Tận dụng tâm lý lạc quan này của cử tri Đức, hồi đầu tháng 7, nữ Thủ tướng Angela Merkel đã công bố một bản chương trình hành động dày 76 trang, trong đó bà Merkel đề ra một mục tiêu đầy tham vọng là đến năm 2025, tỷ lệ thất nghiệp ở Đức sẽ giảm xuống dưới 3%, tức hầu như mọi công dân Đức đến tuổi lao động đều sẽ tìm được việc làm./.

Theo VOV

tin mới

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân