Bà Tư Hường: Người đứng đầu gia tộc kinh doanh bậc nhất Việt Nam

Bà Trần Thị Hường (Tư Hường) là doanh nhân đứng đầu một trong những gia tộc kinh doanh khét tiếng và là số ít người ở tuổi “xưa nay hiếm” vẫn miệt mài kinh doanh và đã từng đưa cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ về Việt Nam.

Bà chủ của nhiều “đế chế”

a
Bà Trần Thị Hường. Ảnh: Internet

Bà Trần Thị Hường (Tư Hường), sinh năm 1936, là nữ doanh nhân thế hệ đầu tại Việt Nam. Bà là người Bình Định. Bà đứng đầu "đế chế" bất động sản Hoàn Cầu và Ngân hàng Nam Á (NamABank) với tài sản có thể lên tới hàng trăm triệu USD.

Bà Tư Hường là một doanh nhân có sức làm việc phi thường. Suốt thập kỷ ở tuổi “xưa nay hiếm”, bà Trần Thị Hường vẫn làm việc và đây cũng là khoảng thời gian bà đưa cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ về Việt Nam và mời Lady Gaga đến biểu diễn. Cùng với sự kiện Hoa hậu Hoàn vũ là sự ra đời của khu resort Diamond Bay nổi tiếng ở Nha Trang.

Gần một thập kỷ ở tuổi thất thập, bà Tư Hường miệt mài với nghiệp kinh doanh và tạo ra mạng lưới “Hoàn Cầu” trên khắp cả nước. Các con của bà, trai gái, dâu rể đều là những nhà lãnh đạo trọng mạng lưới doanh nghiệp do bà gây dựng.

Bà Tư Hường là chủ tịch HĐQT và là người gây dựng lên Tập đoàn Hoàn Cầu. Đây là một tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề được thành lập vào năm 1993, với hơn 30 công ty thành viên trên khắp cả nước, có vị thế vững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tập đoàn Hoàn Cầu hoạt động trong các lĩnh vực: bất động sản, du lịch khách sạn, tài chính ngân hàng, truyền thông quảng cáo, giáo dục với nhiều dự án nổi tiếng như: khu căn hộ cao cấp Cantavil Hoàn Cầu, Nhà hát Crown Convention, Diamond Bay Golf & Villas, Diamond Bay Resort & Spa, Diamond Bay Condotel Resort…

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á (NamABank) gần đây đang trong quá trình tái cấu trúc. Ngân hàng này tiếp tục lỗi hẹn với việc đưa cổ phiếu lên sàn và cập nhập thông tin hoạt động rất chậm.

Tuy nhiên, theo thông tin gần nhất, bà Tư Hường vẫn là cố vấn cấp cao của NamABank. Các vị trí chủ chốt trong ngân hàng đều thuộc về các thành viên trong gia đình và những người có quan hệ mật thiết của nữ doanh nhân này.

Trong một báo cáo quản trị 6 tháng cuối năm 2015, cổ đông cá nhân nội bộ lớn nhất của NamABank là ông Nguyễn Quốc Mỹ, con trai lão bà doanh nhân Tư Hường. Ông Mỹ là phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Nam Á và nắm giữ gần 4,3% cổ phần NamABank.

Ông Nguyễn Quốc Toàn, con trai cả của bà Tư Hường và con gái Nguyễn Thị Xuân Loan cũng đã từng giữ chức chủ tịch NamABank. Ông Toàn trước đó nắm giữ 5% cổ phần NamABank. Công ty TNHH Rồng Thái Bình Dương - một DN của ông gia đình ông Toàn - nắm giữ gần 14,2% cổ phần của Ngân hàng Nam Á.

Những thương vụ lãi triệu USD

a
Á hậu Dương Trương Thiên Lý là con dâu bà Tư Hường.

Trong vài năm gần đây, NamABank có nhiều thay đổi do đang trong quá trình tái cấu trúc. Dàn lãnh đạo cao cấp tại NH này cũng thay đổi liên tục. Riêng trong năm 2015, NH này đã thay cả 2 chức danh quan quan trọng nhất là TGĐ và chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên, có một điểm không đổi là quyền lực của gia đình bà Tư Hường tại NH này.

Hồi đầu 2013, á hậu Dương Trương Thiên Lý, con dâu bà Tư Hường (vợ của ông Nguyễn Quốc Toàn) cũng đã từng bất ngờ thành cổ đông nắm giữ 4,92% cổ phần NamABank. Tuy nhiên, hơn một năm sau đó, á hậu Dương Trương Thiên Lý đã không còn sở hữu cổ phiếu của NamABank nhưng gia đình bà Tư Hường vẫn là nhóm cổ đông chi phối.

Mặc dù là chủ của 2 đế chế hàng đầu trong 2 lĩnh vực tài chính và bất động sản, nhưng bà Tư Hường không phải là con nhà nòi, không xuất thân từ gia đình kinh doanh. Bà Tư Hường từng chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với báo chí rằng: bà lớn lên trong khó khăn, mới học hết lớp 5, từng làm người ở, học may, bán hàng…

Cái duyên kinh doanh bắt đầu bén và gắn với cuộc đời bà từ những năm 80 với việc buôn bán thủy sản, trầm hương, gỗ… Đầu những năm 90, bà thành doanh nghiệp và làm ăn phát đạt với ngành gỗ.

Sự nghiệp kinh doanh của bà Tư Hường bứt phá với một loạt các quyết định đầu tư xây dựng nhà máy đồ uống nước giải khát… rồi sau đó bán cho các tập đoàn lớn trên thế giới vào thời điểm khi mà nền kinh tế Việt Nam mở cửa hội nhập với thế giới đầu những năm 90 và các nhà đầu tư nước ngoại rất ngại các thủ tục hành chính rườm ra và chỉ muốn mua lại các DN trong nước.

Lão bà doanh nhân này đã rất nổi tiếng trên thị trường với hàng loạt các vụ kinh doanh kiếm tiền khổng lồ như hàng loạt các vụ đầu tư xây nhà máy rồi bán như Bia Khánh Hòa (bán cho San Miguel), Nhà máy Sài Gòn Cola (bán cho Coca Cola), Nhà máy nước tăng lực Lipovitan. Mỗi thương vụ bà đều lãi vài triệu đô nhờ nắm bắt được xu thế, thời cuộc.

Tập đoàn Hoàn Cầu ra đời sau đó (1993) tập trung vào lĩnh vực bất động sản, vật liệu xây dựng. Nó cũng đánh dấu bước tấn công mạnh mẽ của bà Tư Hường vào lĩnh vực bất động sản.

Rõ nét nhất về sức mạnh của gia đình bà Hường là ở Tập đoàn Hoàn Cầu với cú đầu tư cả ngàn tỷ vào khu nghỉ dưỡng Diamond Bay và các hạng mục phục vụ cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ Thế giới (Miss Universe) 2008, lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.

Năm 2010, Tập đoàn Hoàn Cầu ký kết hợp tác với Tập Đoàn Deawoo (Hàn Quốc) thành lập Công ty TNHH liên doanh phát triển nhà DAEWON - HOÀN CẦU, xây dựng dự án chung cư cao cấp Cantavil Hoàn Cầu.

Hoàn Cầu cũng đầu tư Quần thể nghỉ dưỡng Quốc Tế Diamond Bay City, TTTM và Khách sạn Hoàn Cầu - 20 Trần Phú-Nha Trang. Ngoài ra, tập đoàn Hoàn Cầu còn triển khai 10 dự án khác tại Nha Trang với quỹ đất lên tới 1.600 hécta.

Năm 2013, Hoàn Cầu Group trở thành chủ sở hữu Trường Đại Học Quang Trung Quy Nhơn và đồng sở hữu Đà Lạt Palace Golf Club, khách sạn Đà Lạt Palace, Du Parc Palace. Đồng thời thành lập Công ty TNHH Hoàn Cầu Ninh Hòa, Công ty TNHH Hoàn Cầu Ninh Long, Công ty TNHH Hoàn Cầu Đà Lạt.

Theo Vietnamnet

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.