Bài 1: Giọt nước tràn ly…

(Baonghean) - Thực hiện qui hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn, mới đây, thành phố và Ban quản trị HTX chợ Bến Thủy có chủ trương đầu tư nâng cấp qui mô chợ, các ki-ốt bám dọc đường Nguyễn Văn Trỗi sẽ không quay mặt ra ngoài như hiện nay mà quay vào trong chợ để tránh mất an ninh trật tự, đảm bảo an toàn giao thông. Chủ trương này không được tiểu thương chợ Bến Thủy ủng hộ. Tuy nhiên, đây chỉ là chuyện “giọt nước tràn ly”. Bức xúc của bà con là trong một thời gian dài, BQT HTX thu phí cao, nhiều khoản thu bất minh, cần được làm sáng tỏ. 
Chợ Bến Thủy - TP Vinh (chủ yếu phục vụ cho sinh viên Đại học Vinh và người dân phường Bến Thủy, Trung Đô) -  những ngày này “nóng” như rang. Từng tốp tiểu thương đứng tụm với nhau trao đổi, to nhỏ về các sai phạm của Ban quản trị (BQT)  HTX chợ Bến Thủy. Họ đồng loạt không đóng phí thuê đất cho  HTX trong 3 tháng lại nay vì cho rằng có nhiều khuất tất ở HTX cần được làm sáng tỏ.
Chị Võ Thị Hồng Oanh – tiểu thương bán quần áo cho biết: Năm 2000, chị đã nạp vào HTX 10 triệu đồng đầu tư ki-ốt, Ban quản lý chợ lúc bấy giờ là phường Bến Thủy thu các khoản phí, lệ phí rất thấp, đồng thời miễn các loại phí cho chị trong 5 năm, phía ngoài đường Nguyễn Văn Trỗi thì được miễn phí 10 năm, coi như hỗ trợ cho các tiểu thương tiền đầu tư.  Sau đó, thực  hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ của thành phố, năm 2008, HTX Bến Thủy chuyển đổi sang mô hình mới tự đầu tư, khai thác, và cũng từ đây, các loại phí, lệ phí năm sau cao hơn năm trước, chị Oanh và nhiều người khác sinh nghi và tìm hiểu. Hóa ra, các loại phí HTX chợ Bến Thủy đã thu sai qui định của tỉnh, mức phí thu ở chợ Bến Thủy cao gấp 3, gấp 4, thậm chí có khoản thu gấp 10 lần so với qui định trong Quyết định số 12/QĐ UBND tỉnh (năm 2012) về mức thu và quản lý phí chợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Dãy ốt bám đường Nguyễn Văn Trỗi chợ Bến Thủy.
Dãy ốt bám đường Nguyễn Văn Trỗi chợ Bến Thủy.
Chị Nguyễn Thị Hồng kinh doanh thịt lợn ở chợ đã 25 năm cho biết: “Tôi bán thịt từ khi chợ còn là vũng bùn, sau đó bỏ tiền ra đầu tư, nhưng vẫn không được vào HTX để làm xã viên. Chỉ một quầy thịt nhưng 1 tháng tôi phải nộp tiền thuê đất 259.000 đồng, tiền thuế 200.000 đồng, ngoài ra còn tiền bảo vệ, tiền vệ sinh, tiền điện, tổng cộng cũng hơn 500.000 đồng. Trong khi đó, theo Quyết định 12 của UBND tỉnh, tôi chỉ phải nộp 28.000 đồng/tháng tiền thuê đất, như vậy HTX đã thu vị trí của tôi cao gần 10 lần”. Một chị hàng cá ngồi ở khu vực chợ trời cho biết: “Theo qui định đây là vị trí kinh doanh loại 3, hoặc 4, giá thuê chỉ 12.000 - 16.000 đồng/tháng, nhưng tôi đã phải nộp 1m2  230.000 đồng/tháng”. Một chị bán hàng giá đỗ ngồi chưa tới 1m2 nhưng 1 tháng cũng phải nộp tiền thuê đất 230.000 đồng, chưa kể thuế, vệ sinh, bảo vệ, tiền điện. 
Chị Võ Thị Hồng Lương - tiểu thương bán quần áo, đại diện cho bà con tiểu thương cho hay: HTX thu nhiều khoản phí quá cao, khiến việc kinh doanh thêm khó khăn. Bà Lương dẫn chứng: Các quầy mặt đường Nguyễn Văn Trỗi gồm 20 ki-ốt, mỗi ki-ốt diện tích chỉ có 9,91m2, cộng với diện tích phụ thành 13,5m2, nhưng mỗi tháng 1 ki-ốt phải nạp tiền thuê đất của HTX tới 151.000 đồng/m2 x với 13,5 m2, tổng cộng phải nạp 2.041.000 đồng (mức giá cao nhất của vị trí hạng nhất của chợ loại 1). Trong khi đó, chợ Bến Thủy không  phải là chợ hạng 1 và thu đúng theo qui định của tỉnh 1 tháng chỉ 48.000 đồng/m2; một ki-ốt 13,5m2, đúng ra 1 tháng tiền thuê đất chỉ phải nộp 696.000 đồng; như vậy HTX đã thu cao hơn gấp 3 lần qui định của tỉnh. Hay dãy ốt đường Nguyễn Du thu 900.000 đồng/tháng, cộng với bảo vệ, vệ sinh là 950.000 đồng/tháng, vượt quá qui định của UBND tỉnh 540.000 đồng/tháng.
Quầy hàng bán thịt tại chợ Bến Thủy.
Quầy hàng bán thịt tại chợ Bến Thủy.
HTX còn  tự đặt ra qui định thu phí chuyển nhượng ki-ốt 10%, nhiều hộ đã phải nộp 5 - 6 triệu đồng, thậm chí 15 triệu đồng/lần chuyển nhượng cho HTX để làm  dịch vụ thủ tục. Theo các chị Nguyễn Thị Oanh (nộp 4,5 triệu đồng phí chuyển nhượng), Trần Thị Ngọ (nộp 5 triệu đồng phí chuyển nhượng), Đoàn Ngọc Tú (nộp 8 triệu đồng phí chuyển nhượng)… thì không có qui định nào của nhà nước cho phép như vậy. Tiền chuyển nhượng này đã đi đâu, về đâu, trong khi thuế của nhà nước không thu được? 
Các tiểu thương khác còn khiếu kiện HTX khi thành lập HTX không dân chủ, không minh bạch, các xã viên chủ yếu là họ hàng, nội tộc, các hộ tiểu thương rất ít được tham gia. HTX mới đây lại có kế hoạch đầu tư xây dựng mới nên đa số hộ kinh doanh không nhất trí. 
Theo đơn tố cáo của các tiểu thương, nổi lên 3 vấn đề đề nghị các cơ quan chức năng và các cấp làm rõ: Thứ nhất: Về vấn đề thành lập HTX, năm 2008, do chuyển đổi mô hình quản lý nên mới thành lập HTX, nhưng các tiểu thương cho rằng không hề tổ chức cuộc họp mời toàn bộ các hộ kinh doanh để nói rõ quyền lợi, nghĩa vụ khi gia nhập vào HTX, không tuyên truyền rộng rãi đến các hộ kinh doanh.  54 cổ đông thì chủ yếu là cán bộ của phường Bến Thủy, cán bộ ủy ban thành phố, hoặc con cháu người thân của ông chủ nhiệm, ông phó chủ nhiệm. Còn tiểu thương là những người kinh doanh lâu đời ở chợ từ 10-20 năm thì không được vào HTX. Như vậy có phải HTX chợ hay không?.
Thứ hai, khi đi vào hoạt động, BQT HTX đã cố tình thu sai các loại phí. Về phí đất, Ban quản lý HTX chợ đã thu phí đất của các hộ kinh doanh chợ Bến Thủy áp dụng chợ loại 1 và đã thu gấp đôi, gấp ba, có nhiều vị trí thu cao gấp nhiều lần. Sự việc này kéo dài đã nhiều năm, gây thiệt hại cho các hộ kinh doanh hàng tỷ đồng. Về phí chuyển nhượng ốt, khi trong chợ có sự sang nhượng ốt, Ban quản trị HTX chợ bắt phải nộp phí chuyển nhượng là 10%. Nếu ai quan hệ tốt thì được giảm xuống còn 5-8%. Có ki-ốt phải nộp phí chuyển nhượng 15 triệu đồng. Nhiều hộ tiểu thương đã đưa ra các chứng cứ là các phiếu thu của HTX về tiền chuyển nhượng ốt, hóa đơn tiền điện, hộ ít thì 5 triệu đồng, hộ nhiều 10 triệu đồng.  
Để hạn chế tình trạng nhếch nhác của các chợ trong thành phố, thực hiện  qui hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn, thành phố và Ban quản trị HTX chợ Bến Thủy đã có chủ trương đầu tư nâng cấp qui mô chợ với tầng hầm để xe, các khu gian hàng, ngành hàng riêng biệt, các ki-ốt bám dọc đường Nguyễn Văn Trỗi sẽ không quay mặt ra ngoài như hiện nay mà quay vào trong chợ để tránh mất an ninh trật tự, đảm bảo an toàn giao thông. Ngoài lý do kinh doanh khó khăn, thì dãy ốt mới được đầu tư sửa chữa nên đa số tiểu thương không đồng ý.
Chính vì vậy bà con tiểu thương ở đây kiến nghị với thành phố chưa qui hoạch và đầu tư xây dựng lại. Ngày 04/10/2013, UBND Thành phố Vinh đã làm việc với tiểu thương chợ Bến Thủy, ông Nguyễn Văn Chỉnh - Phó Chủ tịch UBND thành phố chủ trì. Tại buổi làm việc, thành phố đã thống nhất chỉ đạo không đầu tư nâng cấp xây dựng chợ trong thời điểm hiện nay. Khi nào các hộ tiểu thương và các xã viên HTX có nhu cầu mở rộng, nâng cấp xây dựng chợ thì đề xuất nguyện vọng lên Ban quản trị HTX để lập phương án đầu tư xây dựng, nâng cấp chợ. Tuy nhiên, đầu tư xây dựng chỉ là chuyện “giọt nước tràn ly”. Bức xúc của bà con kinh doanh là HTX thu phí cao, nhiều khoản thu bất minh, cần được làm sáng tỏ. 
Hồng Sọc

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.