Bài 1: Nông dân nói có, Công ty Mía đường nói không
Trong quá trình hướng dẫn nông dân tổ chức vệ sinh đồng ruộng, phun thuốc để diệt trừ và hạn chế bệnh rầy và rệp trên cây mía, Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Tân Kỳ phát hiện nông dân xã Giai Xuân, Tân Xuân, Nghĩa Đồng, Tân Phú, Hương Sơn... đã dùng một loại thuốc BVTV ngoài danh mục để diệt rệp xơ bông trắng trên lá mía.
(Baonghean.vn) Trong quá trình hướng dẫn nông dân tổ chức vệ sinh đồng ruộng, phun thuốc để diệt trừ và hạn chế bệnh rầy và rệp trên cây mía, Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Tân Kỳ phát hiện nông dân xã Giai Xuân, Tân Xuân, Nghĩa Đồng, Tân Phú, Hương Sơn... đã dùng một loại thuốc BVTV ngoài danh mục để diệt rệp xơ bông trắng trên lá mía.
Loại thuốc BVTV ngoài danh mục này được đóng gói trong
bao bì ni lông, mỗi bao 800 gam, không có tiếng Việt, mà chỉ có tiếng Trung Quốc, vỏ bao màu đỏ, phía dưới có dòng chữ XUZHOFENG WEIHUAGONG CHINA, trên bao có hình ảnh một sốđối tượng dịch hại như: bọ hung, chuột, rệp, dế dũi, sùng, sâu đục thân và hình ảnh cây mía, chuối, lạc; thuốc có mùi hôi nồng nặc. Qua tìm hiểu, Trạm BVTV huyện cho biết: loại thuốc này cứ mỗi sào (500 m2) rải 400 gam, nếu bị rệp nhẹ thì 200 gam/sào; cứ 3 hàng mía chỉ cần rắc vào gốc 1 hàng; thời gian cách ly 15-30 ngày mới được vào ruộng mía và không dùng lá mía làm thức ăn gia súc; không cho gia súc gia cầm đi vào ruộng mía đã dùng thuốc.
Bao bì và tang vật 107 kg thuốc BVTV ngoài danh mục thu giữ đang được trạm BVTV Tân Kỳ quản lý
Nhận thấy đây là loại thuốc rất độc, chưa được sử dụng trong nước nên cán bộ BVTV đã khuyến cáo bà con không nên dùng nhưng bà con không nghe. Tuy nhiên, do không được Công ty mía đường Sông Con báo cáo cụ thể nên Trạm BVTV chưa nắm được số lượng.
Được biết, số thuốc trên được Công ty CP Mía đường Sông Con nhập về trong tháng 9 năm 2011, sau đó cán bộ nông vụ cấp trực tiếp cho các chủ hợp đồng mía ở các xã từ ngày 20/9/2011. Xã nào có cán bộ nông vụ thì nông dân sử dụng loại thuốc trên (các xóm hoặc từng vùng mía từ 5 đến 7 hộ có một cán bộ nông vụ). Sau khi cung cấp và hướng dẫn sử dụng bằng miệng thì cán bộ nông vụ thu mua lại vỏ bao.
Trong khi nông dân thì cho rằng thuốc BVTV ngoài danh mục là do Công ty CP Mía đường Sông Con cung cấp thì ông Nguyễn Bá Quý, Phó Giám đốc phụ trách nguyên liệu của công ty phủ nhận hoàn toàn. Ông Quý cho biết, công ty cũng mới biết được tin nông dân Tân Kỳđang sử dụng một loại thuốc BVTV lạ, không rõ nguồn gốc (ngoài danh mục) để trừ bệnh rệp cho mía.
Việc Trạm BVTV Tân Kỳ không trao đổi với công ty mà có văn bản gửi cơ quan chức năng nói số thuốc trên do Công ty CP Mía đường Sông Con cung cấp là không có cơ sở và mang tính quy chụp. Công ty có 37 cán bộ nông vụ, bình quân mỗi xã 2-3 cán bộ nông vụđảm nhận việc cung cấp vật tư, thuốc BVTV trong danh mục (phun nước) ứng trước cho nông dân (bình quân khoảng 35 - 45 triệu đồng/ha), không cung cấp và không liên quan gì đến việc sử dụng thuốc BVTV ngoài danh mục của nông dân. Công ty cũng không can thiệp và không thể can thiệp được việc sử dụng thuốc của bà con nông dân.
Ngày 29/9, Cơ quan công an phối hợp với Trạm BVTV huyện Tân Kỳ kiểm tra, thu giữ 107 kg thuốc BVTV ngoài danh mục tại nhà ông Trần Ngọc Hảo, xóm trưởng xóm 8, xã Nghĩa Đồng, Tân Kỳ. Hiện số thuốc BVTV ngoài danh mục trên đang được Trạm BVTV Tân Kỳ quản lý. Chúng tôi đã tìm về xóm 8, xã Nghĩa Đồng, Tân Kỳ. Ông Trần Ngọc Hảo cho biết: "Các xã khác đã sử dụng, xã Nghĩa Đồng mới sử dụng năm đầu nên chưa biết hiệu quả thế nào. Cơ bản thuốc BVTV là do nhà máy đường cung cấp. Số thuốc bị thu giữ (chính xác là 107,2 kg) tôi đăng ký mua và được nhà máy đường cung cấp".
Bà Đào Thị Ngân (vợ ông Hảo) cho biết thêm: Số thuốc BVTV chồng bà đưa vềđể cung cấp cho bà con đang để ngoài vườn, chưa sử dụng thì bị kiểm tra, thu giữ. Cũng theo bà Ngân, mía đã gần ngày thu hoạch, đợt lụt và gió tháng 5 cây mía đã bị bổ rạp xuống, nay bị bệnh rầy, rệp, không thểđi vào để phun bằng thuốc nước nên các gia đình phải tìm biện pháp diệt trừ khác phù hợp hơn. Các loại vật tư BVTV, phân bón thường do Công ty mía đường Sông Con cung cấp dưới dạng ứng trước cho bà con, thu hoạch mía xong mới trả nên chồng bà không bao giờ dám lấy thuốc BVTV ngoài danh mục đểđưa về cho bà con.
Ông Ngô Xuân Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Đồng thừa nhận: Việc nông dân đưa số lượng thuốc BVTV bao nhiêu và cách, hiệu quả sử dụng như thế nào xã thực sự không nắm được vì việc này do HTX quản lý, hướng dẫn. Mới đây, sau khi có thông tin về việc người dân trong xã dùng thuốc BVTV ngoài danh mục để diệt rệp trên cây mía, trên cơ sở chỉđạo của huyện, xã đã giao cho HTX và khuyến cáo bà con nông dân dùng phân bón, thuốc BVTV có nguồn gốc trong danh mục.
Về nguồn gốc một số thuốc BVTV ngoài danh mục trên địa bàn, theo ông Nghĩa thì số thuốc này có thể là do bà con khi đi tham quan mô hình trồng mía ở Lạng Sơn và một số tỉnh phía Bắc mang về (có HTX và cán bộ nông vụ của Công ty mía đường Sông Con đi cùng), nay do mía bị bệnh rệp nặng nên đưa dùng thử.
Như vậy, hiện có nhiều thông tin khác nhau về nguồn gốc số thuốc BVTV ngoài danh mục mà nông dân vùng mía nguyên liệu Tân Kỳ sử dụng, đòi hỏi sự vào cuộc của cơ quan điều tra. Bên cạnh đó, cần giám định mức độđộc hại của loại thuốc này. Tuy nhiên, cách trả lời "không biết gì" của đơn vị liên quan và việc tìm nguồn thuốc BVTV ngoài danh mục không quá khó khăn như hiện nay thì ngay cả khi có kết luận, rất khó để quy trách nhiệm.
(còn nữa)
Nguyễn Hải