Bài 2: "Cạm bẫy" của những kẻ bất lương
Lợi dụng cuộc sống khó khăn, đói nghèo về vật chất và sự hạn chế về mặt nhận thức của người dân, những kẻ bất lương chuyên hành nghề lừa đảo đã tìm đến Xiêng My dụ dỗ phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài và rủ rê những người đàn ông khỏe mạnh đi làm việc không công tại các bãi vàng. Việc làm này đã đẩy nhiều gia đình vào cảnh ly tán, cuộc sống thường ngày của các bản làng đang bị xáo trộn.
(Baonghean) Lợi dụng cuộc sống khó khăn, đói nghèo về vật chất và sự hạn chế về mặt nhận thức của người dân, những kẻ bất lương chuyên hành nghề lừa đảo đã tìm đến Xiêng My dụ dỗ phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài và rủ rê những người đàn ông khỏe mạnh đi làm việc không công tại các bãi vàng. Việc làm này đã đẩy nhiều gia đình vào cảnh ly tán, cuộc sống thường ngày của các bản làng đang bị xáo trộn.
Những gia đình ly tán
Chúng tôi tìm đến gia đình ông Vi Văn Nguyên và bà Vi ThịĐào ở bản Piêng Ồ có con dâu là Lương Thị Thủy vừa bỏđi chừng 2 tuần. Bà Đào bếđứa cháu nội (con của Thủy) chưa đầy 3 tuổi rót nước mời khách. Bà nói trong nước mắt: "Mẹ nó bỏđi, nó nhớ nên khóc suốt, có khi nó khóc từ nửa đêm tới sáng".
Qua câu chuyện của bà Đào, được biết con trai bà đang làm ăn xa, vợ con ở nhà với bố mẹ chồng. Lâu nay, cuộc sống gia đình diễn ra bình thường, mẹ chồng và nàng dâu không có gì xung khắc, không cãi nhau. Vậy mà một buổi trưa nắng, chị Thủy bảo với ông bà là vào rừng tìm trâu, vì con trâu của gia đình 2 ngày nay không thấy về. Bé Cường khóc và đòi đi theo mẹ, nhưng chị Thủy nhất quyết không cho. Chị nói với con: "Con ở nhà với ông bà, đi theo mẹ khổ lắm". Nói xong, chị tất tả lội nhanh qua con suối trước nhà rồi lên đường cái và khuất dần, để mặc đứa con trai bé bỏng khóc đến lạc cả tiếng. Tối hôm đó, chị Thủy không về nhà. Ngày hôm sau và những ngày tiếp theo, chị cũng không về. Cũng từ buổi chiều hôm đó, ông Nguyên và bà Đào liên tục gọi vào sốđiện thoại di động của con dâu nhưng không liên lạc được. Những người hàng xóm của bà Đào đoán rằng, có thể chị Thủy đã sang Trung Quốc lấy chồng theo lời dụ dỗ của một ai đó.
Ông Lô Văn Thuận (giữa) và 2 con Lô Văn Thành, Lô Văn Thượng - những nạn nhân bị bán cho hội đào đãi vàng ở Phú Yên. Ảnh: T.A
Bà Lô Thị Thân - cán bộ Chi hội Phụ nữ bản Piêng Ồ cho biết, tính đến nay, cả bản có khoảng 50 phụ nữđã bỏ nhà ra đi. Phần nhiều chị em ra đi vì chồng nghiện ma túy, không chịu làm ăn, lại hay hành hạ vợ con.
Trong lúc đó, lại có người đến dụ dỗđi xa làm công việc nhàn hạ, thu nhập cao, lấy được chồng giàu nên nhiều phụ nữđã từ bỏ tất cảđểđi tìm cho mình "vận may" mới. Thậm chí, có trường hợp chồng đang đi đào đãi vàng ở Quảng
Điển hình như bà Khay, từ Trung Quốc trở vềđưa 3 người phụ nữở xã Yên Hòa đi biệt tích. Không ít người ở nhà đã "lóa mắt" và dễ dàng "cắn câu" mà không thể biết bản thân mình đang bị biến thành một món hàng trong tay những kẻ bất nhân. Đối với những em gái ở lứa tuổi vị thành niên, phần lớn do không được học hành đến nơi đến chốn, cuộc sống gia đình lại khó khăn, vất vả nên dễ dàng để lọt tai những lời dụ dỗ của các "mẹ mìn". Không những thế, ởđây có không ít ông bố, bà mẹ vì khoản tiền vài ba chục triệu đồng đã sẵn sàng để con gái đi theo những kẻ buôn người sang bên kia biên giới. Nhiều người dân ở Piêng Ồ vẫn còn nhớ như in cảnh em Vi Thị T (SN 1996) bị bố mẹđem "bán" cho những kẻ buôn người. Cô bé 16 tuổi ấy khóc lóc van xin bố mẹ, nhưng những kẻ buôn người đã kéo em lên xe máy đểđưa đi, không biết giờđây số phận của T đang trôi dạt nơi nào.
Nằm cạnh bản Piêng Ồ là bản Noóng Mò. Xét về mặt số lượng, chị em phụ nữ bị lừa bán sang Trung Quốc thì Noóng Mò không hề thua kém Piêng ồ khi con số này hiện lên tới trên 50. Cá biệt, có trường hợp con gái ông Vi Công Thưởng là Vi Thị May Pòng (16 tuổi), bị dị tật và thiểu năng về trí tuệđã bị những kẻ chuyên hành nghề buôn người đến dụ dỗđem đi. Đến nay đã hơn nửa năm, vợ chồng ông Thưởng vẫn chưa có tin tức gì về con gái của mình. Nhà nghèo, bản thân ông cũng bị bệnh tật nên dù rất thương nhớ con nhưng không có tiền đi tìm, mà cũng không biết ởđâu mà tìm.
Anh Vi Văn Hiếu - Bí thưĐoàn xã Xiêng My cho biết: "Hiện tượng buôn bán phụ nữ, trẻ em gái thực sựđã trở thành một vấn nạn nhức nhối, ảnh hưởng xấu đến đời sống văn hóa- xã hội và phá vỡ nền tảng đạo đức, làm băng hoại thuần phong mỹ tục. Nhưng để có một con số thống kê đầy đủ trong toàn xã thì rất khó, vì hầu hết các gia đình nạn nhân đều không trình báo. Tổ chức Đoàn thanh niên đã ra sức tuyên truyền nhưng thực tế không mấy hiệu quả". Chúng tôi tiếp tục liên lạc với Thượng tá Lô Liên - Phó trưởng Công an huyện Tương Dương để nắm rõ hơn tình hình. Nhưng cũng giống như thời điểm cách đây gần 1 tháng, khi thực hiện phóng sự "Cạm bẫy người và chuyện cô bé tuổi 16", chúng tôi nhận được câu trả lời: "Hiện tại đang trong quá trình điều tra nên không thể cung cấp thông tin cho báo chí".
Chuyện của những "phu vàng"
Đến bản Khe Quỳnh, được tin trong bản có 6 người vừa thoát chết trở về từ một bãi vàng ở tỉnh Phú Yên, chúng tôi liền tìm đến nhà ông Lô Văn Thuận để tìm hiểu thực hư. Bởi lẽ, 2 người con trai của ông là Lô Văn Thành (sinh 1985) và Lô Văn Thượng nằm trong đoàn 6 người vừa trở về từ chốn "địa ngục". Mặc dù vừa mới qua một chặng đường vất vả, cực nhọc nhưng khi chúng tôi đặt vấn đề tìm hiểu để tuyên truyền, cảnh báo cho những người khác còn nhẹ dạ, cả tin, Thành và Thượng sΩn sàng dậy tiếp chuyện.
Sau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn mấy ngày, nghe theo lời dụ dỗ của Lương Văn Hà, người cùng bản từng đi làm ăn xa từ mấy năm nay, anh em Thành- Thượng và 4 người cùng bản là Lữ Văn Chồm, Lương Văn Bút và hai anh em Lữ Văn Cháu, Lữ Văn Năm lên đường vào Phú Yên. Cùng đi với 6 người ở bản Khe Quỳnh còn có 1 người ở bản Đình Yên, xã Yên Hòa (Tương Dương) và 1 người nữa ở xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn).
Theo lời của Lương Văn Hà thì vào đến Phú Yên mọi người làm công việc khai thác gỗ, thu nhập cao và thời gian làm chỉđộ 3 tháng, sau đó sẽ về quê tiếp tục làm ăn. Nghe nói bùi tai, nghĩ rằng ở quê đang là thời điểm nông nhàn, tranh thủđi làm 3 tháng kiếm thêm ít tiền về làm vốn, mọi người liền thu xếp hành lý để lên đường cùng với Lương Văn Hà. Ra Thị trấn Hòa Bình, bắt xe xuống Thành phố Vinh, rồi cảđoàn tiếp tục bắt xe đi thẳng vào Phú Yên. Đến nơi, Hà giao cả 8 người cho một đối tượng khác, đối tượng này là người địa phương. Người này tổ chức đưa họ vào rừng sâu bằng xe máy và đi bộ suốt 2 ngày. Nhưng khác với lời hứa của Lương Văn Hà, 8 người bịđưa đến một bãi khai thác vàng thủ công thuộc địa phận huyện Sông Hinh.
Tại đây, 8 người được bọn "đầu nậu" chia thành 2 nhóm (4 người/nhóm) với máy hút cát sạn và vòi rồng để thực hiện việc đào đãi vàng sa khoáng. Thời gian làm việc 12 tiếng mỗi ngày, công việc vô cùng nặng nhọc. Hàng ngày, phải khiêng máy đi vào các lối mòn và khe suối trong rừng sâu để khai thác. Những kẻ tay chân của chủ luôn luôn kèm cặp, chúng sẵn sàng dùng gậy gộc để phang vào người khi lơi là công việc. Khi làm việc, những "phu vàng" này luôn bị giám sát, chỉ cần ngơi nghỉ tay chân một vài phút là có thể bị nhận đòn roi. Nơi trú chân ban đêm của cả 8 người là căn lều chật chội được làm bằng tấm bạt. Dưới cái nắng nhưđổ lửa và những trận mưa như trút nước, có lúc những "phu vàng" đã phải bật khóc vì nhớ nhà, vì cảm thấy cực nhục. Sau những ngày lao lực, toàn thân đau buốt, Lô Văn Thành xin nghỉ một ngày nhưng bọn chủ nhất quyết không cho. Thành cãi lại, lập tức bọn chúng dùng vòi rồng xịt thẳng vào mặt anh. Sức mạnh của dòng nước phun ra từ vòi rồng khiến Thành ngã dúi dụi và trượt chân xuống hố khai thác vàng. Anh lảo đảo đứng dậy, mặt mày tối tăm, đầu óc choáng váng nhưng vẫn phải tiếp tục làm việc.
Khi hết thời hạn 3 tháng, mọi người đề nghị thanh toán tiền công thì bọn chủ vẫn không chịu trả. Không những thế, tên "đầu nậu" còn tuyên bố cả 8 người phải làm việc ít nhất là 12 tháng mới thanh toán luôn thể. Biết mình đã bịđưa vào "hang cọp", chỉ có cách duy nhất là trốn khỏi nơi đây may ra mới tìm được đường về nhà. Cơ hội đã đến khi một đêm trời mưa to, gió lớn, cả 8 người xếp hành lý rồi băng vào đêm tối. Nhưng khốn nỗi rừng núi hoang vu, bóng đêm dày đặc, phía trước còn rất mông lung, phía sau bọn chủđang truy đuổi, có lúc mọi người tưởng chừng như không còn hy vọng, đói khát, mệt mỏi, chân tay và toàn thân tứa máu.
Sang đến ngày thứ 3, có 2 người trong đoàn bắt đầu lên cơn sốt rồi xỉu dần. Những người còn lại phải thay nhau cõng hoặc dìu 2 người bịốm. Đến sáng ngày thứ 5, mọi người đi qua một rẫy sắn và biết rằng đã sắp đến một bản làng nào đó. Dừng chân xin sắn nướng ăn và hỏi đường đi tiếp, chủ rẫy sắn đã nhiệt tình giúp đỡ. Đến chiều, đoàn người bỏ trốn tìm đến một ngôi làng nằm giữa chốn đại ngàn thuộc xã Sông Hinh, huyện Sông Hinh (Phú Yên) để xin tá túc. Dân bản nơi đây đã dang tay cưu mang, che chở. Công an viên của bản tìm đến hỏi chuyện và nắm tình hình, rồi sau đó báo lên chính quyền cấp xã. Chính quyền xã sở tại đã giúp đỡ mọi người bằng cách bố trí nơi ăn, chốn nghỉ và cứu chữa những người đau ốm và tạo điều kiện để liên lạc với gia đình. Nhận được tin, gia đình của 8 nạn nhân này bàn bạc, góp tiền và cử người vào đón về quê.
Ngừng một lát, Lô Văn Thành nói tiếp: "Chúng em vềđược đến nhà như thế này là may mắn lắm rồi. Em vừa nhận được tin 2 người bạn ở huyện Kỳ Sơn đã bị bọn chủ cho người đánh chết trên đường chạy trốn ở một bãi vàng thuộc tỉnh Quảng
Tường Anh