Kinh tế

Bài 4: Bảo tồn nguồn gen quý hiếm ở miền Tây

Nhóm P.V Kinh tế 05/12/2024 13:52

Miền Tây Nghệ An chứa đựng những tinh hoa của tự nhiên và có khu dự trữ sinh quyển thế giới lớn nhất cả nước trải rộng ở nhiều huyện; về nguồn gen cây bản địa, có những giống nếp, lúa đầu dòng, chè hoa vàng, quế Quỳ, chè Shan tuyết, lợn đen, bò đầu rìu, cá mát, đào, mận, gừng gié,… qua hàng trăm năm đã thích nghi với điều kiện tự nhiên, các sản vật giữ được nguồn gen trội và cho ra đời những sản phẩm đặc biệt...

TIEU DE BAI 4
TIEU DE BAI 4
Tit phu 1

Sau thời gian ròng rã thực địa trong rừng sâu, núi cao, nhóm cán bộ của Sở Khoa học và Công nghệ đã tìm được cây sâm Puxailaileng trong tự nhiên và đưa về trồng thử nghiệm ở xã Tây Sơn của huyện Kỳ Sơn. Sâm Puxailaileng là một loại sâm quý hiếm thuộc họ nhân sâm (Araliaceae) được tìm thấy ở vùng núi cao Puxailaileng thuộc dãy Trường Sơn, nơi có độ che phủ rừng trên 80%. Hiện nay, sâm Puxailaileng trong tự nhiên ngày càng khan hiếm và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Sâm Puxailaileng được Sở Khoa học và Công nghệ tìm thấy trên đỉnh dãy núi Trường Sơn hồi tháng 102024. Ảnh Hoàng Linh
Sâm Puxailaileng được Sở Khoa học và Công nghệ tìm thấy trên đỉnh dãy núi Trường Sơn hồi tháng 102024. Ảnh: Hoàng Linh

Việc phát hiện loài nhân sâm thuộc chi Panax trên vùng núi cao Puxailaileng ở Nghệ An được xem như phát hiện một kho báu, rất có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn. Ngay sau khi tìm được cây sâm quý này, mẫu sâm đã được các nhà khoa học ở Hà Nội phân tích đặc điểm nông - sinh học, giá trị dược liệu, cách thức nhân giống và trồng... Theo số liệu phân tích cho thấy, độ ẩm và lượng đường tự do của hai mẫu sâm Puxailaileng cao hơn so với sâm ngọc linh; sâm Puxailaileng có các hợp chất Saponin Ginsenosid Rg1, Ginsenosid Rb1 và Majonosid R2 ở mức khá cao. Hiện nay, sâm Puxailaileng rất hiếm gặp trong tự nhiên.

sam-puxailaileng-bao-ton-o-tram-duoc-lieu-na-ngoi-cua-tap-doan-th.-anh-tran-chau(1).jpg
Sâm Puxailaileng bảo tồn ở Trạm dược liệu Na Ngoi của Tập đoàn TH. Ảnh: Trân Châu

Trước đây, khi bảo tồn được một số cây, Sở Khoa học và Công nghệ đã nhân giống và chuyển giao cho Tập đoàn TH theo dõi, chăm sóc ở xã Na Ngoi (Kỳ Sơn). Do đặc tính quý giá của sâm Puxailaileng, xét thấy sự cần thiết tiếp tục nhân giống, bảo tồn, Sở Khoa học và Công nghệ đang có kế hoạch nhân giống, bảo tồn tiếp cây thuốc này.

Sâm Puxailaileng có thể nhân giống bằng mô tế bào. Ảnh CSCC
Sâm Puxailaileng có thể nhân giống bằng mô tế bào. Ảnh: CSCC

Ông Nguyễn Quý Linh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: “Sâm Puxailaileng mọc trên núi Puxailaileng (thuộc dãy Trường Sơn), địa bàn huyện Kỳ Sơn, có độ cao hơn 2.700m so với mực nước biển, được các nhà khoa học đánh giá là có chất lượng không thua kém sâm ngọc linh ở Quảng Nam và Kon Tum. Sở đang có kế hoạch xây dựng hệ thống trang trại thông minh (Smart Farm) ở thị xã Thái Hòa và đưa giống sâm Puxailaileng trồng trong nhà kính, dùng công nghệ cấy mô để nhân giống.

sam-removebg-preview.png
Sâm Puxailaileng hay còn gọi là củ một triệu có tên khoa học là Panax vietnamensis Ha & Grushv, thuộc họ Ngũ gia bì – Araliaceae. Ảnh minh hoạ: T.H

Tại trạm bảo tồn dược liệu của Tập đoàn TH ở xã Na Ngoi và xã Mường Lống (Kỳ Sơn), hàng chục tập đoàn cây dược liệu gồm: Chè hoa vàng, lan thạch hộc tía, đẳng sâm, đương quy Nhật, sâm bảy lá một hoa, sâm Lai Châu, tam thất Bắc, gừng Kỳ Sơn, hoa cúc… đang được nhân và phát triển. Riêng lan thạch hộc tía được trồng bằng cách gắn trên thân cây cổ thụ là loại lan được ghi chép lại là Từ Hy Thái Hậu (triều đại nhà Thanh, Trung Quốc) tin dùng từ xa xưa, nay đang được nuôi cấy mô với hàng vạn cây chuẩn bị cho thu hoạch. Trên độ cao gần 2.700m so với mặt nước biển, những khoảng rừng nguyên sinh có không khí trong lành, với thảm lá mục ken dày là nơi ươm trồng dược liệu hiệu quả. Các nhà khoa học lắp các thiết bị đo nhiệt độ, ánh sáng để theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, ứng dụng công nghệ sinh học vào nuôi trồng, tận dụng dưỡng chất từ thiên nhiên, hứa hẹn mở ra ngành công nghiệp dược liệu mới cho miền Tây xứ Nghệ.

Dựa vào các dữ liệu sẵn có từ điều tra đa dạng sinh học nguồn gen của các viện nghiên cứu, trường đại học, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Nghệ An còn tiến hành điều tra trữ lượng các nguồn gen quý hiếm, có giá trị kinh tế, có tiềm năng để bảo tồn. Từ năm 2021 đến nay, trung tâm đã xác định thêm được 8 nguồn gen để bổ sung vào danh mục bảo tồn như ba ba gai sông Quàng, ếch gai sần ở huyện Quế Phong, hải sâm đen ở vùng biển Nghi Tiến (Nghi Lộc), gà tây ở huyện Kỳ Sơn, chè dây, huyết đằng và bách bộ; 1 nguồn gen cây ăn quả là hồng thành phố Vinh (xã Nghi Ân, Nghi Đức).

thu-hai-che-day-tai-mo-hinh-trong-moi-doc-khe-cha-ha-cua-to-hop-tac-che-day-ban-canh-toong-xa-yen-tinh-tuong-duong-.(1).jpg
Thu hái chè dây tại mô hình trồng mới dọc khe Chà Hạ của Tổ hợp tác chè dây bản Cành Toong, xã Yên Tĩnh (Tương Dương).Ảnh: Hoài Thu

Từ kết quả điều tra đó, các địa phương đã thực hiện các dự án bảo tồn như: “Xây dựng mô hình bảo tồn lưu giữ ba ba gai sông Quàng tại huyện Quế Phong”, “Xây dựng mô hình nhân giống hồng bản địa thành phố Vinh”, “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nhân giống, trồng và chế biến một số sản phẩm từ cây chè dây tại huyện Con Cuông”…

Tit phu 2

Nghệ An có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất cả nước. Toàn tỉnh hiện có 1,008 triệu ha đất có rừng, bao gồm 173,9 ngàn ha đã thành rừng và 45,84 ngàn ha đã trồng chưa thành rừng, trong đó 789 ngàn ha rừng tự nhiên. Nghệ An được Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá là một trong những tỉnh có độ che phủ rừng tốt và lớn nhất cả nước với gần 60%. Đến nay, toàn tỉnh đã có 24.692ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững VFCS/PEFC và FSC (trong đó, rừng trồng 21.783,72ha; rừng tự nhiên 2.908,106ha). Đây là điều kiện quan trọng để Nghệ An xuất khẩu gỗ ra nước ngoài, đồng thời xây dựng thành trung tâm chế biến gỗ của vùng Bắc Trung Bộ.

duoc-lieu-uom-trong-duoi-tan-rung-o-huyen-ky-son.-anh-tran-chau(1).jpg
Dược liệu ươm trồng dưới tán rừng ở huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Trân Châu

Một trong những yêu cầu của xuất kh ẩu gỗ, đó là cây giống rừng phải có nguồn gốc xuất xứ và phải ươm trồng, theo dõi khoa học. Chính vì vậy, Nghệ An đang gặp thách thức trong việc sản xuất cây giống lâm nghiệp bằng phương pháp cấy mô bởi tốn kém chi phí. Công ty TNHH một thành viên Lâm nông nghiệp sông Hiếu khi từ năm 2019 đã tổ chức cho cán bộ công nhân viên các lâm trường đi học hỏi các mô hình phát triển kinh tế rừng; đồng thời chuyển sang trồng rừng cây gỗ lớn, hướng tới khai thác tín chỉ các-bon. Ông Nguyễn Ngọc Hoàng – Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Lâm nông nghiệp sông Hiếu chia sẻ: Đơn vị tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất giống lâm nghiệp bằng nuôi cấy mô tại Huế và Viện giống Lâm nghiệp. Nhờ các đợt khảo nghiệm này, từng đơn vị đều nhận ra khác biệt, ưu thế của trồng rừng bằng giống nuôi cấy mô so với dâm hom. Công ty chọn Lâm trường Đồng Hợp này tổ chức sản xuất giống từ nuôi cấy mô để cấp cho các đơn vị thành viên.

lam-truong-dong-hop-da-lam-chu-duoc-ky-thuat-uom-giong-keo-tu-nuoi-cay-mo.-anh-van-hai(1).jpg
Lâm trường Đồng Hợp đã làm chủ được kỹ thuật ươm giống keo từ nuôi cấy mô. Ảnh: Văn Hải

Do điều kiện cơ sở vật chất, công ty nhận phôi giống từ Viện giống Lâm nghiệp giống keo kích cỡ nhỏ bằng que tăm về để chăm. Ông Cao Cự Lực - Giám đốc Lâm trường Đồng Hợp chia sẻ: Đội ngũ công nhân lâu nay quen với sản xuất bằng giống dâm hom khá đơn giản nên khi chuyển sang chăm sóc cây giống bằng nuôi cấy mô thật gian nan, vụ đầu tiên, tỷ lệ cây chết cao. Nguyên nhân là do giống nuôi cấy mô đưa về rất nhỏ, quá trình chăm, chỉ cần gặp mưa lớn hoặc tưới nước quá nhiều sẽ bị úng và ngược lại trời nắng quá không che chắn thì cây giống bị cháy, mưa rét cũng bị chết. Sau 2 năm chỉ đạo vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, đến nay, lâm trường đã làm chủ được kỹ thuật ươm giống keo từ nuôi cấy mô, mỗi năm sản xuất gần 100 vạn cây giống cấp cho bà con trong vùng.

z6083384624857_b801e915b2d77aad2e782649a61eccda(1).jpg
Luống ươm phủ kin bằng màng ni lông để ươm giống keo lai từ nuôi cấy mô tại Lâm trường Đồng Hợp (Quỳ Hợp). Ảnh: Văn Hải

Tổng Công ty Lâm nông nghiệp Sông Hiếu cho biết: Cùng với Lâm trường Đồng Hợp, các lâm trường khác cũng chọn giống keo tốt về ươm bằng dâm hom. Với gần 7.500ha rừng trồng, trong đó mỗi năm tổng công ty trồng mới khoảng 350ha rừng nguyên liệu bằng giống nuôi cấy mô. Tuy nhiên, “tiền nào của nấy”, cây giống rừng chất lượng, sau 6 -7 năm trồng sẽ cho thu hoạch, năng suất đạt 120 tấn/ha nên hiệu quả không chỉ cao hơn 20ha/tấn so với keo trồng bằng dâm hom. Khi nuôi thành rừng gỗ lớn giá trị sẽ cao gấp đôi.

tao-giong-tai-vuom-uom-keo-cua-lam-truong-quy-chau.-anh-van-truong(1).jpeg
Tạo giống tại vườm ươm keo của Lâm trường Quỳ Châu. Ảnh: Văn Trường

Tận dụng giá trị sinh học lớn của rừng nguyên sinh Pù Mát, Vườn Quốc gia Pù Mát đã và đang triển khai 3 đề tài bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn. Cụ thể, năm 2023, triển khai xây dựng mô hình phát triển nấm dược liệu và nấm ăn tại Vườn quốc gia Pù Mát. Kết quả vườn đã sản xuất thành công các giống nấm linh chi Ga2 và nấm bào ngư Pn1. Đối với giống nấm linh chi Ga2 hiện đã sản xuất được 46 ống giống cấp I (tỷ lệ thành công đạt 92%), 93 chai giống cấp II (tỷ lệ thành công đạt 93%). Tương tự, đối với giống nấm bào ngư Pn1, vườn đã sản xuất được 10 ống giống cấp I (tỷ lệ thành công đạt 100%), 19 chai giống cấp II (tỷ lệ thành công đạt 95%), 45 túi giống cấp III (tỷ lệ thành công đạt 90%). Ưu điểm của giống nấm bào ngư PN1 là có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt sinh trưởng và phát triển ở nhiều vụ trong năm.

Vườn cũng sản xuất và xây dựng thành công 2 mô hình nuôi trồng nấm linh chi Ga2 và nấm bào ngư Pn1 tại Vườn quốc gia Pù Mát thành thương phẩm. Đại diện Vườn quốc gia Pù Mát cho biết: Ngoài đề tài đã có kết quả bước đầu trên, hiện vườn đang triển khai đề tài ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào xây dựng mô hình trồng cây ba chạc, cây sâm Nam dưới tán rừng tại vùng đệm và mô hình nhân giống và trồng cây ba kích tím, cát sâm dưới tán rừng tại vùng đệm Vườn quốc gia Pù Mát.

Tương tự, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Quế Phong), với lợi thế là đơn vị quản lý 86.000ha rừng tự nhiên, trong đó nhiều giống cây rừng bản địa quý hiếm như lim, sến, táu và đặc biệt là cây quế Quỳ, mú từn, cây bình vôi… Chính vì thế, bảo tồn sinh học và phát triển các giống loài quý này được huyện Quế Phong rất quan tâm.

vuon-uom-cay-mu-tun-o-khu-bao-ton-thien-nhien-pu-hoat-que-phong-.-anh-van-hai(1).jpg
Vườn ươm cây mú từn ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Quế Phong). Ảnh: Văn Hải

Tiến sĩ Nguyễn Văn Sinh - Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt chia sẻ: Cùng với quản lý, bảo vệ diện tích rừng tự nhiên, một trong những ưu tiên của đơn vị là lưu giữ để nhân rộng các cây bản địa quý hiếm. Hiện tại, đơn vị có vườn ươm rộng 3ha tại bản Na Chọng, xã Đồng Văn, mỗi năm ươm trồng khoảng 10 vạn cây giống các loại gồm quế Quỳ, lim, pơ mu, keo lai… Từ năm 2022 đến nay, đơn vị được Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ xây dựng vườn ươm cây thực vật như bình vôi, mú tần, chè hoa vàng… Từ cuối năm 2023, UBND huyện Quế Phong đặt ươm gần 5 vạn cây giống quế Quỳ để cấp cho các xã trồng trong vụ xuân tới. Ngoài các mô hình, huyện Quế Phong còn trích ngân sách mỗi năm gần 400 triệu đồng để hỗ trợ mô hình bảo tồn cây con bản địa như giống vịt bầu cổ ngắn tại xã Châu Thôn và nuôi gà cỏ bản địa tại xã Nậm Giải. Huyện cũng nhân rộng giống lúa đặc sản Japonica, chè hoa vàng, nếp nương thành hàng hóa cung ứng cho thành phố. Huyện Quế Phong đang đề nghị Sở Khoa học Công nghệ đưa mô hình nuôi giống ba ba gai Mường Quạ, xã Châu Thôn vào đề án bảo tồn để nhân giống.

uploaded-khanhlybna-2022_03_30-_1ngang58443286_3032022.png
Các sản phẩm chủ lực của huyện Quế Phong. Ảnh tư liệu

Ông Bùi Văn Hiền - Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong đánh giá: Công nghệ sinh học nói lên thì có vẻ "xa xôi" với dân bản, nhưng hóa ra lâu nay huyện và bà con vẫn âm thầm thực hiện những công việc quen thuộc gắn với tiềm năng thế mạnh của địa phương, làm ra hàng hóa OCOP. Song song với bố trí vốn từ chương trình giảm nghèo về hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, từ năm 2022 lại đây, huyện cũng tranh thủ được 1,22 tỷ đồng từ Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP triển khai 5 mô hình tạo sinh kế cho người dân 2 xã vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Sau 2 năm triển khai mô hình tạo sinh kế bền vững cho 2 xã vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt trong khuôn khổ dự án tài trợ của UNDP, đã có 421/421 hộ (đạt 100%) tại 8 bản và 2 xã Đồng Văn và Thông Thụ tham gia. Dự án đã trồng khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc và khai thác bền vững 138,8ha chè hoa vàng; khoanh nuôi, bảo vệ và khai thác bền vững 1.487,3ha lùng, 19ha mét; trồng bổ sung, khai thác bền vững 90,8ha cây bon bo. Nhà khoa học, nhà nông, chính quyền, các tổ chức của Liên hiệp quốc cùng chung tay vì một màu xanh, bảo tồn tự nhiên, giúp con người hài hòa hơn với thiên nhiên và coi thiên nhiên là “bầu sữa mẹ”.

Bài 4: Bảo tồn nguồn gen quý hiếm ở miền Tây
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO