Bài cuối: Xác định giải pháp
(Baonghean) - Việc Điều chỉnh quy hoạch và đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng các Khu Kinh tế (KKT) và các Khu công nghiệp (KCN) đòi hỏi phải có những giải pháp mới quyết liệt, huy động sự vào cuộc đồng bộ của các sở, ngành đểđạt hai mục đích lớn: huy động được nguồn vốn đầu tư và tổ chức thực hiện hiệu quả...
Từ năm 2012, tỉnh ta sẽ nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch KKT Đông Nam theo hướng cứu chuyển đổi khu phi thuế quan thành khu công nghiệp, do khả năng di dời toàn bộ các hộ dân 2 phường Nghi Tân, Nghi Thuỷ của Thị xã Cửa Lò (nằm trong quy hoạch khu phi thuế quan) là rất khó khăn. Mặt khác việc thành lập các khu phi thuế quan không còn phù hợp sau khi Việt
Nhà máy sản xuất bê tông thương phẩm tại KCN Bắc Vinh
Trong quản lý thực hiện quy hoạch sẽ thực hiện việc thẩm định và phê duyệt quy hoạch các dự án đầu tư theo đúng quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong KKT Đông Nam và các KCN trên địa bàn tỉnh; tăng cường rà soát thực hiện quy hoạch của các dự án trong KKT, KCN theo đúng quy hoạch được duyệt; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy hoạch xây dựng đối với các chủđầu tư dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và đang xây dựng. Trong công tác đầu tư hạ tầng KKT và các KCN sẽ tập trung xây dựng các công trình hạ tầng gồm: mạng lưới giao thông, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, xử lý nước thải, chất thải công nghiệp, hình thành và phát triển các công trình: nhà ở công nhân, các khu đô thị trong KKT.
Để thực hiện tốt lộ trình phát triển công nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2020, quan trọng hàng đầu vẫn là dự báo nhu cầu nguồn vốn và giải pháp huy động nguồn vốn. Theo số liệu của Sở Kế hoạch - Đầu tư, dự tính nguồn vốn cần cho đầu tư xây dựng và phát triển KKT Đông Nam, các KCN Nghệ An đến năm 2020 khoảng 47.728,396 tỷđồng; trong đó vốn ngân sách Nhà nước là 13.899,296 tỷđồng, vốn huy động doanh nghiệp 33.829,100 tỷđồng. Về vốn ngân sách, cần tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, đồng thời tăng tỷ lệ nguồn vốn ngân sách địa phương bố trí hàng năm cho KKT, các KCN; tăng cường vận động nguồn vốn ODA và tạo nguồn vốn thu từ nguồn phát triển quỹđất tại các khu đô thị, khu tái định cư trong KKT Đông Nam, các khu tái định cư tại các KCN. Bên cạnh đó cũng xem xét cho phép đầu tư xây dựng một số công trình hạ tầng theo hình thức BT (hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao); thí điểm hình thức đầu tư Công - Tư (PPP) theo Quyết định 71/2010/QĐ-CP ngày 09/11/2010 của Thủ tướng Chính phủđối với một số dự án hạ tầng thiết yếu trong KKT và các KCN. Đối với nguồn vốn doanh nghiệp là vốn của các chủđầu tư tự huy động đểđầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng các khu chức năng trong KKT, hạ tầng các KCN, hạ tầng Cảng nước sâu Cửa Lò, Cảng Đông Hồi; thời gian tới, một mặt đôn đốc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đã cấp giấy chứng nhận đầu tư hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án; mặt khác hỗ trợ các doanh nghiệp đã đăng ký hoàn thành hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư. Đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp hạ tầng được tiếp cận các nguồn vốn đầu tư phát triển của Chính phủ; giải quyết kịp thời các ưu đãi hỗ trợ theo quy định của Trung ương và của tỉnh.
Bên cạnh giải pháp huy động nguồn vốn, tỉnh cũng đã xem xét các giải pháp về lãnh đạo, chỉđạo, điều hành. Đó là tăng cường công tác quản lý nhà nước gồm phối hợp chặt chẽ trong công tác lập kế hoạch vốn và phân khai vốn hàng năm đểđảm bảo đáp ứng đứng nhu cầu vốn cho từng công trình, dự án đã được phê duyệt; đánh giá, rà soát tình hình sử dụng vốn từ ngân sách Nhà nước để có điều chỉnh, bổ sung vốn đối với các công trình, dự án trọng điểm đáp ứng nhu cầu phát triển của KKT và các KCN; ưu tiên tập trung vốn cho các công trình, dự án trọng điểm để tạo đà phát triển và thu hút các nguồn vốn khác đểđầu tư phát triển hạ tầng động bộ KKT Đông Nam và các KCN Nghệ An.
Đồng thời, điều chỉnh, ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp tình hình thực tiễn giai đoạn mới: Lập danh mục các dự án và ban hành cơ chế tham gia và hỗ trợ vốn của Nhà nước các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KKT, các KCN, cảng biển theo hình thức Công - Tư (PPP); ban hành quy định cụ thể cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh đối với các dự án, công trình xây dựng hạ tầng trong KKT và các KCN. Tích cực thực hiện cải cách hành chính theo Đề án 30 của Chính phủ; ban hành Quy định cụ thể thủ tục hành chính đối với quy trình thủ tục đầu tư, hỗ trợđầu tưđối với các dự án, công trình đầu tư xây dựng hạ tầng.
Công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu chức năng trong KKT, hạ tầng các KCN cũng sẽđược tăng cường gắn với việc tuyên truyền, tạo sựđồng thuận trong cán bộ, nhân dân thông qua phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức công bố quy hoạch các công trình, dự án trên địa bàn; tuyên truyền, hướng dẫn các cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước vềđền bù giải phóng mặt bằng để doanh nghiệp và người dân được hiểu rõ và ủng hộ.
Vấn đề là, từ các giải pháp có tính định hướng đó, tỉnh cần giao trách nhiệm cụ thể và kiểm tra, giám sát chặt chẽ các sở, ngành, địa phương liên quan trong vai trò tham mưu, trách nhiệm triển khai thực hiện để thực sự tạo được bước đột phá cho nhiệm vụ phát triển công nghiệp từ nay đến năm 2020.
Vũ Hoàng