Bài toán tinh giản biên chế cho ngành Giáo dục Nghệ An

(Baonghean.vn) - Vấn đề biên chế ngành Giáo dục lâu nay đặt ra những mâu thuẫn, giữa yêu cầu tinh giản biên chế với số học sinh tăng. Chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay tiếp tục đặt ra bài toán khó, cần nghiên cứu để có giải pháp và bước đi phù hợp.

Quyết liệt nhiều giải pháp

Giáo dục và Đào tạo là ngành có tổng biên chế lớn so với các ngành, cơ quan, đơn vị khác trong tỉnh. Triển khai thực hiện các nghị quyết của Trung ương và tỉnh về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ và đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, thời gian qua, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các địa phương, đơn vị sự nghiệp trực thuộc rà soát thực tế, đồng thời đưa ra các nhóm giải pháp mang tính tổng thể để thực hiện.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Văn Thành kiểm tra công tác tổ chức dạy và học tạibTrường THCS Đặng Thai Mai (TP. Vinh). Ảnh tư liệu: Mỹ Hà
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Văn Thành kiểm tra công tác tổ chức dạy và học tạibTrường THCS Đặng Thai Mai (TP. Vinh). Ảnh tư liệu: Mỹ Hà

Trên cơ sở đó, các địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở chủ động xây dựng đề án, kế hoạch với lộ trình cụ thể về tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014-NĐ-CP, Nghị định số 113/2018/NĐ-CP gắn với việc tuyển dụng công chức, viên chức có chất lượng; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong của từng đơn vị sự nghiệp; sắp xếp trường, lớp hợp lý…  

Như huyện Con Cuông, để tinh giản biên chế, sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ, huyện tiến hành giảm trường, điểm trường, giảm lớp, tăng sỹ số học sinh trên lớp. Giai đoạn 2017 - 2021, huyện Con Cuông tiến hành sáp nhập 11 trường có quy mô nhỏ, gồm 2 trường Tiểu học Bồng Khê thành 1 trường; 2 Trường tiểu học Chi Khê thành 1 trường; 3 Trường Tiểu học Môn Sơn thành 1 trường; sáp nhập Trường THCS Cam Lâm và THCS Châu Khê thành Trường THCS Châu Cam; Trường THCS Đôn Phục và THCS Mậu Đức thành Trường THCS Mậu Đôn.

Giờ học của học sinh Trường Tiểu học Thạch Ngàn 2 (Con Cuông). Ảnh tư liệu: Mỹ Hà
Giờ học của học sinh Trường Tiểu học Thạch Ngàn 2 (Con Cuông). Ảnh tư liệu: Mỹ Hà

Huyện Con Cuông tiến hành chuyển đổi mô hình thành trường bán trú đối với Trường Tiểu học Cam Lâm và Trường Tiểu học Đôn Phục để đưa học sinh các lớp 3, 4 và 5 từ các điểm trường lẻ về điểm trường chính nhằm tăng sỹ số học sinh trên lớp, giảm số lớp và điểm trường lẻ. Cụ thể, ở 2 trường này đã xóa được 4 điểm trường và giảm 8 lớp. Tính cả huyện, riêng năm 2021, mặc dù học sinh tăng, nhưng huyện đã giảm 16 lớp bậc tiểu học. Hiện tại, huyện đang tiếp tục chuyển đổi mô hình bán trú đối với Trường Tiểu học Châu Khê và tổ chức mô hình Trường Phổ thông dân tộc bán trú Châu Cam.

Song song sắp xếp trường, lớp gọn và hợp lý để tinh giản đội ngũ; huyện Con Cuông thực hiện bố trí 55 giáo viên, nhân viên công tác liên trường và tiến hành tinh giản biên chế 9 người.

Đối với huyện Quỳnh Lưu, theo chia sẻ của ông Nguyễn Hữu Bộ - Trưởng phòng Nội vụ huyện, thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ, huyện quyết liệt sáp nhập trường theo mô hình liên cấp, gồm sáp nhập Trường Tiểu học và THCS ở các xã Ngọc Sơn, Quỳnh Thọ, Quỳnh Thuận, Quỳnh Mỹ; đồng thời sáp nhập, giảm điểm trường lẻ tại một số địa phương.

Sáp nhập trường, lớp hợp lý, vừa tinh giản biên chế, vừa tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vạt chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học. Ảnh: Mai Hoa
Sáp nhập trường, lớp hợp lý, vừa tinh giản biên chế, vừa tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học. Ảnh: Mai Hoa

Huyện Quỳnh Lưu tổ chức bố trí dùng chung nhân viên kế toán tại một số trường; bố trí giáo viên dạy liên trường bậc tiểu học, THCS; thực hiện kiêm nhiệm một số bộ môn bậc THCS, như giáo viên Toán dạy thêm Tin, giáo viên Văn dạy thêm Giáo dục công dân. Để khắc phục thừa thiếu cục bộ, Quỳnh Lưu điều động, biệt phái 28 giáo viên ngoại ngữ THCS dôi dư xuống dạy bậc tiểu học (thời gian từ 1-2 năm tùy theo đơn vị); hàng năm bố trí, điều động, biệt phái giáo viên văn hóa giữa các đơn vị cấp tiểu học. Việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức được chỉ đạo nghiêm túc, làm cơ sở để tinh giản biên chế.

Giai đoạn 2015-2021, huyện Quỳnh Lưu tinh giản 78 người, trong đó 74 người nghỉ theo chế độ 108 và 113, 4 người thôi việc; huyện Thanh Chương tinh giản biên chế theo chế độ 108 và 113 với tổng số 26 người.

Giải pháp tinh giản biên chế được huyện Thanh Chương tập trung cũng là sắp xếp mạng lưới trường lớp. Giai đoạn 2015-2021, huyện sáp nhập 3 trường mầm non Thanh Văn, Thanh Tường, Thanh Hưng thành Trường Mầm non Đại Đồng; sáp nhập, giảm 17 điểm trường lẻ mầm non. Bậc tiểu học, sáp nhập 5 trường thành 3 trường; giảm 10 điểm trường lẻ. Bậc THCS, sáp nhập 2 trường thành 1 trường. Bố trí giáo viên dạy liên trường đối với môn tiếng Anh và Tin học ở 2 bậc tiểu học và THCS; bố trí giáo viên dạy liên môn ở bậc THCS.

Khuôn viên Trường mầm non Thanh Long (Thanh Chương) được mở rộng, tạo điều kiện cho con em vui chơi, sinh hoạt. Ảnh: Mai Hoa
Khuôn viên Trường Mầm non Thanh Long (Thanh Chương) được mở rộng, tạo điều kiện cho con em vui chơi, sinh hoạt. Ảnh: Mai Hoa

Theo số liệu từ Sở Giáo dục và Đào tạo, kết quả sắp xếp, tổ chức lại bộ máy giai đoạn 2015 - 2021 toàn ngành, đã giảm 2 phòng trong cơ quan Sở; giảm 99 đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó có 85 trường mầm non, tiểu học THCS; 1 ban quản lý dự án; 12 trung tâm giáo dục thường xuyên và 1 trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp tỉnh). Toàn tỉnh giảm 162 điểm trường ở 3 bậc học mầm non, tiểu học, THCS; giảm 582 tổ chuyên môn và 1291 tổ văn phòng trong các trường học.

Kết quả tinh giản biên chế năm 2021 so với năm 2015 toàn ngành là 1.783 người; trong đó khối mầm non, tiểu học, THCS giảm 1.401 người; các đơn vị trực thuộc Sở giảm 382 người.

Mục tiêu, nhiệm vụ cho giai đoạn tiếp theo

Chủ trương tinh giản biên chế giai đoạn 2021 - 2025 tiếp tục đặt ra chỉ tiêu 10%. Việc tinh giản biên chế trong điều kiện số học sinh tăng ở các cấp học, đặc biệt yêu cầu đảm bảo đội ngũ giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và tỷ lệ giáo viên/lớp hiện tại chưa tiệm cận quy định, đang đặt bài toán khó cho ngành Giáo dục Nghệ An.

Hiện nay, tỷ lệ giáo viên bậc mầm non của tỉnh chỉ đạt 1,78 giáo viên/lớp, nhóm trẻ (tính cả hợp đồng lao động); trong khi đó Thông tư số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định 2,5 giáo viên/nhóm trẻ và 2,2 giáo viên phụ trách/lớp mẫu giáo. Tương tự, tỷ lệ giáo viên cấp tiểu học, tỷ lệ bình quân chỉ đạt 1,28 giáo viên/lớp, trong khi quy định tối đa là 1,5 giáo viên/lớp. Cấp THCS, tỷ lệ 1,75 giáo viên/lớp, trong khi quy định tối đa là 1,9 giáo viên/lớp. Như vậy, so với định mức quy định để thực hiện nhiệm vụ, năm học 2021-2022, ngành Giáo dục Nghệ An đang còn thiếu hơn 8.000 giáo viên ở các cấp học.

Yêu cầu tinh giản biên chế trong điều kiện sĩ số học sinh tăng đang áp lực lên đội ngũ giáo viên. Ảnh: Mai Hoa
Yêu cầu tinh giản biên chế trong điều kiện sĩ số học sinh tăng đang áp lực lên đội ngũ giáo viên. Ảnh: Mai Hoa

“Việc thiếu giáo viên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tạo áp lực lao động lên đội ngũ giáo viên, làm hạn chế sự sáng tạo của nhà giáo...”.

Ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Tìm hiểu, chúng tôi được biết, năm học 2021 - 2022, việc giao biên chế cho ngành Giáo dục đã có thay đổi với tổng biên chế được giao cao hơn các năm trước, đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên khó khăn vẫn đang tiếp tục đặt ra. Cụ thể, tổng biên chế giao là 54.475 người; trong đó có 45.980 người hưởng lương từ ngân sách; 8.459 hợp đồng hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp; 36 người hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP.

Theo phản ánh của ông Lê Thanh An - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Con Cuông, mặc dù biên chế giao cho địa phương tăng, nhưng số lao động hợp đồng hưởng từ nguồn thu sự nghiệp gồm 78 giáo viên mầm non, 36 giáo viên tiểu học và 25 giáo viên THCS đối với Con Cuông không thể thực hiện do địa phương và các trường học không có nguồn để chi trả lương hợp đồng. Đây cũng là thực tế chung ở các địa phương, nghĩa là 8.459 hợp đồng hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp được giao hiện chưa khả thi. Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho rằng: Việc giao là để có cơ sở cho các địa phương, cơ sở giáo dục tìm nguồn thu để chi trả; nhưng hiện tại chưa có nguồn thu để thực hiện.

Cần quan tâm bố trí đủ biên chế để giảm áp lực lên đội ngũ giáo viên. Ảnh: Mai Hoa
Cần quan tâm bố trí đủ biên chế để giảm áp lực lên đội ngũ giáo viên. Ảnh: Mai Hoa

Để đảm bảo về đội ngũ thực hiện các mục tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, giảm áp lực lao động lên đội ngũ nhà giáo và tạo điều kiện cho sáng tạo, đổi mới, Sở Giáo dục và Đào tạo kiến nghị bổ sung biên chế, bảo đảm số người làm việc các cấp học theo quy định. Mặt khác, Sở cũng đã chủ động đề ra một số giải pháp để tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ giai đoạn 2022 - 2026.

Theo đó yêu cầu đặt ra là tiếp tục rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các trường mầm non, phổ thông gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành trường phổ thông liên cấp, cụm xã; củng cố hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS; xây dựng hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học. Song song với đó là xây dựng mô hình trường hoạt động theo hướng tự chủ một phần về tài chính; thực hiện thí điểm mô hình trường trọng điểm, thí điểm mô hình trường tiên tiến; xây dựng đề án tinh giản biên chế, nhất là nhóm lãnh đạo, quản lý; chuyên môn, nghiệp vụ và hành chính, phục vụ theo hướng tăng cường kiêm nhiệm các vị trí y tế, thiết bị, kế toán, văn thư, thủ quỹ; tăng cường đánh giá, xếp loại công chức, viên chức thực chất để tinh giản những người không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo vị trí việc làm...

Giai đoạn 2022 - 2026, ngành Giáo dục Nghệ An tiếp tục rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các trường mầm non, phổ thông; hình thành trường phổ thông liên cấp, cụm xã; củng cố hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS; xây dựng hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học.
Trường PTDTNT THCS huyện Tương Dương - một trong những ngôi trường nội trú đầu tiên ở bậc THCS được thành lập và đầu tư khang trang, hiện đại. Hiện trường có gần 400 học sinh đang theo học. Ảnh: Mỹ Hà
Trường PTDTNT THCS huyện Tương Dương - một trong những ngôi trường nội trú đầu tiên ở bậc THCS được thành lập và đầu tư khang trang, hiện đại. Hiện trường có gần 400 học sinh đang theo học. Ảnh: Mỹ Hà

tin mới

Lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga) gặp mặt, trao 100 kỷ niệm chương tặng người Nghệ từng công tác tại quê hương V.I.Lê-nin

Lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga) gặp mặt, trao 100 kỷ niệm chương tặng người Nghệ từng công tác tại quê hương V.I.Lê-nin

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch Chính phủ tỉnh Ulyanovsk, Liên bang Nga, Kabanov Oleg Vladimirovich đánh giá cao vai trò, đóng góp quan trọng của hoạt động đối ngoại nhân dân, qua đó tin tưởng mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai tỉnh sẽ tiếp tục được tăng cường.

Phấn đấu thông tuyến cao tốc Bắc - Nam từ nút giao Diễn Cát đến nút giao Quốc lộ 46B vào dịp 30/4

Phấn đấu thông tuyến cao tốc Bắc - Nam từ nút giao Diễn Cát đến nút giao Quốc lộ 46B vào dịp 30/4

(Baonghean.vn) - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đề nghị Ban QLDA 6, doanh nghiệp đầu tư cùng các nhà thầu tập trung cao độ để thông xe đoạn tuyến 30km từ nút giao QL7 tại xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu đến nút giao QL46B tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên vào dịp 30/4.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/4

(Baonghean.vn) - Lễ tiếp nhận và khánh thành tượng V.I.Lê-nin tại thành phố Vinh; Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lãnh đạo tỉnh Nghệ An tiếp và làm việc với lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga)...

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 15/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 15/4

(Baonghean.vn) - Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị xã; Giá chè búp tươi Nghệ An tăng cao nhất nhiều năm; Chính thức chặn dòng, tích nước hồ chứa nước Khe Lại - Vực Mấu… là những thông tin nổi bật ngày 15/4.

Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị

Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An tổ chức làm việc với các đồng chí bí thư huyện, thành, thị ủy và chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã về công tác sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025.

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đưa nội dung dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An dự kiến sẽ thu hồi vốn chưa giải ngân của 10 công trình, dự án; Phát động tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước ở khu vực miền núi; Thị trường vàng Nghệ An chững lại sau chỉ đạo của Thủ tướng… là những nội dung đăng tải trên baonghean.vn trong ngày.

Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: 'Triệu tấm lòng yêu thương-Nghìn mái nhà hạnh phúc'

Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: 'Triệu tấm lòng yêu thương-Nghìn mái nhà hạnh phúc'

Tại Lễ phát động phong trào thi đua cả nước chung tay "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên phạm vi cả nước diễn ra sáng 13/4, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã kêu gọi sự góp sức của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, tập thể, cá nhân trong nước và ở nước ngoài.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/4

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác tỉnh Nghệ An dâng hương tưởng niệm tại các di tích lịch sử ở Bình Phước; Trình HĐND tỉnh bổ sung 4 dự án đầu tư khu đô thị và dân cư mới tại thành phố Vinh; Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024...

Chân dung những anh hùng người Nghệ qua lời kể của cựu phóng viên chiến trường

Chân dung những anh hùng người Nghệ qua lời kể của cựu phóng viên chiến trường

(Baonghean.vn) - Là ''thư ký của thời đại’’, nhà báo Nguyễn Thế Viên từng có mặt trong nhiều trận đánh lịch sử. Nhớ về Điện Biên, nhớ về 56 ngày đêm không ngủ, những cái tên như Trần Can, Phan Tư hay Phan Đình Giót vẫn mãi là huyền thoại trong ký ức của cựu phóng viên chiến trường.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An làm việc tại Bình Phước bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An làm việc tại Bình Phước bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh

(Baonghean.vn) - Chiều 12/4, tại thành phố Đồng Xoài, Đoàn công tác tỉnh Nghệ An do đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Phước nhằm bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 12/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 12/4

(Baonghean.vn) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương giao ban với 22 địa phương, đơn vị tại Nghệ An; HĐND tỉnh cho ý kiến về phương án phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu giải thích việc đặt tên xã sau sáp nhập...