Bài viết của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan về văn hóa ngoại giao Việt Nam

Theo Vũ Khoan (baochinhphu.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Nhân chuỗi sự kiện các hội nghị đối ngoại, ngoại giao vừa diễn ra, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã có bài viết về “văn hóa ngoại giao Việt Nam”.
Bài viết của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan về văn hóa ngoại giao Việt Nam ảnh 1
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Văn hóa ngoại giao do các thế hệ ông cha ta và Bác Hồ để lại là “báu vật quốc gia” về nền văn minh đất Việt.

Trân trọng giới thiệu bài viết của nguyên Phó Thủ tướng:

Tiếp nối Hội nghị toàn quốc về văn hóa, Hội nghị toàn quốc triển khai công tác đối ngoại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng họp, trong tôi bỗng nẩy sinh đôi điều suy tư về “văn hóa ngoại giao” với cái nghĩa là minh triết ứng xử của người Việt trong mối bang giao với thiên hạ. Vả lại, “ngoại giao” vốn được coi là “khoa học và nghệ thuật điều hành quan hệ quốc tế” nên bản thân nó đã mang trong mình nội hàm văn hóa.

Qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã vun đắp nên nhiều giá trị văn hiến độc đáo, trong đó có văn hóa ngoại giao đặc sắc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao là sự kết tinh và phát triển những giá trị vô giá được tích tụ qua các thời đại Lý, Trần, Lê, Tây Sơn… huy hoàng. Không phải ngẫu nhiên UNESCO từng vinh danh Bác Hồ của chúng ta chẳng những là “anh hùng giải phóng dân tộc” mà còn là “nhà văn hóa kiệt xuất”!

Nội hàm “văn hóa ngoại giao” rất rộng; ở đây chỉ xin mạo muội chia sẻ về bốn cụm đặc trưng nổi bật; đó là: kiên định trong mục tiêu, nhân văn trong cốt cách, rộng mở trong tinh thần và linh hoạt trong hành động.

Trên thế giới hiếm có dân tộc nào như dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử phải đổ biết bao xương máu để gìn giữ giang sơn trước các cuộc xâm lăng của các thế lực ngoại xâm mạnh hơn gấp bội. Hận mất nước đã góp phần hun đúc thêm lòng yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường sắt đá bảo vệ cho được quyền độc lập của dân tộc, chủ quyền của quốc gia.

Ý chí ấy của dân tộc đã được khẳng định mạnh mẽ trong Tuyên ngôn độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên đọc vào 76 năm trước:

“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Gắn liền với ý chí sắt đá bảo vệ độc lập của nước nhà, quyền tự do của nhân dân, văn hóa ngoại giao Việt Nam luôn hàm chứa tinh thần hòa hiếu: Việt Nam muốn “làm bạn với tất cả các nước dân chủ và không gây thù oán với ai” như Bác Hồ từng khẳng định. Thể hiện tinh thần hòa hiếu ấy, Người đã từng tiến hành hoạt động ngoại giao sôi động nhằm cứu vãn hòa bình thể hiện trong Hiệp định sơ bộ 6/3/1946, tiếp đó là tạm ước 14/9 được ký trong chuyến thăm chính thức nước Pháp trong 5 tháng trời nhằm tranh thủ thêm thời gian chuẩn bị đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược không thể tránh khỏi.

Tinh thần nhân văn là một đặc điểm vốn có nữa trong cốt cách của văn hóa ngoại giao Việt Nam. Trong khi nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, người Việt Nam không bao giờ nuôi hận thù dân tộc, trái lại luôn phân biệt rạch ròi giữa các tầng lớp nhân dân với các thế lực hiếu chiến; sau khi kết thúc chiến tranh luôn bầy tỏ thiện chí “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”. Cốt cách ấy có sức mạnh thu phục lòng người rất mạnh, kể cả những người đã từng bị lôi cuốn vào các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Làm ngoại giao, cá nhân tôi đã từng có nhiều dịp tiếp xúc với họ, trong đó có những người sau này giữ cương vị cao trong chính quyền và giới kinh doanh các nước đó.

Tự hào về nền văn hiến lâu đời và giàu bản sắc của dân tộc mình, người Việt Nam chúng ta không bao giờ khép kín mà luôn mở lòng tiếp nhận tinh hoa văn hóa của cả phương Đông lẫn phương Tây; nhạy bén nắm bắt các xu thế tiến bộ lớn của thời đại; trong thương thuyết luôn kiên định bảo vệ lẽ phải nhưng không ngạo mạn; trong giao tiếp luôn cởi mở nhưng không xuồng xã; trong ứng xử luôn khiêm nhường nhưng không quỵ lụy; khi đãi đằng khách quý luôn chu đáo nhưng không gò bó…

Đối với văn minh nhân loại, ngay từ năm 1919 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá: “Xét về nguyên tắc, tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế và văn minh chỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế được mở rộng và tăng cường”. Một minh chứng khác về tinh thần cởi mở của Người là tháng 12 năm 1946, trên ngưỡng cửa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác đã gửi cho Liên hợp quốc bức thư bày tỏ: “Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực” kèm theo những hình thức hợp tác rất rộng mở mà ngày nay, trong thời kỳ hội nhập quốc tế mới thực hiện được.

Trong quá trình đấu tranh cách mạng nói chung và đấu tranh ngoại giao nói riêng đã hình thành nên cả một hệ thống phương cách hành động đa dạng về loại hình, tinh tế về tính chất, hiệu quả về tác dụng thể hiện rất rõ đặc sắc văn hóa Việt Nam.

Về mối quan hệ giữa thực lực và ngoại giao, Bác Hồ từng nhấn mạnh: “Phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn”. (1) Điều đó không có nghĩa là ngoại giao đóng vai trò thụ động; trái lại thành công của ngoại giao về phần mình đã đóng góp thiết thực và to lớn vào việc củng cố thực lực.

Khi nói tới “thực lực” có lẽ nên hiểu là sự tổng hòa cả “sức mạnh cứng” lẫn “sức mạnh mềm” thể hiện trong tinh hoa văn hóa dân tộc, ý chí kiên cường và tinh thần đoàn kết của toàn dân; tính chính nghĩa của sự nghiệp; tính đúng đắn của đường lối và sự sắc bén trong lãnh đạo, điều hành.

Những cách tiếp cận “cương - nhu” tùy từng vấn đề, từng thời điểm và từng đối tác; “nguyên tắc của ta thì vững chắc nhưng sách lược của ta thì linh hoạt”, “Phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ, Kiên quyết không ngừng thế tiến công, Lạc nước hai xe đành bỏ phí, Gặp thời một tốt cũng thành công” như Bác Hồ dặn đều là những nét đặc trưng của ngoại giao Việt Nam.

Đặt sự nghiệp dân tộc trong dòng chảy của thời đại, ngoại giao Việt Nam luôn giương cao ngọn cờ “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế” qua đó gia tăng gấp bội thực lực bản thân.

Được vận dụng nhuần nhuyễn trong công cuộc cách mạng nói chung, hoạt động ngoại giao nói riêng, những triết lý trên đã góp phần cực kỳ quan trọng vào những thắng lợi to lớn của nhân dân ta suốt 76 năm qua.

Có thể nói, văn hóa ngoại giao do các thế hệ ông cha ta và Bác Hồ để lại là “báu vật quốc gia” về nền văn minh đất Việt.

Việc vận dụng nhuần nhuyễn những giá trị văn hóa ngoại giao không chỉ là công việc của các nhà ngoại giao chuyên nghiệp mà còn là yêu cầu không thể thiếu đối với mọi ngành, mọi cấp, thậm chí cả đối với mỗi người dân trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng chưa từng thấy với thế giới bên ngoài. Thiết nghĩ, khi tiếp xúc với bạn bè gần xa ở trong nước cũng như khi đi ra nước ngoài, mỗi người chúng ta đều cần phải trở thành những vị “đại sứ” chuyển tải tinh hoa văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa ngoại giao Việt Nam nói riêng tới cộng đồng quốc tế. Tiếc rằng, trong cách ứng xử với bên ngoài có những người chẳng những không “khoe” được cái đẹp mà còn lộ ra những nét chưa đẹp, chưa hay. Nếu không gột sạch những vết mờ ấy thì văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa ngoại giao Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng.

Vận dụng ý tưởng của Bác Hồ: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, chúng ta tin rằng, văn hóa ngoại giao sẽ soi đường cho ngoại giao Việt Nam không ngừng tiến bước, góp phần to lớn hơn nữa vào công cuộc hiện đại hóa đất nước, đưa Việt Nam lên đài quang vinh, sánh vai cùng bè bạn năm châu như Bác Hồ hằng mong ước./.

(1)Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 1, tr. 14

tin mới

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng: Nghệ An và Hà Tĩnh cần tăng cường liên kết để cùng nhau phát triển

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng: Nghệ An và Hà Tĩnh cần tăng cường liên kết để cùng nhau phát triển

(Baonghean.vn) - Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng cho rằng, Nghị quyết số 39 là cơ sở để Nghệ An hiện thực hóa tiềm năng và khát vọng trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hiện đại; là cơ hội cho Hà Tĩnh phát triển trọng tâm lĩnh vực dịch vụ, du lịch, đô thị.

Đẩy mạnh liên kết giữa các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh là xu thế tất yếu

Đẩy mạnh liên kết giữa các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh là xu thế tất yếu

(Baonghean.vn) - Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá Đỗ Trọng Hưng dẫn câu ngạn ngữ: "Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau" và cho rằng, đẩy mạnh liên kết giữa các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển tất yếu trong giai đoạn hiện nay.

‘Kim chỉ nam’ phát triển của Nghệ An trong chặng đường 20 năm tới

Nghị quyết số 39 là ‘kim chỉ nam’ để Nghệ An tạo đột phá phát triển

(Baonghean.vn) -Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được chuyển tải đến 655 điểm cầu trên toàn tỉnh. Nhiều cán bộ, công chức, viên chức cho rằng, đây là "kim chỉ nam" để Nghệ An tạo đột phá.

Dự thảo tóm tắt Chương trình hành động của Tỉnh ủy Nghệ An triển khai thực hiện Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị

Dự thảo tóm tắt Chương trình hành động của Tỉnh ủy Nghệ An triển khai thực hiện Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị

(Baonghean.vn) - Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý đã  trình bày dự thảo tóm tắt Chương trình hành động của Tỉnh ủy Nghệ An nhằm thực hiện Nghị quyết số 39 -NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Video: Trưởng ban Kinh tế Trung ương thông tin nội dung chính của Nghị quyết số 39 về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

Video: Trưởng ban Kinh tế Trung ương thông tin nội dung chính của Nghị quyết số 39 về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Tại Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 39 -NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An, đồng chí Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương đã thông tin một số nội dung chính của văn kiện quan trọng này.

Góp ý dự thảo Quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ

Góp ý dự thảo Quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ

(Baonghean.vn) - Sáng ngày 15/9, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo “Quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ”.

Khơi dậy nguồn lực, tăng tốc phát triển từ Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị

Khơi dậy nguồn lực, tăng tốc phát triển từ Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị

(Baonghean.vn) - Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị là sự ủng hộ của Trung ương đối với tỉnh Nghệ An trên nhiều lĩnh vực và nhiều địa bàn trong tỉnh. Đây là thời điểm, cơ hội “vàng” để Nghệ An bứt tốc phát triển và xây dựng tỉnh xứng đáng với tầm vóc quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng cho gần 340 cán bộ cấp uỷ cơ sở thuộc Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh

Nâng cao nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng cho gần 340 cán bộ cấp uỷ cơ sở thuộc Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh

(Baonghean.vn) - Sáng 14/9, Đảng uỷ Khối Các cơ quan tỉnh tổ chức khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng cho đội ngũ gần 340 cán bộ cấp uỷ cơ sở. Đây là hoạt động theo chương trình công tác bồi dưỡng cán bộ năm 2023 của Đảng uỷ Khối.

Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) -Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

'Chìa khoá' tạo đồng thuận ở xã vùng biên Thanh Thủy

'Chìa khoá' tạo đồng thuận ở xã vùng biên Thanh Thủy

(Baonghean.vn) - Từ một vùng quê khó khăn của huyện Thanh Chương, với địa giới hành chính rộng, trình độ sản xuất, thâm canh, nhất là sản xuất hàng hóa của người dân còn hạn chế, nay xã miền núi, biên giới Thanh Thủy đã có sự đổi thay rõ nét với những đồi keo, đồi chè, cây ăn quả;...

Trang trọng Lễ giỗ lần thứ 81 của Tổng Bí thư Lê Hồng Phong tại xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An

Trang trọng Lễ giỗ lần thứ 81 của Tổng Bí thư Lê Hồng Phong tại xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sáng 10/9 (nhằm ngày 26/7 năm Quý Mão), tại Di tích Quốc gia - Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, thuộc xóm Hồng Phong, xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, Lễ dâng hương tưởng niệm nhân Lễ giỗ lần thứ 81 của Tổng Bí thư Lê Hồng Phong được cử hành trọng thể.

Bí thư Già Tồng Thù - người giỏi ở Na Ngoi

Bí thư Già Tồng Thù - người giỏi ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gương mẫu, nhiệt tình, tâm huyết với công việc, không ngại khó, ngại khổ, là trung tâm đoàn kết cộng đồng, khéo léo trong công tác vận động quần chúng… là nhận xét của cán bộ, đảng viên và nhân dân bản Buộc Mú 2 và bản Ka Dưới khi nói về Bí thư chi bộ Già Tồng Thù.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ

Ngày 8/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị và Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật ông Lê Đức Thọ - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; ông Phạm Gia Luật - nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hà Nam.

Khen, chê cũng phải đúng, phải rõ ràng

Khen, chê cũng phải đúng, phải rõ ràng

(Baonghean.vn) - Cán bộ, đảng viên, nhân dân ta ai cũng mong muốn, cũng đòi hỏi cán bộ dù to hay nhỏ đều phải trong sạch, vì nước, vì dân. Vậy thì cũng phải phân biệt cán bộ thế nào là tốt, cán bộ thế nào là không tốt để khen chê cho đúng, cho rõ ràng.