Bạn biết gì về các hành vi vi phạm pháp luật lao động?

Những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật lao động về việc làm, tiền lương sẽ bị xử phạt như thế nào?

Câu 1: Hành vi nào sau đây là vi phạm quy định pháp luật về giao kết Hợp đồng ?

  • Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng
  • Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động
  • Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động
  • Không ký kết hợp đồng với người lao động theo hợp đồng xác định thời hạn sau khi hết hạn hợp đồng

Giải thích: Câu D.
BLLĐ đã quy định rõ về trường hợp ký và không ký Hợp đồng đối với người lao động xác định thời hạn sau khi hết hạn hợp đồng

Câu 2: Khẳng định nào sau đây là sai?

  • Ký hợp đồng mùa vụ đối với người lao động thử việc là vi phạm quy định của pháp luật và bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền
  • Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó thì bị phạt tiền từ 2 triệu đến 5 triệu
  • Người sử dụng lao động không phải có nghĩa vụ thông báo cho người lao động biết trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn
  • Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động và Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động có thể bị xử phạt từ 3 triệu đến 7 triệu đồng

Giải thích: Câu C
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 NĐ 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH thì: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo bằng văn bản cho người lao động biết trước ít nhất 15 ngày, trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn.”

Câu 3: Hành vi nào sau đây không vi phạm quy định pháp luật lao động và bị xử phạt vi phạm hành chính?

  • Không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo thời hạn quy định
  • Không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động
  • Không xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hằng năm về đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình
  • Không nhận người thử việc sau khi hết thời hạn thử việc

Giải thích: Câu D
Hành vi trên không phải là hành vi vi phạm và không bị xử phạt vi phạm hành chính

Câu 4: Hành vi nào sau đây không Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề?

  • Không báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho UBND cấp tỉnh trong báo cáo hằng năm về lao động
  • Không ký kết hợp đồng đào tạo nghề đối với người học nghề, tập nghề
  • Không trả lương cho người học nghề trong thời gian họ học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách
  • Không tiến hành ký kết hợp đồng lao động đối với người học nghề, người tập nghề khi hết thời hạn học nghề, tập nghề

Giải thích: Câu A.
Pháp luật không quy định Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ báo cáo với UBND cấp tỉnh về lao động.

Câu 5: Hành vi nào sau đây vi phạm quy định về tiền lương?

  • Không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định
  • Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng theo quy định pháp luật và không công bố công khai tại nơi làm việc
  • Trả lương không đúng hạn theo quy định
  • Trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện
  • Trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định
  • Tất cả những hành vi trên đều vi phạm quy định pháp luật về tiền lương

Giải thích: Câu F
Theo quy định tại NĐ 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH