Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 họp khẩn với 2 huyện Tương Dương, Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh đồng ý đề xuất của huyện Tương Dương là thực hiện giãn cách xã hội toàn huyện theo Chỉ thị 15 bắt đầu từ 0h ngày 16/7/2021.
Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Nghệ An có cuộc họp khẩn cùng 2 huyện Tương Dương và Kỳ Sơn. Ảnh: Trung Thành
Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Nghệ An có cuộc họp khẩn cùng 2 huyện Tương Dương và Kỳ Sơn. Ảnh: Trung Thành
Chiều 15/7, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Nghệ An đã có cuộc họp khẩn với 2 huyện Tương Dương và Kỳ Sơn.

Tham dự cuộc họp có lãnh đạo Sở Y tế; Huyện ủy, UBND huyện Tương Dương và huyện Kỳ Sơn; CDC Nghệ An; Trung tâm Y tế các huyện Anh Sơn, Con Cuông.

Theo báo cáo của huyện Tương Dương: Sau 2 ngày phát hiện ca dương tính đầu tiên, đến chiều ngày 15/7, bản Chăm Puông, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương đã có 12 ca bệnh.
Ngay sau khi có ca bệnh tại cộng đồng, huyện Tương Dương đã khẩn trương họp, ban hành văn bản, chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc tham gia chống dịch; tích cực phối hợp với CDC Nghệ An tiến hành truy vết 130 trường hợp F1, lấy 640 mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân bản Chăm Puông; phong tỏa, chốt chặn các địa điểm và tiến hành cách ly các trường hợp theo quy định… Riêng huyện Kỳ Sơn, theo điều tra, truy vết có 22 trường hợp F1 và 102 trường hợp F2 liên quan đến các ca bệnh của huyện Tương Dương.
Tại cuộc làm việc, đồng chí Dương Đình Chỉnh - Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An đã ghi nhận sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị xã hội huyện Tương Dương khi dịch bệnh xuất hiện tại địa phương.
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân bản Chăm Puông. Ảnh: Thành Cường
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân bản Chăm Puông. Ảnh: Thành Cường
Đồng chí Dương Đình Chỉnh nhận định: Ổ dịch bản Chăm Puông đang diễn biến hết sức phức tạp, không chỉ ảnh hưởng riêng huyện Tương Dương mà huyện Kỳ Sơn cũng có nguy cơ cao.
Việc liên tục xuất hiện các ca F0 tại cộng đồng đã biểu hiện dịch tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao. Trong điều kiện địa bàn đi lại khó khăn, dân trí không đồng đều cộng với nhiều tập tục của vùng miền, nếu không thực hiện các biện pháp phòng, chống một cách quyết liệt, kịp thời, dịch bệnh có thể bùng phát mạnh, gây ra nhiều hậu quả khôn lường.
Đồng chí Dương Đình Chỉnh đề nghị: Huyện Tương Dương cần chủ động, quyết liệt, đồng bộ, khoa học trong công tác phòng, chống dịch và huy động sự vào cuộc cả hệ thống chính trị; tiếp tục phản ứng “Nhanh và Đúng” và phát huy “4 tại chỗ” để chống dịch.
Huyện cần khẩn trương điều tra, truy vết các đối tượng liên quan; tiến hành cách ly nghiêm ngặt đúng quy định các đối tượng, tránh lây chéo và tổ chức lấy mẫu xét nghiệm lần 2 cho các đối tượng F1; tổ chức tiêu trùng, khử độc các địa bàn liên quan đến các F0; chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, cơ sở vật chất, vật tư y tế để ứng phó với dịch bệnh; kích hoạt, duy trì hoạt động có hiệu quả tổ truy vết (do công an làm tổ trưởng), tổ lấy mẫu, tổ Covid cộng đồng...
Đồng chí Dương Đình Chỉnh. Ảnh: Trung Thành
Đồng chí Dương Đình Chỉnh - Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Trung Thành
Bên cạnh đó, huyện cũng cần tiếp tục quản lý tốt các đối tượng từ các vùng dịch khác về địa phương. Trong đó, phải có giải pháp tuyên truyền cho người dân hiểu, chấp hành các quy định về phòng, chống dịch và tránh tình trạng bi quan, lo lắng cho bà con dân bản.
Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh đồng ý với đề xuất của huyện Tương Dương đề nghị UBND tỉnh cho phép thực hiện giãn cách xã hội toàn huyện theo Chỉ thị 15 bắt đầu từ 0h ngày 16/7/2021; tiếp tục thực hiện cách ly xã hội toàn xã Lượng Minh theo Chỉ thị 16; thiết lập khu cách ly y tế bản Chăm Puông để phòng chống dịch.
Riêng với huyện Kỳ Sơn, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh đề nghị huyện tiếp tục quan tâm rà soát người dân đi, đến, về từ các điểm dịch; khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp F1 và triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tại các địa phương giáp ranh với điểm dịch, tránh lây lan dịch bệnh trên địa bàn.
Giám đốc Sở Y tế cũng giao nhiệm vụ cho các đơn vị CDC Nghệ An, Trung tâm Y tế Anh Sơn, Con Cuông hỗ trợ về nhân lực, phối hợp với huyện Tương Dương tham gia phòng, chống dịch bệnh…
Trong dịp này, Sở Y tế trao cho huyện Tương Dương 300 test nhanh kháng nguyên, 2.500 khẩu trang, 100 bộ áo chống dịch; trao cho huyện Kỳ Sơn 200 test nhanh và 1.000 khẩu trang chống dịch./.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.