Bắn phá ác liệt liên tiếp: Mỹ - Iran biến Iraq thành bãi chiến trường

(Baonghean) - Bất chấp dịch Covid-19 đang hoành hành ngày càng nghiêm trọng tại cả Mỹ và Iran, chính quyền hai bên những ngày qua đã liên tục cảnh cáo, chỉ trích và có các động thái gia tăng căng thẳng.

Chỉ trong vài ngày, các vụ nã pháo nhằm vào căn cứ quân sự của liên quân nước ngoài - trong đó có binh sĩ Mỹ đồn trú tại Iraq đã liên tiếp xảy ra, Washington cáo buộc do lực lượng Iran hậu thuẫn thực hiện. Đáp lại, Mỹ cũng đã thực hiện vụ không kích đáp trả bất ngờ nhằm vào các vị trí quân sự quan trọng của lực lượng Kataib Hezbollah do Iran hậu thuẫn đặt tại Iraq. Không chỉ biến Iraq thành chiến trường bất đắc dĩ, cuộc chạy đua này còn đang khiến cả khu vực Trung Đông lại được phen dậy sóng.

Mối thù khó phai

Căn cứ quân sự Taji ở phía Bắc thủ đô Baghdad của Iraq ngày 14/3 tiếp tục trở thành mục tiêu tấn công của hàng chục quả rocket, chỉ 3 ngày sau khi các binh lính Mỹ và Anh thiệt mạng trong một vụ tấn công tương tự cũng nhằm vào cơ sở quân sự này. Theo giới quan sát khu vực, các vụ nã pháo vào căn cứ Taji diễn ra vào đúng ngày sinh nhật thứ 63 của Tướng Qasem Soleimani của Iran - vốn đã thiệt mạng trong vụ không kích của Mỹ hồi tháng 1 đầu năm. Dù chưa có nhóm nào nhận thực hiện các vụ tấn công, nhưng Washington đổ lỗi cho các nhánh vũ trang tại Iraq mà nước này cho là được Iran hậu thuẫn. Và rằng, có vẻ như các nhóm vũ trang Shiite ở Iraq vẫn luôn âm thầm tìm cách trả thù những gì mà chính quyền Mỹ đã làm.

Hình ảnh sau cuộc không kích của quân đội Mỹ sáng 13/3 tại khu vực Jurf Al Sakhr thuộc tỉnh Babylon của Iraq. Ảnh: AFP
Hình ảnh sau cuộc không kích của quân đội Mỹ sáng 13/3 tại khu vực Jurf Al Sakhr thuộc tỉnh Babylon của Iraq. Ảnh: AFP

Tất nhiên không thể im lặng, Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó đã bật đèn xanh cho các cuộc không kích trả đũa của Mỹ vào rạng sáng 13/3. Trong một thông báo được phát cùng ngày, Lầu Năm Góc cho biết, các tên lửa đã đánh trúng các kho vũ khí của lực lượng Kataib Hezbollah được Iran hậu thuẫn ở Iraq. Ít nhất 5 kho vũ khí đã bị phá hủy trong đợt không kích, và rằng, các kho vũ khí này thường được sử dụng để chống lại các lực lượng quân sự Mỹ và đồng minh tại Iraq. Tuyên bố cũng nhấn mạnh, đây là một hành động nhằm “tự vệ trước mối đe dọa từ những nhóm dân quân Shiite được Iran hỗ trợ”.

Đáp lại, phía Iran ngay lập tức đã cảnh báo Mỹ về những hành động nguy hiểm đồng thời cho rằng, Mỹ không thể đổ lỗi cho các quốc gia khác về những hậu quả của sự hiện diện bất hợp pháp tại Iraq. Trong khi đó, chính quyền Iraq cũng cảnh báo, Mỹ sẽ phải lĩnh hậu quả nghiêm trọng vì hành động xâm phạm chủ quyền cũng như tấn công vào lực lượng quân đội Iraq. Tổng thống Iraq Barham Salih cũng đã nhiều lần nhấn mạnh, các cuộc tấn công của Mỹ có thể khiến Iraq trở thành một quốc gia bất ổn cũng như làm hồi sinh các nhóm phiến quân Hồi giáo.

Lực lượng Mỹ tại căn cứ quân sự Taji đặt tại Iraq. Ảnh: US Army
Lực lượng Mỹ tại căn cứ quân sự Taji đặt tại Iraq. Ảnh: US Army

Những diễn biến này đang khiến người ta nhớ tới thời điểm cuối năm ngoái, khi Mỹ quy trách nhiệm cho lực lượng Kataib Hezbollah trong vụ tấn công bằng rocket nhằm vào một căn cứ quân sự ở Iraq hồi tháng 12 khiến 1 người Mỹ thiệt mạng. Các màn trả đũa liên tiếp sau đó đã dẫn tới việc Mỹ không kích giết chết Tướng Qasem Soleimani của Iran, đẩy quan hệ Mỹ - Iran tới bờ vực chiến tranh. Trong khi đó đáng chú ý, mới ngày 13/3 vừa qua, một số trang tin Trung Đông trong đó có tờ Jerusalem Post đã rộ lên thông tin, Mỹ tiếp tục tiêu diệt Chỉ huy Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Siamand Mashhadani - người thay thế Tướng Soleimani trong vai trò chỉ huy và kiểm soát lực lượng thân Iran ở Iraq, ngay sau các vụ không kích nhằm vào Iraq. Tuy nhiên, thông tin này đến nay chưa được phía Iran xác nhận.

Tấn công hay kiềm chế?

Trước các động thái từ phía Iran và Iraq, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper trong tuyên bố mới nhất đã nhấn mạnh: “Mỹ sẽ không dung thứ cho các cuộc tấn công chống lại công dân, lợi ích của Mỹ hoặc các đồng minh của Mỹ”. Thế nhưng trên các phương tiện chính thống, Washington dường như đã chọn giải pháp ít leo thang căng thẳng, đó là tấn công vào các kho vũ khí của Iran đặt tại Iraq. Dù vậy chưa thể nói trước điều gì, bởi cho đến nay, thông tin về vị tướng cấp cao của Iran chưa được xác nhận. Chẳng ai loại trừ một làn sóng sục sôi của nước Cộng hòa Hồi giáo nếu lại một vị tướng bị thiệt mạng dưới “bàn tay của Mỹ”.

Căn cứ quân sự Taji của các binh lính nước ngoài, trong đó có lính Mỹ đặt tại Iraq. Ảnh: NBC News
Căn cứ quân sự Taji của các binh lính nước ngoài, trong đó có lính Mỹ đặt tại Iraq. Ảnh: NBC News

Cùng lúc trong một diễn biến khác, Bộ Chỉ huy trung tâm Mỹ lại thông báo đang triển khai cùng lúc 2 tàu sân bay ở Trung Đông, áp sát Iran. Đây là lần đầu tiên sau gần 10 năm, quân đội Mỹ triển khai lực lượng hùng hậu như vậy tới khu vực này. Chưa hết, trong vài ngày tới, Lầu Năm Góc còn cho biết sẽ kích hoạt các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot đang triển khai tại Iraq. Về phần mình, chính quyền Iraq cũng tuyên bố cứng rắn sẽ bắn hạ máy bay Mỹ mà không cần cảnh báo. Đáng lưu ý, trước đây Iraq vốn từng đề xuất mua các hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S của Nga. Nếu thương vụ này sớm đạt được, quân đội Iraq hoàn toàn đủ khả năng đối đầu với Mỹ hay bất cứ lực lượng nào xâm phạm lãnh thổ quốc gia này từ trên không. Tất cả các diễn biến hiện nay dường như đang báo hiệu về một cuộc xung đột, tấn công quân sự giữa nhiều bên đã rất cận kề!

Thế nhưng vào thời điểm tưởng chừng như sắp chạm đến giới hạn đỏ, cần nhắc lại hồi tháng 1, sau vụ Iran tấn công đáp trả việc Mỹ không kích giết chết Tướng Solemani, bất chấp nhiều đồn đoán về một cuộc chiến tranh tổng lực, Tổng thống Donald Trump đã quyết định không tấn công quân sự Iran. Đơn giản, đây rõ ràng không phải là thời điểm cho bất cứ cuộc chiến tranh nào khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến rất gần. Chưa hết, mới đây, cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua nghị quyết ngăn Tổng thống phát lệnh tấn công quân sự Iran khi chưa được Quốc hội phê chuẩn. Dù Tổng thống hoàn toàn có thể dùng quyền phủ quyết nhưng có lẽ, hơn ai hết, ông Trump biết rằng, đây chẳng phải thời điểm để phô trương quyền lực tối thượng của mình.

Các bệ phóng tên lửa Katyusha được tìm thấy ở Umm al-Izam. Ảnh: Reuters
Các bệ phóng tên lửa Katyusha được tìm thấy ở Umm al-Izam (Iraq). Ảnh:CNN

Trong khi đó, cả Mỹ và Iran đều đang rối bời để chống lại dịch Covid-19. Tổng thống Mỹ phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia dồn lực để chống dịch còn Tổng thống Iran mới nhất đã phải viết thư cầu cứu các nước giảm nhẹ biện pháp trừng phạt để tạo điều kiện ứng phó dịch bệnh. Bởi thế, đe dọa, giương oai là vậy nhưng cả Mỹ và Iran đều hiểu, kiềm chế là điều mà các bên vẫn nên làm vào lúc này. Và tất nhiên, Iraq cũng chẳng muốn trở thành “sàn chiến” phải hứng chịu thương vong trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng của các nước và thế lực bên ngoài!

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.