Bang Texas cho phép sinh viên mang súng đến trường

Theo luật mới của bang Texas (Mỹ), các đại học công tại bang này sẽ phải cho phép sinh viên mang súng đến trường, không áp dụng với trường tư.

Khách tham quan xem súng tại một buổi triển lãm do Hiệp hội Súng trường quốc gia (NRA) tổ chức ở Kentucky hôm 21/5 - Ảnh minh họa: Reuters.
Khách tham quan xem súng tại một buổi triển lãm do Hiệp hội Súng trường quốc gia (NRA) tổ chức ở Kentucky hôm 21/5 - Ảnh minh họa: Reuters.

Bắt đầu có hiệu lực tại bang Texas vào ngày 1/8/2016, Luật  "Campus carry” (mang súng đến trường) được đưa ra nhằm ngăn chặn các vụ xả súng thảm sát trong tương lai. Theo luật này, các sinh viên sẽ được mang vũ khí đến trường để phòng vệ.

Được sự ủng hộ của các nhà làm luật thuộc Đảng Cộng hòa Mỹ, luật mới cho phép sinh viên được mang súng ở nhiều nơi hơn trong các trường đại học công, tuy nhiên các trường này sẽ được chọn khu vực vào trong trường được phép mang súng vào.

Quyết định gây nhiều tranh cãi này được đưa ra đúng vào ngày kỷ niệm lần thứ 50 vụ xả súng kinh hoàng đã diễn ra tại trường đại học Texas ở Austin (UT). Năm 1996, một vụ xả súng ở đây đã cướp đi 14 sinh mạng khi kẻ bắn tỉa đã từng được Hải quân đào tạo Charles Whitman đứng trên tháp biểu tượng của UT chĩa súng điên cuồng bắn vào dòng người qua đường. Vụ tấn công này là vụ xả súng đầu tiên tại Mỹ được truyền hình trực tiếp trên mục tin tức của kênh  truyền hình quốc gia. 

Theo tờ nhật báo Austin American-Statesman, các quan chức lý giải sự trùng hợp này là ngẫu nhiên và động cơ chính quyết định này được đưa ra là để luật "Campus carry” được thực thi trước khi năm học mới bắt đầu. Luật này được đưa ra chỉ hai ngày sau một tay súng đã giết một người và làm ba người khác bị thương trên các con phố ở Austin.

Texas trở thành bang thứ 8 ở Mỹ cho phép mang súng đến các khu của trường đại học, sau khi 7 bang khác đã triển khai luật này, gồm Orgeon, Colorado và Wisconsin. Tuy nhiên, mười tám bang khác ở Mỹ vẫn cấm việc mang súng đến trường.

Nhiều người sống sót sau vụ xả súng tại UT gần một thế kỷ trước nhìn nhận luật mới như là một giải pháp liều lĩnh có thể khơi mào thêm các vụ giết chóc.

Những người chỉ trích luật này bao gồm ba giáo sư UT. Họ đã khởi kiện chính quyền bang Texas vì cho rằng quyền tự do ngôn luận của họ có thể bị vi phạm khi sinh viên được trang bị súng sẽ tạo ra một bầu không khí sợ hãi trong các khu trường sở và ngăn cản việc tự do bày tỏ ý tưởng.

Seema Yasmin, một giảng viên thuộc trường đại học công ở Dallas, đã viết trên tờ Tin tức Buổi sáng Dallas: "Tôi không sợ súng. Tôi sợ tập hợp những vấn đề sau: căng thẳng ở các đợt thi cuối kỳ, bệnh tâm thần chưa được chẩn đoán và khả năng đem súng vào các toà nhà của trường đại học."

Tuy nhiên, những người ủng hộ luật này lại biện hộ rằng việc cho phép vũ khí giấu kín ở các khu trường sở giúp sinh viên và giáo viên trở nên an toàn vì bất kỳ nguy cơ tấn công bằng súng nào cũng có thể mau chóng được ngăn chặn bởi các công dân có vũ trang.

Đồng thời, UT dự định công bố một tượng đài bằng đá để tưởng niệm những nạn nhân đã thiệt mạng 50 năm về trước. UT đã từng bị chỉ trích vì không biết cách ứng phó kịp thời sau khi vụ xả súng xảy ra.

Chỉ có thời gian mới là câu trả lời chính xác cho câu hỏi liệu những bài học có được rút ra từ vụ tàn sát năm 1996 hay luật súng mới này có dẫn đến những nạn nhân mới trong cuộc khủng hoảng súng hiện nay tại Mỹ.

Theo VOV

   

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.