Bánh đa làng nghề 300 năm tuổi ở Đô Lương 'xuất khẩu' nhiều nước

01/01/2018 06:48

(Baonghean.vn) - Trải qua 300 năm, người dân làng nghề bánh đa Vĩnh Đức - thị trấn Đô Lương luôn duy trì và phát triển nghề làm bánh đa ngày càng sôi động.

Nhiều hộ gia đình, như gia đình chị Nguyễn Thị Xuân, ngày tráng nhiều nhất có thể lên đến 1500 chiếc. Anhr: L
Gia đình chị Nguyễn Thị Xuân, làng nghề Vĩnh Đức có ngày tráng đến 1.500 chiếc bánh đa. Ảnh: Lê Ngọc Phương

Trước đây người dân làng Vĩnh Đức tráng bánh bằng bột gạo nước, trộn với vừng đen. Nay để tăng thêm vị thơm ngon, người ta cho thêm gừng, hạt tiêu, tỏi giã nhỏ, trộn vào bột gạo để tráng.

Sản phẩm của làng nghề nổi tiếng thơm ngon, nên không chỉ người tiêu dùng trong nước mà Việt kiều ở nước ngoài như: Đức, Căm pu chia, Lào, Singapore, Hàn Quốc, Nga… ưa thích, nên tiêu thụ rất tốt.

Bánh sau khi tráng xong được đặt lên phên để phơi. Nếu trời hửng nắng chỉ cần phơi 5 giờ đồng hồ. Ảnh: Lê Ngọc Phương
Bánh sau khi tráng xong được đặt lên phên để phơi. Nếu trời hửng nắng chỉ cần phơi 5 giờ đồng hồ. Ảnh: Lê Ngọc Phương

Bình quân mỗi gia đình làm nghề một ngày xay 10 kg gạo, 1 kg gạo tráng được trên dưới 30 chiếc bánh đa, mỗi chiếc bánh bán trung bình 2.000 đồng, thu về được 60.000 đồng.

Sau khi trừ chi phí, gạo, củi, gia vị… mỗi kg gạo người làm nghề còn lãi ròng 10.000 đồng. Có những gia đình mỗi ngày làm 100 kg gạo, thu lãi gần 1 triệu đồng/ngày.

Bánh đa được kẹp vỉ nướng bằng than nóng. Ảnh: Lê Ngọc Phương
Bánh đa được kẹp vỉ nướng bằng than nóng. Ảnh: Lê Ngọc Phương

Để có sản phẩm bánh đa ngon, người làng Vĩnh Đức thường sử dụng gạo có độ dẻo ít, gạo thường được dung là Khang Dân 18 để tráng bánh.

Bánh đa làm xong có thể nướng chín để bán, hoặc bán bánh đa phơi khô.

Nướng bánh đa cũng là một nghệ thuật, phải nướng đúng độ chín để bánh vàng đều và tỏa mùi thơm phức của gạo, vừng, gia vị… Ảnh: Lê Ngọc Phương
Bánh đa làng Vĩnh Đức được ưa thích còn vì vừng đen trải dày. Ảnh: Lê Ngọc Phương

Làng nghề Vĩnh Đức hiện có 70 hộ làm nghề, được người dân tráng bánh quanh năm. Nhưng thuận lợi nhất là những ngày nắng.

Nếu trời mưa, có một số hộ vẫn làm, nhưng phải xông bánh bằng than, chất lượng bánh không tốt bằng phơi nắng.

Bánh đa sau khi nướng chín được bỏ vào bao ni lông, buộc chặt để giữ độ dòn của bánh. Ảnh: Lê Ngọc Phương
Bánh đa sau khi nướng chín được bỏ vào bao ni lông, buộc chặt để giữ độ dòn của bánh. Ảnh: Lê Ngọc Phương

Ở làng Vĩnh Đức, nhờ nghề bánh đa mà các hộ gia đình nuôi được con cháu thành đạt, nhiều hộ khấm khá từ làm nghề.

Dịp tết gần đến, làng nghề bánh đa Vĩnh Đức lại nhộn nhịp hơn. Để rồi, cái hương vị thơm ngon khó cưỡng của bánh đa lại tỏa đi muôn phương. Nhất là người xa quê, khi cầm chiếc bánh đa vừng trên tay không khỏi rưng rưng, bùi ngùi nhớ về vùng đất Đô Lương thân yêu.

Đã có hàng trăm người đi xuất khẩu lao động hoặc đi làm việc ở nước ngoài mang bánh đa sang để thưởng thức hoặc trao đổi, mua bán....

Lê Ngọc Phương

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
Bánh đa làng nghề 300 năm tuổi ở Đô Lương 'xuất khẩu' nhiều nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO