"Báo chí phải bắt kịp xu thế hội tụ công nghệ"

Sáng nay, 1/2/2015, tại trụ sở Bộ Thông tin & Truyền thông, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn đã có buổi trao đổi với báo chí về những thành tựu nổi bật của ngành Thông tin & Truyền thông trong năm 2014 cũng như những giải pháp sẽ triển khai trong năm 2015.
Xin Thứ trưởng cho biết những thành tựu nổi bật của ngành Thông tin và Truyền thông trong năm 2014 vừa qua cũng như những điểm hạn chế, tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới?
Thứ trưởng Trương Minh Tuấn: Năm 2014, công tác quản lý Nhà nước về Thông tin và Truyền thông được tăng cường trên tất cả các lĩnh vực: báo chí, xuất bản, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, đảm bảo an toàn thông tin… Một số thành tựu nổi bật là:
- Xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là xây dựng các cơ chế, chính sách, năm 2014, Bộ đã tham mưu cho Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản quan trọng. Nổi bật là Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề như: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020; Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển hệ thống thông tin và truyền thông các vùng biên giới biển, vùng biển, đảo Việt Nam đến năm 2020... Trong năm 2014, Bộ cũng đã ban hành 20 thông tư và phối hợp ban hành 02 thông tư liên tịch; xây dựng và trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 27 đề án, trong đó có dự thảo Luật An toàn thông tin, Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn trao đổi với báo chí sáng 1/2/2015.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn trao đổi với báo chí sáng 1/2/2015.
- Các cơ quan báo chí, xuất bản đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, sự kiện chính trị lớn của đất nước; thường xuyên cập nhật, đưa tin chính xác, phản ánh đầy đủ và kịp thời tình hình chính trị, quốc phòng - an ninh, kinh tế - xã hội; phản bác hiệu quả những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch trong và ngoài nước; qua đó làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, nhà nước với nhân dân; nâng cao nhận thức, tăng cường sự thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân; góp phần định hướng dư luận và tạo sự đồng thuận xã hội; củng cố và tăng thêm niềm tin của nhân dân. Bên cạnh đó, Bộ TTTT cũng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, được nhân dân đồng tình.
Trước việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, Bộ đã chủ động, linh hoạt và thường xuyên có định hướng, chỉ đạo các địa phương, các cơ quan báo chí tập trung thông tin, phản ánh chân thực, toàn diện, khách quan về cơ sở pháp lý và lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sự kiên cường, dũng cảm của các lực lượng và của ngư dân trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo để nhân dân trong nước và quốc tế hiểu rõ hơn tình hình thực tế, góp phần động viên khích lệ tinh thần yêu nước, cả nước cùng đồng lòng hướng về Biển Đông.
- Công tác quản lý nhà nước về viễn thông ngày càng được tăng cường, tạo điều kiện cho thị trường viễn thông phát triển bền vững. Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước và công tác nhân đạo, phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm, cứu nạn đảm bảo thông suốt, kịp thời. Việc quản lý thông tin trên mạng Internet được đẩy mạnh giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển Internet tại Việt Nam. Các doanh nghiệp viễn thông trong nước tiếp tục giữ vững vị thế và thị phần áp đảo trên thị trường và từng bước vươn ra đầu tư ở nước ngoài. Dịch vụ bưu chính, viễn thông luôn nằm trong nhóm hàng có chỉ số giá không tăng hoặc tăng thấp góp phần ổn định chỉ số giá tiêu dùng trong nước.
- Lĩnh vực CNTT luôn có sự phát triển. Cùng với việc đẩy mạnh công tác phòng, chống và đảm bảo an toàn thông tin trên phạm vi toàn quốc, công tác ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước tiếp tục được chú trọng. CNTT tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng và hiệu quả cao, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của đất nước.
- Công tác hợp tác quốc tế được chú trọng với việc tích cực tham gia đàm phán các Hiệp định, nhất là Hiệp định TPP; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế và thúc đẩy quan hệ thương mại.
- Năm 2014 cũng là năm Bộ tập trung kiện toàn về tổ chức và hoạt động theo Nghị định 132/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ. Bộ đã thành lập mới, sáp nhập nhiều cơ quan, đơn vị, đồng thời ban hành chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức cho hầu hết các đơn vị thuộc Bộ.
Bên cạnh những thành tựu nêu trên thì trên thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại mà ngành Thông tin & Truyền thông cần tiếp tục khắc phục như:
- Tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo gia tăng và còn nhiều bất cập trong công tác quản lý các đầu số thông tin di động.
- Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin đang phải đối mặt với các vụ tấn công ngày càng phức tạp. Trong khi đó, việc đảm bảo an toàn, an ninh chưa được các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức quan tâm đúng mức.
- Các thế lực thù địch vẫn tăng cường lợi dụng môi trường Internet để tuyên truyền, chống phá Đảng và nhà nước; kích động, xúi giục nhân dân thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
- Một số báo, trang thông tin điện tử hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, chạy theo việc đưa tin giật gân, câu khách, đưa tin chưa được kiểm chứng, vi phạm các quy định của pháp luật về báo chí gây bức xúc trong dư luận, đã bị xử phạt, thậm chí tước giấy phép hoạt động, thu hồi ấn phẩm sai phạm.
- Sự khó khăn trong hoạt động kinh doanh của nhiều nhà xuất bản; hiện tượng làm sách giả, sách lậu và in lậu vẫn diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó là tình trạng một số nhà xuất bản chưa kiểm soát chặt chẽ chất lượng sách liên kết với đơn vị bên ngoài dẫn đến phải thu hồi và tiêu hủy các bản sách có nội dung không chính xác, gây ảnh hưởng không tốt cho xã hội, nhất là sách giáo dục.
- Nguồn lực đầu tư cho hoạt động an toàn thông tin và thông tin cơ sở cả về kinh phí và nhân lực còn thiếu.
Thứ trưởng có thể cho biết những nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ sẽ triển khai trong năm 2015, đặc biệt là các giải pháp để giải quyết những điểm tồn tại, hạn chế vừa nêu, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Trương Minh Tuấn: Cùng với triển khai toàn diện, đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp trên tất cả các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý Nhà nước của Bộ TT&TT, năm 2015, Bộ sẽ tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tập trung chỉ đạo các cơ quan báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình tiếp tục làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo; Hiến pháp; các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội nổi bật của đất nước, các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, nhất là kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 70 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9, 40 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Tiếp tục thông tin, tuyên truyền làm cho các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội nhận thức sâu sắc về tình hình thế giới, trong nước, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình bảo vệ Tổ quốc, đảm bảo an ninh - quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội; đấu tranh chống lại các thông tin xuyên tạc, chống phá từ các thế lực thù địch, xây dựng lòng tin của nhân dân, tạo được sự đồng thuận trong toàn xã hội, sự đoàn kết một lòng xung quanh sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong năm 2015.
2. Nâng cao chất lượng trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Các cơ quan đơn vị, đặc biệt là người đứng đầu, phải quan tâm đầu tư hơn nữa để đảm bảo chất lượng và tiến độ xây dựng văn bản, phục vụ kịp thời nhu cầu quản lý và phát triển. Các Sở TTTT, hội, hiệp hội và doanh nghiệp cần tích cực trong việc tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật. Tập trung xây dựng, hoàn thiện dự thảo Luật An toàn thông tin, Luật Báo chí sửa đổi, Quy hoạch phát triển và quản lý Báo chí toàn quốc đến năm 2025.
3. Tăng cường công tác thực thi pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm trên nguyên tắc không có "vùng cấm" để làm trong sạch môi trường báo chí, xuất bản, viễn thông, internet. Công tác thanh tra, kiểm tra cần được tổ chức bài bản hơn, chuyên nghiệp hơn trong điều kiện lực lượng thanh tra chuyên ngành còn mỏng.
4. Quản lý và phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt trái của internet, thông tin trên mạng. Bên cạnh việc tổ chức thực hiện các giải pháp theo Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và các thông tư hướng dẫn, cần tăng cường làm việc và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, tổ chức đoàn thể, hiệp hội và doanh nghiệp để thực hiện các biện pháp liên ngành, tổng hợp hơn, đa dạng hơn. Chú trọng hơn các biện pháp phát triển nội dung, giáo dục và hướng dẫn người sử dụng internet trong thời gian tới. 
5. Đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn mạng, an toàn thông tin; tích cực tuyên truyền để nâng cao nhận thức toàn xã hội. Hoàn thiện bộ máy tổ chức, đẩy mạnh công tác phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin; hình thành hệ thống các bộ phận chuyên trách về phòng chống tấn công mạng, khắc phục sự cố mạng, trước hết ở các cơ quan, tổ chức quan trọng để có lực lượng sẵn sàng ứng cứu tại chỗ và hỗ trợ lẫn nhau khi có các sự cố lớn. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, đơn vị liên quan để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, ứng phó kịp thời trước các nguy cơ tấn công từ bên ngoài qua mạng internet, bảo đảm chủ quyền quốc gia về không gian mạng.
6. Tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp. Tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp bám sát yêu cầu tổ chức mô hình hoạt động tinh gọn, phương thức quản trị tiên tiến, chú trọng đến chất lượng tăng trưởng, hiệu quả đầu tư.
7. Chú trọng cải thiện phương pháp, lề lối làm việc nhằm nâng cao chất lượng công tác, năng lực điều hành; tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, đánh giá để mỗi công việc đều được thực hiện nghiêm túc, đúng yêu cầu.
8. Tập trung hoàn thiện, tổ chức bộ máy các tổ chức, cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến địa phương. Tích cực phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng và ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở TTTT và Phòng Văn hóa - Thông tin.
9. Tổ chức đánh giá việc thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 phê duyệt Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT và Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015, qua đó xây dựng kế hoạch sát thực tế hơn, hiệu quả hơn và triển khai đồng bộ với các Chương trình khác.
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo ra các hình thức thông tin, truyền thông mới, Thứ trưởng có thể đánh giá các hình thức truyền thông này sẽ tạo ra cơ hội nhưng cũng thách thức như thế nào trong quản lý ngành của Bộ?
Thứ trưởng Trương Minh Tuấn: Sự phát triển của công nghệ trong lĩnh vực CNTT và truyền thông đã làm thay đổi cuộc sống, có tác động và ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, xã hội. Hạ tầng viễn thông và Internet băng rộng cho phép các dịch vụ khác nhau như dữ liệu, âm thanh và hình ảnh được tích hợp và truyền tải thống nhất trên cùng một nền tảng giao thức đến người dùng dễ dàng, thuận tiện với chi phí hợp lý đã thực sự làm thay đổi cuộc sống.
Sự phát triển mạnh mẽ và hội tụ của công nghệ đã xóa nhòa khoảng cách giữa các chủ thể cung cấp dịch vụ CNTT và truyền thông. Công nghệ mới với hạ tầng viễn thông băng rộng hiện đại, cung cấp đa dịch vụ và phát triển rộng khắp đất nước đã tạo nên cơ hội to lớn để thu hẹp khoảng cách số trong xã hội, đưa thông tin và phương tiện trao đổi thông tin đến với người dân không chỉ ở các vùng thành thị mà còn ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.
Bên cạnh những cơ hội lớn, nhiều thách thức đã đặt ra trong công tác quản lý Nhà nước là:
- Đi đôi với những tiện ích mang lại cho rất nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội được triển khai trên nền tảng CNTT và truyền thông, những vấn đề tiềm ẩn về nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin cũng là thách thức lớn.
- Xu thế hội tụ công nghệ nêu trên đã tạo nên một thế giới ngày càng phẳng, trong đó là phát triển của các dịch vụ xuyên biên giới, cho phép người sử dụng dễ dàng truy cập, đưa thông tin lên mạng và trao đổi thông tin không chỉ ở Việt Nam mà trên khắp thế giới. Bên cạnh các thông tin bổ ích, có giá trị đối với xã hội, nhiều nội dung thông tin độc hại, trái với thuần phong mỹ tục, trong một số trường hợp đi ngược lại với lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia, vi phạm pháp luật Việt Nam, chống phá nhà nước và chế độ cũng được phát tán trên môi trường mạng. Các nội dung độc hại đó cần có các biện pháp quản lý tổng hợp để hạn chế các ảnh hưởng của nó đối với xã hội và cộng đồng.
Việt Nam không nằm ngoài xu thế phát triển mạnh Internet và mạng xã hội của thế giới. Trong thế giới phẳng, mọi người dân có cơ hội để tiếp cận thông tin nhanh nhất, nhạy nhất, toàn diện nhất thông qua mạng xã hội và Internet. Như Thủ tướng vừa mới phát biểu mới đây, chúng ta không thể ngăn chặn mạng xã hội và cũng không có chủ trương ngăn chặn mạng xã hội. Giải pháp để ngăn chặn các thông tin xấu, độc hại các cơ quan báo chí phải vào cuộc. Những người làm báo phải vào cuộc chủ động cung cấp thông tin cho toàn dân biết. Các cơ quan Nhà nước cũng phải chủ động cung cấp thông tin đến với mọi người dân, nhất là những lĩnh vực thiết thực, sát sườn với người dân. Lúc đó, thông tin xấu độc hại sẽ không ảnh hưởng lớn đến người dân.
- Các dịch vụ mới phát triển và sử dụng tự do, chưa có quy định quản lý cũng gây ra phiền phức cho người sử dụng, ví dụ như việc quảng cáo không đúng quy định, tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo và nguy cơ lộ, lọt thông tin cá nhân. Phương án quản lý để đảm bảo các dịch vụ mới và truyền thống cùng phát triển, cạnh tranh song vẫn bổ trợ cho nhau là thách thức đặt ra cần phải giải quyết.
- Các dịch vụ mới như dịch vụ OTT, Uber, mạng xã hội là một số ứng dụng điển hình đang dần đi vào cuộc sống, tạo nên những trải nghiệm mới, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, cho xã hội. Dịch vụ OTT là các dịch vụ, ứng dụng, nội dung được cung cấp trên mạng/dịch vụ viễn thông, chủ yếu là mạng Internet của các ISP và nhà mạng viễn thông mà không cần có sự tham gia điều khiển, phân phối nội dung của nhà mạng, ISP. Dịch vụ Uber là dịch vụ kết nối thông tin trong lĩnh vực vận tải hành khách, là loại hình dịch vụ xuyên biên giới được cung cấp từ nước ngoài, lưu giữ tại các trung tâm dữ liệu ở nước ngoài. Do vậy, hiện nay chưa có cơ chế kiểm soát, giám sát của các cơ quan chức năng của Việt Nam đối với các dịch vụ, thông tin liên quan.
Về quan điểm, Bộ TTTT ủng hộ và tiếp tục có những giải pháp thúc đẩy và phát huy các mặt tích cực mà các công nghệ, dịch vụ mới đã mang lại. Tuy nhiên, các công nghệ, dịch vụ mới xuất hiện sẽ phát sinh ảnh hưởng đến một số khía cạnh xã hội cần quan tâm như đã nêu trên. Bộ TTTT đang xây dựng văn bản quản lý dịch vụ OTT để đảm bảo hài hòa lợi ích của các nhà cung cấp hạ tầng dịch vụ viễn thông, các công ty cung cấp dịch vụ OTT, tạo nên một thị trường cạnh tranh bình đẳng, cùng phát triển và trên hết là quyền lợi của người sử dụng.
Thứ trưởng có lời chúc gì đối với ngành CNTT-TT nước nhà trong năm 2015?
Thứ trưởng Trương Minh Tuấn: Nhân dịp năm mới, xuân Ất Mùi, tôi chúc ngành Thông tin và Truyền thông sẽ có một năm 2015 nhiều thành công mới, góp phần đưa ngành Thông tin và Truyền thông ngày càng phát triển, tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của ngành để đóng góp ngày càng nhiều hơn vào thành công trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế; bảo đảm chủ quyền quốc gia và hội nhập sâu rộng với thế giới.
Theo Infonet

tin mới

 Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 17/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 17/4

(Baonghean.vn) - Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023 tỉnh Nghệ An dẫn đầu khu vực Bắc Trung Bộ; Hơn 130 học sinh ở Trường Tiểu học Ngọc Sơn (Thanh Chương) đã đi học trở lại; Thanh tra tỉnh Nghệ An kết luận vụ nhiều giáo viên được nhà trường cho mượn đất nhưng không chịu trả…

Lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga) gặp mặt, trao 100 kỷ niệm chương tặng người Nghệ từng công tác tại quê hương V.I.Lê-nin

Lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga) gặp mặt, trao 100 kỷ niệm chương tặng người Nghệ từng công tác tại quê hương V.I.Lê-nin

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch Chính phủ tỉnh Ulyanovsk, Liên bang Nga, Kabanov Oleg Vladimirovich đánh giá cao vai trò, đóng góp quan trọng của hoạt động đối ngoại nhân dân, qua đó tin tưởng mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai tỉnh sẽ tiếp tục được tăng cường.

Phấn đấu thông tuyến cao tốc Bắc - Nam từ nút giao Diễn Cát đến nút giao Quốc lộ 46B vào dịp 30/4

Phấn đấu thông tuyến cao tốc Bắc - Nam từ nút giao Diễn Cát đến nút giao Quốc lộ 46B vào dịp 30/4

(Baonghean.vn) - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đề nghị Ban QLDA 6, doanh nghiệp đầu tư cùng các nhà thầu tập trung cao độ để thông xe đoạn tuyến 30km từ nút giao QL7 tại xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu đến nút giao QL46B tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên vào dịp 30/4.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/4

(Baonghean.vn) - Lễ tiếp nhận và khánh thành tượng V.I.Lê-nin tại thành phố Vinh; Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lãnh đạo tỉnh Nghệ An tiếp và làm việc với lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga)...

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 15/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 15/4

(Baonghean.vn) - Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị xã; Giá chè búp tươi Nghệ An tăng cao nhất nhiều năm; Chính thức chặn dòng, tích nước hồ chứa nước Khe Lại - Vực Mấu… là những thông tin nổi bật ngày 15/4.

Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị

Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An tổ chức làm việc với các đồng chí bí thư huyện, thành, thị ủy và chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã về công tác sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025.

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đưa nội dung dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An dự kiến sẽ thu hồi vốn chưa giải ngân của 10 công trình, dự án; Phát động tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước ở khu vực miền núi; Thị trường vàng Nghệ An chững lại sau chỉ đạo của Thủ tướng… là những nội dung đăng tải trên baonghean.vn trong ngày.

Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: 'Triệu tấm lòng yêu thương-Nghìn mái nhà hạnh phúc'

Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: 'Triệu tấm lòng yêu thương-Nghìn mái nhà hạnh phúc'

Tại Lễ phát động phong trào thi đua cả nước chung tay "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên phạm vi cả nước diễn ra sáng 13/4, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã kêu gọi sự góp sức của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, tập thể, cá nhân trong nước và ở nước ngoài.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/4

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác tỉnh Nghệ An dâng hương tưởng niệm tại các di tích lịch sử ở Bình Phước; Trình HĐND tỉnh bổ sung 4 dự án đầu tư khu đô thị và dân cư mới tại thành phố Vinh; Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024...

Chân dung những anh hùng người Nghệ qua lời kể của cựu phóng viên chiến trường

Chân dung những anh hùng người Nghệ qua lời kể của cựu phóng viên chiến trường

(Baonghean.vn) - Là ''thư ký của thời đại’’, nhà báo Nguyễn Thế Viên từng có mặt trong nhiều trận đánh lịch sử. Nhớ về Điện Biên, nhớ về 56 ngày đêm không ngủ, những cái tên như Trần Can, Phan Tư hay Phan Đình Giót vẫn mãi là huyền thoại trong ký ức của cựu phóng viên chiến trường.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An làm việc tại Bình Phước bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An làm việc tại Bình Phước bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh

(Baonghean.vn) - Chiều 12/4, tại thành phố Đồng Xoài, Đoàn công tác tỉnh Nghệ An do đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Phước nhằm bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 12/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 12/4

(Baonghean.vn) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương giao ban với 22 địa phương, đơn vị tại Nghệ An; HĐND tỉnh cho ý kiến về phương án phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu giải thích việc đặt tên xã sau sáp nhập...