Thứ trưởng Bộ TT&TT nói về Luật Báo chí (sửa đổi)

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã có cuộc trao đổi với báo chí về Luật Báo chí (sửa đổi) được xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn. Ảnh: Cổng TTĐT Bộ TT&TT Nhiều quy định mới được đưa vào luật
Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn. Ảnh: Cổng TTĐT Bộ TT&TT Nhiều quy định mới được đưa vào luật

Nhiều quy định mới được đưa vào luật

Ông có thể nhận xét khái quát về những điểm mới của Luật Báo chí sửa đổi lần này?
Ông Trương Minh Tuấn: Có thể nói, điểm mới thứ nhất là Luật Báo chí (sửa đổi, bổ sung) triển khai nội dung quan trọng được quy định tại Điều 14, Điều 25 của Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí. Đây là nội dung được thảo luận nhiều nhất vì tự do báo chí, tự do ngôn luận thực tế là một phương diện thể hiện dân chủ ở nước ta, nhưng lại là một quyền có giới hạn đối với luật pháp tất cả các quốc gia trên thế giới. Việc giới hạn đó theo “nguyên tắc gây hại”, “nguyên tắc xúc phạm” hoặc xung đột với các quyền khác. 
Thứ hai, Luật Báo chí dành một phần rất thỏa đáng để bao quát một cách hệ thống những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí. Quy định này nhằm hạn chế một cách kiên quyết những hành vi lạm quyền của báo chí như “xâm phạm bí mật đời tư” trong thực tiễn phát triển báo chí ở nước ta. 
Thứ ba, Luật Báo chí tạo khung pháp lý rộng rãi và nghiêm khắc, đồng thời bảo hộ mạnh mẽ bằng các định chế cần và đủ cho cơ quan báo chí, nhà báo tác nghiệp một cách tự do theo khuôn khổ các quy định từ việc cung cấp thông tin cho báo chí, tới quyền và nghĩa vụ bảo mật nguồn tin của cơ quan báo chí và nhà báo. 
Thứ tư là bảo đảm và mở rộng sự liên kết nhiều chiều và sâu sắc trong hoạt động báo chí. Điểm nổi bật cần nhấn mạnh là, sự liên kết này bảo đảm đối tượng người đọc được quyền hưởng lợi về nội dung và các cơ quan báo chí được quyền hưởng lợi về kinh tế trên thực tế, mà trước đây việc liên kết này chỉ thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Để triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, Luật Báo chí (sửa đổi) quy định như thế nào về vấn đề quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí?
Ông Trương Minh Tuấn: Triển khai thi hành Hiến pháp 2013, dự thảo Luật Báo chí đã thể hiện nội dung này ở các khía cạnh sau: 
Thứ nhất, dự thảo Luật đã dành Chương II với 4 điều quy định cụ thể về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Trong đó quy định công dân có quyền: Sáng tạo tác phẩm báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và thành viên của các cơ quan, tổ chức đó.
Cơ quan báo chí có trách nhiệm đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh và tác phẩm báo chí khác của công dân phù hợp với tôn chỉ, mục đích và không vi phạm nội dung cấm quy định tại Điều 9; trong trường hợp không đăng, phát sóng phải trả lời và nêu rõ lý do khi có yêu cầu.
Hai là, về đối tượng thành lập cơ quan báo chí. Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) giữ nguyên các đối tượng thành lập cơ quan báo chí theo luật hiện hành và đã bổ sung một số đối tượng được thành lập tạp chí khoa học như: Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật Giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ; bệnh viện từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên. Quy định này cho phép các cơ sở giáo dục, tổ chức khoa học và công nghệ thuộc loại hình tư thục, có đầu tư của nước ngoài được phép ra tạp chí khoa học.
Ba là, dự thảo luật đã bổ sung quy định về liên kết trong hoạt động báo chí. Với quy định tại Chương II và nội dung thể hiện trong dự thảo Luật, công dân được tham gia vào các công đoạn của hoạt động báo chí, bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.
Luật Báo chí (sửa đổi) có những quy định gì để xử lý và hạn chế những sai phạm về nội dung thông tin trên báo chí?
Ông Trương Minh Tuấn: Quy định về những hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí tại Điều 9 dự thảo Luật đã được cân nhắc, kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Báo chí hiện hành, đã xin ý kiến các cơ quan báo chí, các chuyên gia rất nhiều lần trong quá trình soạn thảo luật và được sự đồng tình.
Mặt khác, những hành vi cấm đăng, phát thông tin quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 đã có sự tương thích với các quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, các hành vi bị cấm khác đã tương thích với Bộ luật Dân sự và các luật khác, bảo đảm tính khả thi trong thực tế.
Về cải chính trên báo chí, so với Luật Báo chí hiện hành, dự thảo luật đã bổ sung một số quy định mới về cải chính nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị báo chí thông tin sai sự thật, như: Đối với báo chí điện tử, ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát. Thông tin cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả phải đăng, phát tại trang 2 (đối với báo in), trang cuối (đối với tạp chí in), chuyên mục riêng tại trang chủ (đối với báo điện tử) với cùng một kiểu chữ, cỡ chữ mà báo chí đã đăng, phát thông tin; đăng, phát đúng chuyên mục, giờ phát sóng, số lần phát sóng (đối với báo nói, báo hình) mà báo chí đã đăng, phát thông tin...
Về xử lý vi phạm, dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) đã bổ sung một số quy định mới như: Cơ quan báo chí bị thu hồi giấy phép hoạt động báo chí, giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm báo chí, phụ trương, sản xuất thêm kênh phát thanh, kênh truyền hình, chuyên trang của báo điện tử và cơ quan, tổ chức bị thu hồi giấy phép xuất bản đặc san, bản tin, trang thông tin điện tử tổng hợp khi đăng, phát thông tin vi phạm quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 9 gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực báo chí thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Siết chặt quản lý thông tin trên mạng
Có ý kiến cho rằng, những điều cấm trong Luật Báo chí còn mông lung. Ông có ý kiến như thế nào về vấn đề này?
Ông Trương Minh Tuấn: Về khía cạnh pháp luật, để xử lý và hạn chế những sai phạm về nội dung thông tin trên báo chí, dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) đã quy định cụ thể về hành lang pháp lý để báo chí, nhà báo hoạt động, những hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí và quy định về việc xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí. Với quy định như trong dự thảo Luật, cơ quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích và tuân thủ các quy định pháp luật sẽ hạn chế được những sai phạm về nội dung thông tin báo chí.
Chúng ta khẳng định các thông tin trên mạng không phải là báo chí nhưng hoạt động lại có tính chất như báo chí, nếu tích cực thì rất tích cực nhưng xấu thì cũng rất xấu. Vậy cần phải có biện pháp gì để quản lý vấn đề này?
Ông Trương Minh Tuấn: Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) điều chỉnh, quản lý thông tin trên sản phẩm báo chí và sản phẩm thông tin có tính chất báo chí. Theo giải thích từ ngữ tại Khoản 17 Điều 3, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí là sản phẩm thông tin được thể hiện bằng các thể loại báo chí, được đăng, phát trên bản tin, đặc san, trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Hiện nay, hoạt động của mạng xã hội đang được điều chỉnh bởi Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ và chế tài xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ. Triển khai thi hành Hiến pháp 2013, thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tổ chức đánh giá, tổng kết việc thi hành Nghị định 72/2013/NĐ-CP, trên cơ sở đó trình Chính phủ, Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng thành luật cơ bản khác để quản lý hoạt động của thông tin trên mạng nói chung và mạng xã hội nói riêng.
Ông có thế cho biết quan điểm của ông về việc quy hoạch các trang thông tin điện tử tổng hợp hiện nay?
Ông Trương Minh Tuấn: Về bản chất trang thông tin điện tử tổng hợp là đăng lại nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí và ghi rõ tên tác giả, tên cơ quan báo chí, thời gian đã đăng, phát thông tin đó. Trên cơ sở đánh giá tổng kết việc thi hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, Bộ TT&TT sẽ xem xét việc có quy hoạch các trang thông tin điện tử hiện nay hay không. Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 đã được Bộ Chính trị xem xét cho ý kiến 3 lần, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thảo luận cho ý kiến một lần, do đó đây cũng chính là những quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác báo chí.
Các quy định của Luật Báo chí lần này có mâu thuẫn gì với định hướng của quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 không, thưa ông?
Ông Trương Minh Tuấn: Các nội dung định hướng trong quy hoạch báo chí không có gì mâu thuẫn với dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) mà gắn kết rất chặt chẽ với nhau. Luật Báo chí sửa đổi được ban hành trong thời gian tới sẽ là căn cứ pháp lý để triển khai các nội dung đã được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương thông qua, được nêu trong đề án quy hoạch.
Tạo điều kiện cho báo chí phát triển
Hiện nay, báo chí đối mặt với nhiều khó khăn: Báo đài thì bị cạnh tranh bởi báo mạng, báo mạng bị mạng xã hội cạnh tranh. Vậy Luật Báo chí (sửa đổi) có điều khoản nào nhằm tạo điều kiện để báo chí chính thống phát triển không, thưa ông?
Ông Trương Minh Tuấn: Tôi cho rằng, Luật Báo chí (sửa đổi) lần này có tính thời đại, tạo nên một môi trường công bằng cho tất cả các loại hình báo chí hoạt động và phát triển. Luật sửa đổi là nền tảng pháp lý vững chắc để phát triển báo chí hiện đại, quy định cụ thể hành lang pháp lý để các loại hình báo chí, nhà báo hoạt động.
Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) cũng đã quy định Nhà nước có chính sách: Đặt hàng báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại, phục vụ thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thính, khiếm thị, đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo và các nhiệm vụ trọng yếu khác phù hợp với từng giai đoạn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ cước vận chuyển báo chí phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn nêu trên.
Ngoài ra dự thảo Luật Báo chí mới quy định mở hơn Luật Báo chí hiện hành về hoạt động kinh doanh, dịch vụ của cơ quan báo chí, thể hiện tại Điểm c Khoản 2 Điều 21 quy định, nguồn thu của cơ quan báo chí gồm thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ của cơ quan báo chí, các đơn vị trực thuộc cơ quan báo chí.
Vấn đề liên kết các cơ quan báo chí với các doanh nghiệp truyền thông được quản lý như thế nào?
Ông Trương Minh Tuấn: Cơ quan báo chí chủ động thực hiện, chịu trách nhiệm mà không phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, nhằm cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan báo chí. Trong đó, Luật quy định cụ thể lĩnh vực, nội dung các cơ quan báo chí được phép liên kết với cơ quan báo chí khác, pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh phù hợp với lĩnh vực liên kết; thời lượng tối đa được phép liên kết trong kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu theo quy định và kênh thời sự - chính trị - tổng hợp; thời lượng tối đa mà cơ quan báo nói, báo hình có hoạt động liên kết sản xuất toàn bộ kênh phát thanh, kênh truyền hình.
Việc tiếp cận thông tin của nhà báo đối với các cơ quan nhà nước vẫn gặp nhiều khó khăn mặc dù Chính phủ đã ban hành quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Theo ông, vấn đề này cần được quy định thế nào để tạo điều kiện cho báo chí đưa thông tin được nhanh, chính xác nhất?
Ông Trương Minh Tuấn: Ngoài những quy định của Luật Báo chí hiện hành, dự thảo Luật đã quy định cụ thể về trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm; những thông tin cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyền từ chối cung cấp thông tin cho báo chí.
Để bảo vệ nguồn tin báo chí và quyền tác nghiệp của nhà báo, so với Luật Báo chí hiện hành, dự thảo Luật đã quy định cơ quan báo chí, nhà báo chỉ phải tiết lộ người cung cấp thông tin khi có yêu cầu bằng văn bản của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên, cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng...
Theo Cổng TTĐT Bộ Thông tin &Truyền thông\

tin mới

 Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 17/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 17/4

(Baonghean.vn) - Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023 tỉnh Nghệ An dẫn đầu khu vực Bắc Trung Bộ; Hơn 130 học sinh ở Trường Tiểu học Ngọc Sơn (Thanh Chương) đã đi học trở lại; Thanh tra tỉnh Nghệ An kết luận vụ nhiều giáo viên được nhà trường cho mượn đất nhưng không chịu trả…

Lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga) gặp mặt, trao 100 kỷ niệm chương tặng người Nghệ từng công tác tại quê hương V.I.Lê-nin

Lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga) gặp mặt, trao 100 kỷ niệm chương tặng người Nghệ từng công tác tại quê hương V.I.Lê-nin

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch Chính phủ tỉnh Ulyanovsk, Liên bang Nga, Kabanov Oleg Vladimirovich đánh giá cao vai trò, đóng góp quan trọng của hoạt động đối ngoại nhân dân, qua đó tin tưởng mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai tỉnh sẽ tiếp tục được tăng cường.

Phấn đấu thông tuyến cao tốc Bắc - Nam từ nút giao Diễn Cát đến nút giao Quốc lộ 46B vào dịp 30/4

Phấn đấu thông tuyến cao tốc Bắc - Nam từ nút giao Diễn Cát đến nút giao Quốc lộ 46B vào dịp 30/4

(Baonghean.vn) - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đề nghị Ban QLDA 6, doanh nghiệp đầu tư cùng các nhà thầu tập trung cao độ để thông xe đoạn tuyến 30km từ nút giao QL7 tại xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu đến nút giao QL46B tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên vào dịp 30/4.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/4

(Baonghean.vn) - Lễ tiếp nhận và khánh thành tượng V.I.Lê-nin tại thành phố Vinh; Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lãnh đạo tỉnh Nghệ An tiếp và làm việc với lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga)...

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 15/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 15/4

(Baonghean.vn) - Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị xã; Giá chè búp tươi Nghệ An tăng cao nhất nhiều năm; Chính thức chặn dòng, tích nước hồ chứa nước Khe Lại - Vực Mấu… là những thông tin nổi bật ngày 15/4.

Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị

Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An tổ chức làm việc với các đồng chí bí thư huyện, thành, thị ủy và chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã về công tác sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025.

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đưa nội dung dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An dự kiến sẽ thu hồi vốn chưa giải ngân của 10 công trình, dự án; Phát động tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước ở khu vực miền núi; Thị trường vàng Nghệ An chững lại sau chỉ đạo của Thủ tướng… là những nội dung đăng tải trên baonghean.vn trong ngày.

Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: 'Triệu tấm lòng yêu thương-Nghìn mái nhà hạnh phúc'

Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: 'Triệu tấm lòng yêu thương-Nghìn mái nhà hạnh phúc'

Tại Lễ phát động phong trào thi đua cả nước chung tay "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên phạm vi cả nước diễn ra sáng 13/4, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã kêu gọi sự góp sức của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, tập thể, cá nhân trong nước và ở nước ngoài.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/4

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác tỉnh Nghệ An dâng hương tưởng niệm tại các di tích lịch sử ở Bình Phước; Trình HĐND tỉnh bổ sung 4 dự án đầu tư khu đô thị và dân cư mới tại thành phố Vinh; Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024...

Chân dung những anh hùng người Nghệ qua lời kể của cựu phóng viên chiến trường

Chân dung những anh hùng người Nghệ qua lời kể của cựu phóng viên chiến trường

(Baonghean.vn) - Là ''thư ký của thời đại’’, nhà báo Nguyễn Thế Viên từng có mặt trong nhiều trận đánh lịch sử. Nhớ về Điện Biên, nhớ về 56 ngày đêm không ngủ, những cái tên như Trần Can, Phan Tư hay Phan Đình Giót vẫn mãi là huyền thoại trong ký ức của cựu phóng viên chiến trường.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An làm việc tại Bình Phước bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An làm việc tại Bình Phước bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh

(Baonghean.vn) - Chiều 12/4, tại thành phố Đồng Xoài, Đoàn công tác tỉnh Nghệ An do đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Phước nhằm bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 12/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 12/4

(Baonghean.vn) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương giao ban với 22 địa phương, đơn vị tại Nghệ An; HĐND tỉnh cho ý kiến về phương án phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu giải thích việc đặt tên xã sau sáp nhập...