Báo động, Việt Nam quay lại top thiếu i-ốt trầm trọng nhất thế giới

Theo Thúy Hạnh (vietnamnet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Tình trạng thiếu i-ốt tại Việt Nam đang diễn ở mức báo động, nằm trong danh sách 19 nước thiếu iốt trầm trọng nhất thế giới.

GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cảnh báo, sau 13 năm, tình trạng thiếu i-ốt tại VN đang rất nghiêm trọng.

Kết quả điều tra của BV Nội tiết TƯ năm 2013-2014, tỉ lệ bướu cổ ở trẻ 8-10 tuổi lên đến gần 10%, mức trung vị i-ốt niệu là 8,4mcg/dl. Đây là mức thấp nhất trong 10 năm qua.

Trong khi đó, giai đoạn 2005, tỉ lệ bướu cổ của trẻ em xuống dưới 5%, mức trung vị i-ốt niệu lớn hơn hoặc bằng 10mcg/dl. 

Báo động, Việt Nam quay lại top thiếu i-ốt trầm trọng nhất thế giới ảnh 1
Tình trạng thiếu i-ốt đang rất báo động tại nước ta 


Thời điểm đó, độ bao phủ muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh của Hà Nội lên đến gần 100%, còn trên toàn quốc, độ bao phủ muối i-ốt lên tới 93% dân số.

Tuy nhiên chỉ sau đó 3-4 năm, mức bao phủ muối i-ốt chung cả nước chỉ còn 30-40%.

Nguyên nhân, trong giai đoạn trước 2005, Việt Nam có chương trình mục tiêu quốc gia bổ sung i-ốt là bắt buộc. Ngay khi thanh toán được tình trạng thiếu i-ốt, quy định này đã bị bãi bỏ khiến độ bao phủ giảm đột ngột.

Một nghiên cứu khác của Viện Dinh dưỡng đưa ra con số khá giật mình khi chỉ có 6% số người được hỏi dùng duy nhất gia vị mặn là muối i-ốt, còn lại 75% sử dụng gia vị mặn từ mắm, nước tương, bột canh…

75% lượng muối được hấp thụ chủ yếu qua thực phẩm chế biến, 15% còn lại thông qua ăn trực tiếp. Trong khi đó các thực phẩm nuôi trồng tự nhiên có hàm lượng muối i-ốt không đáng kể, không thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Hiện tại, mạng lưới i-ốt toàn cầu xếp Việt Nam nằm trong số 19 nước trên thế giới có tình trạng thiếu i-ốt nghiêm trọng nhất.

“Mạng lưới toàn cầu về dinh dưỡng i-ốt khuyến cáo nước ta cần yêu cầu bắt buộc trộn i-ốt vào muối để người ăn trực tiếp, muối dùng trong chế biến mọi loại thực phẩm, kể cả muối dùng cho chăn nuôi gia súc”, Viện trưởng Dinh dưỡng nhấn mạnh.

Thực tế, từ năm 2016, Chính phủ đã ban hành nghị định về bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, trong đó quy định bắt buộc phải bổ sung i-ốt vào thực phẩm. Quy định này có hiệu lực từ ngày 15/3/2017; tuy nhiên đến nay hầu như các DN vẫn chưa thực hiện.

Theo Unicef, i-ốt là vi chất rất cần thiết cho hoạt động chính xác của tuyến giáp. Khi lượng i-ốt ăn vào giảm xuống dưới mức khuyến cáo, tuyến giáp có thể không còn khả năng tổng hợp đủ lượng hormone, gây ra các tác động lên não đang phát triển của trẻ sơ sinh khiến trẻ kém thông minh, ở phụ nữ mang thai dễ sảy thai, thai chết lưu, người bình thường mắc bướu cổ.

Nhu cầu i-ốt ở trẻ em theo khuyến nghị từ 90-120 mcg/ ngày, người lớn từ 150cmg. Các rối loạn do thiếu i-ốt hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách bổ sung trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài muối i-ốt, các thực phẩm giàu i-ốt là các loại cá biển, rong biển, rau dền, rau cải xoong, tảo…  

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.