Báo Mỹ: Chiến lược giảm sản lượng dầu của Nga và Ả rập Xê-út đã đạt kết quả cao
(Baonghean.vn) - Tờ Wall Street Journal cho biết, bằng cách giảm nguồn cung “vàng đen”, Nga và Ả rập Xê-út - những nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, đã tăng đáng kể doanh thu bán hàng của mình.
Các chuyên gia cho biết, trong quý đầu tiên của năm 2023, Ả rập Xê-út đã tăng lợi nhuận thêm 2,6 tỷ USD, còn lợi nhuận của Nga đã tăng thêm 2,8 tỷ USD. Và sự tăng trưởng này sẽ chỉ tiếp tục tăng trong tương lai.
Wall Street Journal cho biết, trong những tháng qua, nhờ cắt giảm sản lượng, Nga và Ả rập Xê-út đã có thể tăng đáng kể doanh thu từ dầu mỏ của mình. Chiến lược này đầy rủi ro, cả về tài chính lẫn chính trị. Thực tế là trong một số trường hợp, việc giảm nguồn cung có thể dẫn đến mất thị phần, và chuyển giao thị phần cho đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, nếu chiến lược không thể đạt được mục tiêu đẩy giá dầu tăng như mong muốn, thì những quốc gia đó có thể bị thiệt hại lớn.
“Nhưng đối với Moskva và Riyadh, chiến lược này đã được đền đáp” – Wall Street Journal bình luận.
Trong quý đầu tiên của năm nay, Ả rập Xê-út đã tăng doanh thu từ dầu mỏ hàng ngày thêm 30 triệu USD, tăng 5,7%. Tổng cộng trong cả 3 tháng, mức tăng lên tới 2,6 tỷ USD. Nga kiếm được 2,8 tỷ USD trong cùng khoảng thời gian. Các chuyên gia dự đoán, trong khuôn khổ OPEC+, cả hai nước đều kiểm soát được tình hình giá cả và có thể chúng ta có thể mong đợi nhiều hơn nữa.
Tháng 10 năm 2022, các thành viên của tổ chức OPEC+ đã công bố kế hoạch giảm sản lượng "vàng đen" xuống 2 triệu thùng mỗi năm. Sau đó, chỉ có chính OPEC đã giảm nguồn cung 1 triệu thùng. Nga và Ả rập Xê-út cuối cùng đã tuyên bố họ sẽ gia hạn các hạn chế cho đến cuối năm nay.
Kết quả là giá dầu Brent tăng 25%, đạt ngưỡng 95 USD. Các chuyên gia không loại trừ khả năng giá có thể vượt quá 100 USD. Giá dầu Urals của Nga đã được bán với giá 75 USD/thùng trong những ngày gần đây.
Ả rập Xê-út hiện có đủ nguồn lực để tài trợ cho các dự án lớn của quốc gia, và mở rộng tầm ảnh hưởng ra nước ngoài.
Tuần trước, Điện Kremlin đã hạn chế xuất khẩu xăng và dầu diesel. Điều này tạo thêm tình trạng thiếu nguồn cung năng lượng và khiến giá cả tăng vọt.
Nga, nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới sau Ả Rập Xê Út, đã cam kết giảm sản lượng 500.000 thùng/ngày xuống mức 9,5 triệu thùng/ngày từ tháng 3 cho đến cuối năm, trong nỗ lực nâng giá dầu.