Báo Nghệ An dâng hương tưởng niệm tại Nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo

Thanh Nga 24/01/2021 23:07

(Baonghean.vn) - Ngày 24/1, Đoàn công tác Báo Nghệ An do đồng chí Phạm Thị Hồng Toan - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Nghệ An làm trưởng đoàn đã tới dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Hàng Dương - Côn Đảo.

Nghĩa trang Hàng Dương (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là nơi yên nghỉ của hơn 20 nghìn chiến sĩ cách mạng; trong đó, có nhiều đồng chí xuất sắc như: Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, Anh hùng Cao Văn Ngọc, nữ Anh hùng Võ Thị Sáu… Ảnh: Thanh Nga
Nghĩa trang Hàng Dương (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là nơi yên nghỉ của hơn 20 nghìn chiến sĩ cách mạng; trong đó, có nhiều đồng chí xuất sắc như: Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, Anh hùng Cao Văn Ngọc, nữ Anh hùng Võ Thị Sáu… Ảnh: Thanh Nga
Những ngày cuối năm, mỗi ngày Nghĩa trang Hàng Dương đón gần 1.000 lượt người vào viếng thăm và dâng hương lên các anh hùng liệt sỹ, ngày giỗ nữ Anh hùng ước tính có tới 2.700 lượt người tới  thắp hương cho các anh hùng liệt sỹ và  thắp hương tại phần mộ nữ Anh hùng Võ Thị Sáu. Ảnh: Thanh Nga
Những ngày cuối năm, mỗi ngày Nghĩa trang Hàng Dương đón gần 1.000 lượt người vào viếng thăm và dâng hương lên các anh hùng liệt sĩ. Vào ngày giỗ nữ Anh hùng Võ Thị Sáu ước tính có tới 2.700 lượt người tới thắp hương cho các anh hùng liệt sĩ và thắp hương tại phần mộ của Chị. Ảnh: Thanh Nga

Nghĩa trang được chia thành 4 khu vực A, B, C, D. Khu A gồm 688 ngôi mộ (có 7 mộ tập thể), trong đó 91 mộ có tên và 597 mộ chưa xác định được tên tuổi, quê quán.
Nghĩa trang được chia thành 4 khu vực A, B, C, D. Khu A gồm 688 ngôi mộ (có 7 mộ tập thể), trong đó 91 mộ có tên và 597 mộ chưa xác định được tên tuổi, quê quán. Ảnh: Thanh Nga

Nghĩa trang Hàng Dương vừa mới được tôn tạo nhiều cảnh sắc uy nghiêm, đẹp mắt tạo nên không gian trang trọng, linh thiêng nhằm ghi nhớ đời đời công lao trời biển của các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì độc lập tự do. Ảnh: Thanh Nga
Nghĩa trang Hàng Dương vừa mới được tôn tạo với nhiều cảnh sắc uy nghiêm, đẹp mắt tạo nên không gian trang trọng, linh thiêng nhằm ghi nhớ đời đời công lao trời biển của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc. Ảnh: Thanh Nga

Đoàn công tác Báo Nghệ An dâng hương lên nghĩa trang liệt sỹ tại Nghĩa trang Hàng Dương. Ảnh: Thanh Nga
Đoàn công tác Báo Nghệ An dâng hương lên Đài Tưởng niệm liệt sĩ tại Nghĩa trang Hàng Dương. Ảnh: Thanh Nga
Dâng hương lên anh linh các anh hùng liệt sỹ, đoàn công tác đã bày tỏ lòng biết ơn công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ đã đổ máu xương vì độc lập tự do của dân tộc, vì sự toàn vẹn của đất nước. Đoàn đại biểu nguyện hứa sẽ tiếp tục nỗ lực trong công tác để cùng tập thể Báo Nghệ An luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, để xứng đáng là một ngọn cờ đầu trên mặt trận tư tưởng. Ảnh: Thanh Nga
Dâng hương lên anh linh các anh hùng liệt sỹ, đoàn công tác đã bày tỏ lòng biết ơn công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ đã đổ máu xương vì độc lập tự do của dân tộc, vì sự toàn vẹn của đất nước. Đoàn đại biểu nguyện hứa sẽ tiếp tục nỗ lực trong công tác để cùng tập thể Báo Nghệ An luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, để xứng đáng là một ngọn cờ đầu trên mặt trận tư tưởng. Ảnh: Thanh Nga

Đoàn thắp hương tại phần mô Nhà yêu nước Nguyễn An Ninh. Ảnh: Thanh Nga
Đoàn thắp hương tại phần mộ Nhà yêu nước Nguyễn An Ninh. Ảnh: Thanh Nga
Nguyễn An Ninh sinh ngày 15 tháng 9 năm 1900 tại xã Long Thượng, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay là tỉnh Long An) trong một gia đình Nho giáo. Cha là Nguyễn An Khương, giỏi chữ Hán và Quốc ngữ, làm nghề thầy thuốc, dạy học, dịch sách. Mẹ là Trương Thị Ngự, con một gia đình giàu có[3].  Lúc nhỏ, ông sống tại quê ngoại (xã Long Thượng), đến năm 10 tuổi theo cha lên ở hẳn tại khách sạn Chiêu Nam Lầu, nơi cha ông vừa kinh doanh, vừa làm nơi quy tụ, giúp đỡ những nhà yêu nước đương thời đến ẩn trú hoặc tìm đường xuất dương. Được tiếp xúc với những người này và chịu ảnh hưởng của cha, ông đã được hun đúc
Nhà yêu nước Nguyễn An Ninh sinh ngày 15 tháng 9 năm 1900 tại xã Long Thượng, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay là tỉnh Long An) trong một gia đình Nho giáo. Cha là Nguyễn An Khương, giỏi chữ Hán và Quốc ngữ, làm nghề thầy thuốc, dạy học, dịch sách. Mẹ là Trương Thị Ngự, con một gia đình giàu có. Lúc nhỏ, ông sống tại quê ngoại (xã Long Thượng), đến năm 10 tuổi theo cha lên ở hẳn tại khách sạn Chiêu Nam Lầu, nơi cha ông vừa kinh doanh, vừa làm nơi quy tụ, giúp đỡ những nhà yêu nước đương thời đến ẩn trú hoặc tìm đường xuất dương. Được tiếp xúc với những người này và chịu ảnh hưởng của cha, ông đã được hun đúc "tinh thần yêu nước" ngay từ thời thơ ấu. Sau này ông bị địch bắt và lưu đày tới 5 lần tại chốn địa ngục trần gian Côn Đảo. Ảnh: Thanh Nga
Khu B của nghĩa trang Hàng Dương gồm 695 ngôi mộ (có 17 mộ tập thể) trong đó 276 mộ có tên và 419 mộ chưa xác định tên tuổi, quê quán. Đa số các phần mộ từ năm 1945 đến 1960. Ngoài phần mộ của nữ Anh hùng Võ Thị Sáu còn có phần mộ của Anh hùng Cao Văn Ngọc. Ảnh tư liệu.
Khu B của Nghĩa trang Hàng Dương gồm 695 ngôi mộ (có 17 mộ tập thể) trong đó 276 mộ có tên và 419 mộ chưa xác định tên tuổi, quê quán. Đa số các phần mộ từ năm 1945 đến 1960. Ngoài phần mộ của nữ Anh hùng Võ Thị Sáu còn có phần mộ của Anh hùng Cao Văn Ngọc. Ảnh: Thanh Nga
Khu mộ đồng chí Lê Hồng Phong nằm tại khu A Nghĩa trang Hàng Dương. Đồng chí Lê Hồng Phong tên thật là Lê Huy Doãn, sinh năm 1902 tại xã Thông Lạng (nay là xã Hưng Thông), huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, trong gia đình nông dân. Là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một chiến sĩ cộng sản tiêu biểu, ông là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1935 đến năm 1936. Ngày 22 tháng 6 năm 1939, ông bị mật thám Pháp bắt lần thứ nhất ở tại Sài Gòn và bị kết án 6 tháng tù và trục xuất về Nghệ An. Ngày 6 tháng 2 năm 1940, ông bị bắt lần thứ hai, bị kết án 5 năm tù và đày đi Khám lớn Sài Gòn và Côn Đảo. Ngày 6 tháng 9 năm 1942, ông qua đời trong lúc ở trong tù tại Côn Đảo đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 40 tuổi.
Khu mộ đồng chí Lê Hồng Phong nằm tại khu A Nghĩa trang Hàng Dương. Đồng chí Lê Hồng Phong tên thật là Lê Huy Doãn, sinh năm 1902 tại xã Thông Lạng (nay là xã Hưng Thông), huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, trong gia đình nông dân. Là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một chiến sĩ cộng sản tiêu biểu, đồng chí là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1935 đến năm 1936. Ngày 22/6/1939, đồng chí bị mật thám Pháp bắt lần thứ nhất ở tại Sài Gòn và bị kết án 6 tháng tù và trục xuất về Nghệ An. Ngày 6/2/1940, đồng chí bị bắt lần thứ hai, bị kết án 5 năm tù và đày đi Khám lớn Sài Gòn và Côn Đảo. Ngày 6/9/1942, đồng chí qua đời khi đang trong tù tại Côn Đảo đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 40. Ảnh: Thanh Nga

Đoàn dâng hương tại phần mộ nữ Anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu. Ảnh: Thanh Nga

Mới nhất
x
Báo Nghệ An dâng hương tưởng niệm tại Nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO