Bất cập an toàn trường học

(Baonghean) - Thời gian gần đây, đã xảy ra một số vụ tai nạn trường học, mà một phần do tắc trách, sơ suất của các nhà trường, vấn đề an toàn ở trường học do sự xuống cấp của cơ sở vật chất, tiềm ẩn nguy cơ khó lường là đáng cảnh báo.

Trường học quá xuống cấp cũng là hình ảnh mà chúng tôi thấy được ở Trường Tiểu học xã Diễn Trường (Diễn Châu), bởi hiện tại dù trường có đến 4 dãy nhà, nhưng có 3 dãy làm từ năm 1976 và 1 dãy làm từ năm 1990; sự liên tục xuống cấp khiến trường phải sửa đi, sửa lại nhiều lần, nhưng do “chiếc áo đã quá cũ” nên sau mỗi lần chắp vá cũng không cải thiện được nhiều, lớp vữa này vừa trát lên, lớp khác lại bong ra. Ông Ngô Quang Long, Trưởng phòng Giáo dục huyện Diễn Châu cho biết: Hiện trên địa bàn huyện có nhiều trường học đang thiếu lớp, vì vậy học sinh vẫn đang phải học trong những phòng học xuống cấp chật chội. Mặc dù phòng luôn nhắc nhở các trường học cần phải chú ý công tác an toàn ở các trường này, nhưng không thể lường trước được những nguy hiểm xảy ra. Bài học ở Trường Tiểu học Diễn Tháp là một ví dụ. Sau sự việc này, phòng đã khẩn trương ra văn bản yêu cầu tất cả các trường kiểm tra công tác an toàn ở các trường học, trong đó đặc biệt chú ý những vấn  đề như: các công trình phải có sự cam kết với nhà thầu về tiến độ xây dựng và thời gian xây dựng, phải chú ý đến hệ thống an toàn ở lan can, điện, sân chơi…
Một lớp học điểm trường lẻ Trường Tiểu học Tiên Kỳ (Tân Kỳ).
Một lớp học điểm trường lẻ Trường Tiểu học Tiên Kỳ (Tân Kỳ).
Bên trong một lớp học đã xuống cấp của Trường Mầm non Quỳnh Lâm (Quỳnh Lưu).
Bên trong một lớp học đã xuống cấp của Trường Mầm non Quỳnh Lâm (Quỳnh Lưu).
Thực tế dãy phòng học tại điểm lẻ xóm 7 và xóm 9 thuộc Trường Mầm non xã Quỳnh Lâm (Quỳnh Lưu) cũng là một trong những điểm trường hiện đang gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Trong khi hiện tại ở đây vẫn đang có gần 100 cháu từ 24 tháng tuổi trở lên theo học. Nói về “tuổi đời” của ngôi nhà học này, thì ngay cả cô giáo Nguyễn Thị Lợi, năm nay đã 40 tuổi, vốn người trong làng cũng không biết chính xác, bởi theo cô từ khi lớn lên đã thấy dãy nhà này! Người già trong làng thì nói rằng, lớp học này có thể xây từ cuối những năm 1950 của thập kỷ trước vì tất cả kèo, cột đều được lấy từ những ngôi đình trong làng sau thời kỳ cải cách năm 1954 – 1956.  Bây giờ, nhìn trong phòng học đâu đâu cũng tiềm ẩn nguy hiểm, từ những mái ngói đã bục, những chiếc cột mối mọt, chắp vá, khung nhà thì xập xệ. Trao đổi về những khó khăn ở đây, cô giáo Hồ Thị Lê, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Nếu nói về chuẩn trường lớp, thì ở lớp học này không đạt một tiêu chuẩn nào từ diện tích, ánh sáng, độ an toàn, không gian. Bản thân giáo viên trong nhà trường cũng hết sức lo lắng khi còn phải cho học sinh học trong những phòng học tạm bợ, xuống cấp như thế này, tuy nhiên, vì thiếu phòng học nên không có giải pháp nào hơn”. 
Xem an toàn tính mạng của học sinh là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng hơn cả việc dạy và học nên từ nhiều năm nay, phòng Giáo dục huyện Quỳnh Lưu thường xuyên nhắc nhở các nhà trường phải lưu ý đến vấn đề an toàn cho học sinh. Tuy vậy, theo ông Võ Minh Kỳ, Trưởng phòng Giáo dục của huyện thì việc đảm bảo tuyệt đối cho học sinh hết sức khó khăn và đôi khi nằm ngoài tầm kiểm soát của ngành (?), ví như trong công tác xây dựng. Bởi lẽ, hầu hết việc đầu tư trường lớp hiện nay chủ yếu là do các xã, thị trấn làm chủ đầu tư hoặc do các dự án tài trợ. Do đó, trong quá trình xây dựng, dù biết có nhiều hạng mục không phù hợp với chuẩn giáo dục, không thích hợp với việc học và chơi của học sinh, nhưng rất khó can thiệp. Đó cũng là lý do khiến hầu hết các trường trên địa bàn được xây dựng theo dự án đều không đạt chuẩn. Riêng hệ thống nhà vệ sinh ở các trường mầm non thì hiện vẫn đang còn khoảng 10 trường phải yêu cầu xây lại vì xây theo thiết kế của người lớn và gây bất tiện và thiếu an toàn cho học sinh khi sử dụng…
Khi trao đổi về vấn đề trên, ông Nguyễn Trọng Hoàn - Phó Chánh Văn phòng Sở Giáo dục - Đào tạo cho hay, đến thời điểm này riêng ngành học mầm non trên địa bàn tỉnh vẫn đang còn 641 phòng học tạm và mượn. Trong đó đối với hệ trẻ 5 tuổi vẫn còn 140 lớp đang phải học trong những phòng học tạm bợ. Số phòng học thực hành đạt chuẩn ở nhiều trường học còn thấp, nhiều trường chưa có phòng vệ sinh đạt chuẩn. Nhiều trường cấp I, cấp II vẫn phải học trong những dãy phòng học cấp 4 xuống cấp. Đây cũng là những tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến vấn đề an toàn cho học sinh của các nhà trường. Bên cạnh đó, còn rất nhiều tiềm ẩn khác như mất an toàn về điện, về tiếng ồn, về không khí, ánh sáng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để giải quyết vấn đề này, thiết nghĩ vai trò quan trọng nhất vẫn là các địa phương, trong đó cần tăng cường kinh phí để xây dựng, nâng cấp, cải tạo những trường học đã cũ kỹ xuống cấp. Đồng thời phải tranh thủ các nguồn vận động xã hội hóa. Việc đảm bảo an toàn ở trường học cũng phải nhắc nhở, cảnh báo, kiểm tra thường xuyên. Phụ huynh cũng cần quan tâm đến việc an toàn của con trẻ, phối hợp với nhà trường trong việc đưa đón, bảo ban con trẻ, không nên phó mặc hoàn toàn vấn đề này cho nhà trường. Tích cực đẩy mạnh việc xây dựng các trường học theo mô hình “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cố gắng tạo cho học sinh một môi trường học và chơi, vừa an toàn, thân thiện…
Mỹ Hà

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.