Bị đau họng nên ăn uống gì để nhanh khỏi bệnh?

Thiên Châu 25/12/2023 09:08

 Khi bị đau họng, cảm giác nóng rát và khó chịu có thể khiến bạn khó ăn uống. Tham khảo một số thực phẩm và đồ uống làm giảm triệu chứng khó chịu khi bị đau họng.

Đau họng nếu do cảm lạnh thông thường chỉ kéo dài vài ngày hoặc 1 tuần. Có thể đẩy lùi đau họng bằng cách chăm sóc tại nhà. Hãy tìm hiểu những thứ tốt nhất nên ăn và uống khi bạn bị đau họng và những điều bạn cần tránh.

1. Đau họng nên ưu tiên những thực phẩm và đồ uống nào?

Các loại thực phẩm mềm và dễ nuốt thường an toàn khi bạn bị đau họng. Kết cấu mềm mại sẽ giúp hạn chế mức độ kích ứng cho cổ họng của bạn. Thức ăn và đồ uống ấm cũng giúp làm dịu cổ họng của bạn.

Một số thực phẩm bạn nên ăn khi bị đau họng:

Súp gà, cháo gà, cháo thịt, cháo bột yến mạch ấm; món tráng miệng gelatin, sữa chua nguyên chất hoặc sữa chua với trái cây xay nhuyễn, rau nấu chín, sinh tố trái cây hoặc rau quả, khoai tây nghiền, nước trái cây không có tính acid, chẳng hạn như nước ép nho hoặc táo trứng bác hoặc luộc chín

Những món này sẽ giúp bạn được bổ sung dinh dưỡng mà không gây kích ứng cổ họng vốn đã bị đau. Khi nấu các món cháo, súp nên cho thêm vài lát gừng, nghệ vì đây là những gia vị có đặc tính chống viêm, giúp kháng khuẩn, kháng virus hiệu quả.

2. Những thực phẩm và đồ uống cần tránh khi đau họng

Bạn nên tránh những thực phẩm có thể gây kích ứng cổ họng nhiều hơn hoặc khó nuốt. Những thực phẩm này bao gồm:

Bánh quy giòn, bánh mì giòn gia vị cay và nước sốt, nước ngọt, cà phê, rượu bia, đồ ăn nhẹ khô, chẳng hạn như khoai tây chiên, bánh quy xoắn hoặc bỏng ngô, trái cây có tính acid, ví dụ như cam, chanh, chanh leo, cà chua và bưởi.

Ở một số người, sữa làm các chất nhày đặc hơn hoặc tăng sản xuất chất nhày ở đường hô hấp khiến bạn phải hắng giọng thường xuyên hơn, dẫn đến cơn đau họng của bạn trở nên trầm trọng hơn.

3. Một số cách đơn giản chữa đau họng tại nhà

- Cách đầu tiên và hiệu quả nhất để giảm đau họng là súc miệng bằng nước muối ấm. Pha 1 thìa cà phê muối hạt với 500ml nước ấm để được dung dịch nước muối loãng. Ngậm một vài ngụm nhỏ, ngửa đầu ra sau và súc toàn bộ miệng và họng kỹ trong khoảng 30 giây - 1 phút. Sau đó nhổ nước muối ra và lặp lại vài lần nếu muốn. Trong ngày nên thực hiện mỗi 3 giờ một lần để giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm loãng chất nhầy và giảm sưng tấy họng.

8.jpeg
Súc miệng bằng nước muối ấm giảm chất nhày và sưng họng.

- Sử dụng hỗn hợp chanh mật ong cũng là một cách dân gian khá thông dụng và hiệu quả để chữa đau họng. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn giúp giảm viêm, giúp giảm sưng tấy và giảm ho tự nhiên. Vị ngọt của mật ong kích thích tuyến nước bọt kích thích giải phóng chất nhày, kháng khuẩn giúp hạn chế hình thành thêm chất nhày và giảm ho hoàn toàn. Nước chanh giúp làm loãng đờm và chứa vitamin C tăng cường miễn dịch để chống lại nhiễm trùng.

Trộn 1 thìa cà phê nước cốt chanh tươi với 2 thìa mật ong nguyên chất. Thêm hỗn hợp vào tách trà hoặc nước ấm, khuấy đều và uống mỗi ngày 2 lần. Điều này không chỉ giúp giảm đau họng mà còn có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm đờm và bảo vệ cổ họng. Có thể uống 1 - 2 lần trong ngày, thêm 1 lần trước khi đi ngủ để làm lỏng chất nhầy ở cổ họng, làm dịu và thông thoáng đường thở và có giấc ngủ sâu.

- Trà thảo mộc trị đau họng hiệu quả. Có nhiều loại thảo mộc hiệu quả trong việc giảm đau họng, chữa các triệu chứng của viêm họng như hoa cúc, bạc hà. Trà hoa cúc có thêm mật ong là những chất làm dịu tự nhiên, giúp giảm cơn đau họng bởi đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa, làm mềm lớp niêm mạc ở cổ họng. Bạc hà có tính kháng viêm, diệt khuẩn, làm lành vết thương nhanh chóng. Để giảm cơn đau họng, bạn có thể hãm lá bạc hà với nước sôi thành trà uống mỗi ngày hoặc xông hơi với nước chứa tinh dầu bạc hà.

9.jpg
Trà thảo mộc trị đau họng hiệu quả.

- Một số loại viên ngậm từ thảo dược chế biến sẵn cũng có ích trong việc giảm kích ứng họng, làm dịu các triệu chứng đau rát họng. Các loại viên ngậm này dễ dàng mua ở một số cửa hàng tạp hóa và hiệu thuốc không chỉ giúp giảm bớt cơn đau họng một chút mà nhiều loại còn có hương vị dễ chịu.

Tuy nhiên với phụ nữ mang thai, trước khi sử dụng phương pháp điều trị bằng thảo dược, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số phương thuốc thảo dược không an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai.

4. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Cơn đau họng thông thường sẽ mất vài ngày hoặc 1 tuần mới hết, bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn, giữ đủ nước và thực hiện theo các hướng dẫn trên. Nên đi gặp bác sĩ, nhất là khi đau họng có dấu hiệu nhiễm vi khuẩn hoặc cơn đau không giảm mà trở nên nên tồi tệ hơn và có các triệu chứng khác như:

Khó nuốt hoặc khó thở, sốt cao, phát ban, đau xung quanh vùng họng, cổ ngực không rõ nguyên nhân

Bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm để loại trừ bất cứ điều gì cần chú ý thêm. Hầu hết các cơn đau họng xảy ra do nhiễm virus, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm, hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm họng do liên cầu khuẩn. Nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh và bạn cần dùng theo chỉ định. Lưu ý rằng thuốc kháng sinh sẽ không điều trị được chứng đau họng do nhiễm virus.

Đau họng cũng có thể xảy ra do các yếu tố môi trường như dị ứng theo mùa, hít phải lông động vật, khói thuốc lá hoặc thậm chí là môi trường không khí không đủ độ ẩm cũng gây đau họng. Những người ngủ ngáy cũng có thể bị đau họng./.

Theo suckhoedoisong.vn
https://suckhoedoisong.vn/bi-dau-hong-nen-an-uong-gi-de-nhanh-khoi-benh-1692312062116551.htm
Copy Link
https://suckhoedoisong.vn/bi-dau-hong-nen-an-uong-gi-de-nhanh-khoi-benh-1692312062116551.htm

Mới nhất

x
Bị đau họng nên ăn uống gì để nhanh khỏi bệnh?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO