Bất đồng Mỹ-Trung nhiều khả năng bị khoét sâu

Lan Hạ ((Theo Reuters))

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump hủy cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đe dọa sẽ gây ra căng thẳng hơn nữa trong mối quan hệ Mỹ-Trung, trong bối cảnh tranh chấp thương mại gắn liền với việc Bắc Kinh gây sức ép đối với Bình Nhưỡng.
Nếu cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều bị hủy, Trung Quốc là nước đối mặt với bất ổn gia tăng mạnh mẽ. Ảnh: Getty

Nếu cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều bị hủy, Trung Quốc là nước đối mặt với bất ổn gia tăng mạnh mẽ. Ảnh: Getty

Mỹ và Trung Quốc cũng gia tăng bất đồng trong vấn đề Biển Đông. Trong tuần này, Lầu Năm Góc đã rút lời mời Trung Quốc tham gia tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) tại Hawaii, và Bắc Kinh tăng cường sức ép đối với Đài Loan, hòn đảo tự trị vốn được Washington trang bị vũ trang song Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. 


Giới phân tích nhận định, mặc dù truyền thông nhà nước Trung Quốc kêu gọi Washington và Bình Nhưỡng cần tiếp tục gặp nhau, song động thái của ông Trump có thể gây ra sự chia rẽ giữa Trung Quốc và Mỹ liên quan tới cách thức đối phó với Triều Tiên và vũ khí hạt nhân của nước này.

Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump hủy cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đe dọa sẽ gây ra căng thẳng hơn nữa trong mối quan hệ Mỹ-Trung. Ảnh: AP
Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump hủy cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đe dọa sẽ gây ra căng thẳng hơn nữa trong mối quan hệ Mỹ-Trung. Ảnh: AP
Động thái này cũng thổi bùng căng thẳng thương mại vốn đang tồn tại dai dẳng giữa hai nước, chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc và Mỹ thoát khỏi bờ vực một cuộc chiến thương mại cam go.

Ông Giả Khánh Quốc, Hiệu trưởng trường Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) cho rằng: “Chắc chắn có nhiều người tại Mỹ muốn lợi dụng việc này làm cái cớ nhằm âm mưu đẩy mối quan hệ theo hướng đối đầu. Đây là một trong những điểm thấp nhất trong mối quan hệ này kể từ khi quan hệ song phương được bình thường hóa”. 

Từ lâu, Trung Quốc xem Triều Tiên là “vùng đệm” hữu ích trong chiến lược giữa Trung Quốc và các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc. Tuy nhiên trong những năm qua, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng rơi xuống mức gần đóng băng về mặt ngoại giao, do Bắc Kinh ủng hộ các lệnh trừng phạt của LHQ liên quan tới các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, thiện chí của Trung Quốc duy trì sức ép đối với nước láng giềng đang dần mờ nhạt. Tờ Global Times ngày 25/5 cho rằng, kể cả khi cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều bị hủy, Trung Quốc cần tiếp tục cải thiện quan hệ với Triều Tiên, xét tới cam kết của nhà lãnh đạo Triều Tiên không thực hiện các vụ thử tên lửa và hạt nhân.

Chuyên gia nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Cát Lâm (Trung Quốc) chia sẻ: “Trung Quốc thực sự đóng vai trò là một nhà bảo lãnh ngầm cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều, do đó Bắc Kinh sẽ tiếp tục thúc đẩy cuộc gặp này diễn ra. Nếu Bình Nhưỡng và Washington không thể ngồi vào bàn đàm phán, họ sẽ bước vào cuộc chiến”.

Giáo sư Thời Ân Hoằng, chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh, cố vấn chính phủ trong các vấn đề ngoại giao, nhận định: “Nếu cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều bị hủy, Trung Quốc là nước đối mặt với bất ổn gia tăng mạnh mẽ”.

 Theo chuyên gia này, nếu Tổng thống Trump áp dụng trở lại sức ép tối đa cũng như đe dọa quân sự và kinh tế đối với Triều Tiên, Trung Quốc sẽ gặp vấn đề lớn. 

Liên quan tới thương mại Mỹ-Trung, trong khi một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc tách bạch vấn đề thương mại và Triều Tiên bởi Bắc Kinh không muốn làm mọi thứ phức tạp hơn, một số nhà phân tích lại cho rằng, Bắc Kinh đang sử dụng lợi thế của nước này trong vấn đề Triều Tiên, cũng như mong muốn của ông Trump có cuộc gặp thượng đỉnh thành công với ông Kim Jong-un, để “làm mòn lưỡi dao sắc bén nhất” từ mối đe dọa thương mại của Mỹ.

Viện trưởng Viện nghiên cứu WTO của Trung Quốc tại Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế ở Bắc Kinh, nhận xét, sự sụp đổ của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều gây thêm bất ổn cho mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung. Giới phân tích cho rằng, căng thẳng trong mối quan hệ này có thể chứng kiến lập trường cứng rắn hơn từ phía Washington đối với các vấn đề dường như nhạy cảm tại Bắc Kinh.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.