Bầu cử bán nhiệm kỳ ở Mỹ: Cú "sẩy chân" của ông Obama

(Baonghean) - Kết quả cuộc bầu cử bán nhiệm kỳ hôm thứ Ba, ngày 4/11 đã khiến hình ảnh và quyền lực của Tổng thống Barack Obama suy yếu đáng kể. Chặng đường 2 năm còn lại cho tới kỳ bầu cử Tổng thống 2016 mở ra theo hướng không mấy dễ dàng cho Đảng Dân chủ.

Tổng thống Obama kém vui trong cuộc họp báo ngày 5/11.
Tổng thống Obama kém vui trong cuộc họp báo ngày 5/11.
Thứ Tư, ngày 5/11, sau chiến thắng của Đảng Cộng hoà, Tổng thống Obama đã tuyên bố: "Tôi rất nôn nóng được bắt đầu làm việc với Quốc hội mới để làm sao cho 2 năm sắp tới sẽ đạt hiệu quả xây dựng cao nhất có thể". Trước đó 1 ngày, chủ nhân của Nhà Trắng đã chính thức mất lợi thế tại Thượng viện, khi Đảng Dân chủ của ông không còn chiếm đa số ghế nữa - điều cuối cùng đã xảy đến sau 6 năm quyền lực tại Thượng viện nằm trong tay đảng này. Riêng tại Hạ viện, nơi Đảng Cộng hoà vốn chiếm đa số ghế kể từ năm 2010, đảng này lại tiến thêm một bước nữa trong việc bành trướng sức ảnh hưởng khi lấy được từ Đảng Dân chủ thêm khoảng hơn 10 ghế. Barack Obama được nhận định là người có trách nhiệm lớn nhất với sự đảo ngược tương quan lực lượng trong thể chế - được cho là sẽ khiến Washington bị tê liệt trong thời gian dài. 
Mất đi bàn đạp là Thượng viện, đồng nghĩa với việc Tổng thống Mỹ sẽ bị cản trở trong phương diện lập pháp. Ngay cả khi viện đến "Nghị định Tổng thống", Obama cũng sẽ không thể đi ngược lại hoàn toàn quyết định của Quốc hội, mà chỉ khiến cho mâu thuẫn giữa hai phe trở nên sâu sắc hơn. Thất thế ở Thượng viện cũng dẫn đến việc Obama sẽ bị hạn chế trong đề bạt các vị trí bộ trưởng. Nên nhớ rằng hiện đang có khoảng 10 vị trí trống chỗ chờ đề bạt. Không chỉ có thế, để bổ nhiệm các chức vụ trong Toà án tối cao, Nhà Trắng cũng cần đến "đèn xanh" của Thượng viện. Trước mắt, có thể hình dung là Obama sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm ra người kế nhiệm cho Eric Holder, cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp từ chức hồi cuối tháng 9 vừa rồi. Ngoài ra, các chính sách ngoại giao của ông cũng sẽ bị chi phối ít nhiều bởi một Quốc hội theo xu hướng Cộng hoà. Đặc biệt là trong vấn đề đàm phán với Iran mà phe Cộng hoà vốn có thái độ chống đối. Ngay cả khi đây là những lĩnh vực Obama có quyền hạn lớn hơn cả, ông cũng sẽ phải dè chừng hơn trước khi đưa ra bất cứ quyết định quan trọng nào. 
Nếu như vị Tổng thống Dân chủ trước đó là Bill Clinton từng xoay sở để xây dựng mối quan hệ tương đối hoà hợp với một Quốc hội hầu như tuyệt đối thuộc về Đảng Cộng hoà, thì điều này sẽ rất khó khả thi với Obama. Tình trạng phân cực chính trị có xu hướng tăng tiến trong vòng 2 thập kỷ qua tại Washington nói riêng và trên toàn Mỹ nói chung, sẽ khiến việc đạt được thoả thuận từ 2 phía trở nên cực kỳ khó khăn. Bốn năm vừa qua, chính trường Mỹ nổi lên sự mâu thuẫn giữa một Hạ viện Cộng hoà và một Nghị viện Dân chủ. Điều này thể hiện rõ trong tinh thần của chiến dịch vận động vừa qua của Đảng Cộng hoà. Họ tuyên bố sẽ nhắm vào tất cả những tư tưởng chính của chính sách cai trị mang tên Obama. Mục tiêu đầu tiên sẽ là chương trình bảo hiểm - y tế (Obamacare). Tuy nhiên, Đảng Cộng hoà vẫn chưa vạch ra lộ trình hành động cụ thể. Thay vì nhanh chóng lên kế hoạch cho thời gian sắp tới, phe Cộng hoà đang tự hài lòng với những tuyên bố có phần sáo rỗng: "Đã đến lúc thay đổi phương hướng! Đã đến lúc đưa đất nước trở lại con đường đúng" - Mitch McConnell, người đứng đầu Thượng viện mới vào tối thứ Ba, ngày 4/11. Về phương diện này, có lẽ họ nên học hỏi "Hợp đồng vì nước Mỹ" - chương trình mà Newt Gingrich đã vạch ra để dẫn đường cho "cuộc cách mạng Cộng hoà" chống lại Bill Clinton vào năm 1994.
Tuy nhiên, vấn đề trước tiên của Đảng dân chủ là giải quyết chia rẽ nội bộ. Sát cánh cùng nhau để giành thắng lợi trước Obama nhưng thực tế Đảng Cộng hoà không phải là một thể thống nhất. Một bên có chủ trương chung sống ôn hoà với các thành viên Đảng Dân chủ trong Thượng viện, một bên quy tụ những thành phần có tư tưởng bảo thủ cố hữu, ví dụ như Đảng Tea Party. Cả John Boehner của Hạ viện và Mitch McConnell của Thượng viện đều không có tiếng nói mang sức nặng của toàn bộ Đảng Cộng hoà trong cuộc đàm thoại hiến pháp với Nhà nước. Huống hồ Tổng thống dù có bị "suy yếu" vẫn có những quyền lực nhất định. Ví dụ, Obama đã thể hiện rõ ý định bỏ qua phản đối của Quốc hội về vấn đề nhập cư, vấn đề trái đất đang nóng dần lên hay việc tăng lương tối thiểu. Sở dĩ Obama có thể làm như vậy là bởi Tổng thống Mỹ sở hữu vũ khí "huỷ diệt" mang tên quyền phủ quyết - cho phép đóng băng vô thời hạn các dự luật của cả hai Nghị viện. Cho đến nay, Obama mới chỉ phải dùng tới quyền này 2 lần, so với 12 lần bởi George W. Bush và 36 lần bởi Bill Clinton. 
Một lần nữa có thể khẳng định, 2 năm tới đây sẽ là cuộc chạy đua nước rút của cả hai phe cho đích đến là kỳ bầu cử Tổng thống. Chiến thắng ở kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ có thể sẽ là bàn đạp cho Đảng Cộng hoà nhắm tới chiếc ghế Tổng thống. Có vẻ như kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ chưa bao giờ là dễ dàng với các Tổng thống phương Tây, khi mà Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng đang có một quãng thời gian đầy khó khăn. Liệu điều này có khiến cho tiến trình hoà bình quốc tế bị ảnh hưởng, khi mà Mỹ và Pháp là 2 yếu tố chủ lực của liên minh quốc tế tại Trung Đông? Cộng thêm việc Tổng thống Nga Putin vừa được xướng tên là người quyền lực nhất trong năm - lần thứ 2 liên tiếp soán ngôi của Obama - có lẽ nỗi buồn của Tổng thống Mỹ sẽ lớn thêm một chút...
Thục Anh
(Theo Le monde)

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.