Bầu cử Mỹ: Dần lộ diện ứng cử viên đối đầu Tổng thống Trump

(Baonghean) - Sau cuộc bầu cử sơ bộ “Siêu thứ Ba lần 2” tuần trước, cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden được nhận định là đã rộng cửa trở thành ứng viên cuối cùng bước vào cuộc đối đầu với Tổng thống Donald Trump vào tháng 11 tới. Nhận định này càng được củng cố sau cuộc bầu cử “tiểu Siêu thứ Ba” hôm 17/3 khi ông Joe Biden tiếp tục giành chiến thắng ở 3 chiến trường quan trọng là Florida, Illinois và Arizona.

Cục diện cuộc đua “song mã”

Khi Joe Biden chính thức bước vào cuộc đua để giành suất đại diện cho đảng Dân chủ bước vào vòng cuối đối đầu với đại diện của phe Cộng hòa, nhiều người đã nhận định Joe Biden là một ứng cử viên sáng giá với tố chất ôn hòa và kinh nghiệm chính trường lâu năm, trong đó có 8 năm là Phó Tổng thống cho ông Barack Obama. Mặc dù thất bại trong vòng bầu cử sớm tại một số bang như Iowa, New Hampshire và Nevada, song ông Joe Biden đã nhanh chóng lấy lại phong độ trong 2 ngày bầu cử quan trọng “Siêu thứ Ba lần 1” và “Siêu thứ Ba lần 2” với số phiếu áp đảo giành được tại những bang cực kỳ quan trọng như Virginia, North Carolina,  Michigan, Mississippi, Missouri, Idaho, Washington...

Ông Joe Biden và ông Bernie Sanders trong cuộc tranh luận trên truyền hình cuối tuần qua. Ảnh: Financial Times
Ông Joe Biden (trái) và ông Bernie Sanders trong cuộc tranh luận trên truyền hình cuối tuần qua. Ảnh: Financial Times

Trước ngày bầu cử “tiểu Siêu thứ Ba” hôm 17/3, phía đảng Dân chủ chỉ còn có ứng cử viên Bernie Sanders còn đủ tiềm lực để cạnh tranh với ông Joe Biden. Nhưng kết quả tại 3 bang Florida, Illinois và Arizona đã nới rộng khoảng cách giữa 2 ứng viên. Theo đó, ông Joe Biden tiếp tục giành chiến thắng áp đảo tại bang Florida với tỷ lệ hơn 67% so với 23% của ông Bernie Sanders, 59% - 36% là tỷ lệ tương ứng dành cho 2 ứng viên ở Illinois. Với 249 đại biểu cam kết dành cho ông Joe Biden tại cả 3 bang, cuộc chơi gần như đã khép lại với ông Bernie Sanders, nhường lại cơ hội duy nhất bước vào chặng đua cuối vào ngày 3/11 cho ông Joe Biden.

Giới phân tích đang có niềm tin chắc chắn rằng, nếu không có sự kiện nào mang tính đột biến, cuộc đua vào Nhà Trắng sẽ diễn ra giữa cựu Phó Tổng thống Joe Biden và đương kim Tổng thống Donald Trump, bởi đến thời điểm này, ông Donald Trump vẫn nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của các thành viên đảng Cộng hòa và đã vượt qua ngưỡng đại biểu cần thiết.

Sau chiến thắng quan trọng của ngày “tiểu Siêu thứ Ba”, ông Joe Biden đã tính đến chặng đường dài hơn trước mắt, sẵn sàng bước vào trận chiến cuối cùng với ông Donald Trump bằng cách thu hút những cử tri ủng hộ ứng cử viên Bernie Sanders. Trong vòng bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ, chiến thắng của ông Joe Biden được quyết định bởi nhóm cử tri có truyền thống trung thành với đảng Dân chủ, người da trắng có học vấn cao, phụ nữ, người Mỹ gốc Phi. Nhưng giờ đây, ông Joe Biden cần phải thu hút nhóm cử tri là người trẻ tuổi, muốn cải cách, người gốc Latinh - là nhóm đã từng ủng hộ ông Bernie Sanders. Chắc chắn ông Joe Biden và đội ngũ tranh cử của mình hiểu được tầm quan trọng của sự đoàn kết vào lúc này, bởi đó chính là thế mạnh mà đảng Cộng hòa đã nắm chắc ngay từ khi cuộc bầu cử bắt đầu.

Nếu như phía đảng Cộng hòa “đồng tâm hiệp lực” giúp ông Donald Trump chinh phục nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai, thì đảng Dân chủ không có được điều đó. Khi bắt đầu, đảng Dân chủ có tới 27 ứng cử viên, đến ngày “Siêu thứ Ba lần 1” cũng vẫn còn 5 ứng cử viên. Vì thế, sự ủng hộ dành cho các ứng cử viên bên đảng Dân chủ bị phân tán rõ ràng so với đảng Cộng hòa. Bởi thế, trong một phát biểu hôm 17/3, ông Joe Biden đã đặc biệt nhấn mạnh tới sự đoàn kết, rằng bản thân ông và ông Bernie Sanders có thể có chiến thuật khác nhau, nhưng cả hai người đều có chung một tầm nhìn, đó là đoàn kết đảng Dân chủ, xa hơn là đoàn kết cả nước Mỹ, từ đó giải quyết những vấn đề được coi là mối nguy đối với đất nước.

Ông Joe Biden gần như chắc chắn trở thành ứng viên của đảng Dân chủ bước vào vòng bầu cử cuối cùng. Ảnh: CNN
Ông Joe Biden gần như chắc chắn trở thành ứng viên của đảng Dân chủ bước vào vòng bầu cử cuối cùng. Ảnh: CNN

Tín hiệu báo động với Donald Trump

Trong suốt quá trình diễn ra vòng bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ, có một thông điệp được lan truyền rộng rãi trong các cử tri, đó là hãy tập trung vào việc ứng cử viên nào có khả năng đánh bại đương kim Tổng thống Donald Trump, thay vì tập trung vào bất kỳ vấn đề chính sách cụ thể nào. Và người được “đặt cược” lớn nhất đến lúc này là ông Joe Biden. Nhiều người đã nhắc đến việc ông Joe Biden hủy cuộc vận động tranh cử tại Philadelphia để ngăn sự lây lan của dịch Covid-19, nhắc tới chiến lược đối phó với dịch bệnh mà ông đề cập trong cuộc tranh luận trên truyền hình hôm Chủ nhật vừa qua để thấy được cách xử lý vấn đề ưu việt hơn so với Tổng thống Donald Trump.

Trong khi ông Joe Biden kêu gọi triển khai ngay lập tức xét nghiệm và điều trị miễn phí cho bệnh nhân nhiễm virus, chi trả lương cho những người lao động nghỉ việc do doanh nghiệp đóng cửa, cung cấp thực phẩm cho trẻ em khi trường học đóng cửa... Trong khi đó, Tổng thống Donald bị cho là có phản ứng khá chậm trễ, từ việc hạ thấp mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh trong thời kỳ đầu, tới không tiến hành việc xét nghiệm một cách rộng rãi, và gần đây nhất là thể hiện rõ tư tưởng bài ngoại khi gọi thẳng virus gây bệnh là “virus Trung Quốc”.

Kết quả bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ tại hàng loạt chiến trường quan trọng không chỉ xác lập rõ nét hơn sự tin tưởng dành cho ông Joe Biden trong chặng đua cuối cùng vào Nhà Trắng, mà còn gửi đi những tín hiệu có thể khiến đội ngũ tranh cử của đương kim Tổng thống Donald Trump phải dè chừng. Trong hàng loạt “bang chiến trường” nơi ông Joe Biden đã giành chiến thắng, cục diện tại Michigan trong ngày “Siêu thứ Ba lần 2” được nghiên cứu kỹ lưỡng như một ví dụ điển hình về việc ông Joe Biden có thể tìm cách để đánh bại ông Donald Trump như thế nào.

Bang Michigan chính là bang mà ông Donald Trump từng đánh bại đối thủ Hilary Clinton với khoảng cách hơn 11.000 phiếu bầu. Trong vòng bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ, ông Joe Biden đã vượt qua ông Bernie Sander khi giành đợc 55% phiếu ủng hộ. Đáng chú ý là trong 55% đó có rất nhiều phiếu của nhóm đối tượng từng ủng hộ ông Donald Trump trong cuộc bầu cử cách đây 4 năm và được cho là có vai trò rất quan trọng trong chiến thắng cuối cùng của ông, đó là những người da trắng không có trình độ học vấn cao.

Cử tri Dân chủ đặt cược vào việc ông Joe Biden sẽ chiến thắng đương kim Tổng thống Donald Trump. Ảnh: CNN
Cử tri Dân chủ đặt cược vào việc ông Joe Biden sẽ chiến thắng đương kim Tổng thống Donald Trump. Ảnh: CNN

Bởi vậy, chiến thắng tại bang Michigan không đơn thuần là cộng thêm cho ông Joe Biden số phiếu đại biểu cần thiết để trở thành ứng cử viên cuối cùng của đảng Dân chủ, mà còn hé lộ chiến lược bầu cử khả thi cho đội ngũ của ông Joe Biden, đó là tập trung chinh phục nhóm cử tri từng ủng hộ ông Donald Trump trước đây, đặc biệt là tầng lớp lao động da trắng ở các vùng công nghiệp miền Trung và miền Tây nước Mỹ. Với việc không xa lánh nhóm cử tri từng là bệ đỡ cho ông Donald Trump, ông Joe Biden càng củng cố được thông điệp đoàn kết nội bộ đảng Dân chủ, đoàn kết nước Mỹ mà ông đã nhắc tới sau ngày bầu cử 17/3. 

Tất nhiên, không ai có thể suy đoán kết quả cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3/11 chỉ từ vòng bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ. Nhưng một khi vòng bầu cử sơ bộ đã phát đi những tín hiệu quan trọng, bên nào nắm bắt tín hiệu nhanh hơn, có chiến lược đối phó tốt hơn sẽ là bên chiến thắng. Bởi vậy, nhiều người nhận định rằng, nếu đội ngũ tranh cử của ông Joe Biden có thể tìm ra cách để “phong tỏa” nhóm cử tri thuộc tầng lớp lao động da trắng ở các bang khác ngoài Michigan, cánh cửa đưa ông đến Nhà Trắng sẽ rộng mở hơn rất nhiều.

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.