Bầu cử ở Myanmar: Cuộc chơi chỉ mới bắt đầu

(Baonghean.vn) - Cuộc bầu cử ngày Chủ nhật 08/11 là một sự kiện lịch sử tại Myanmar: lần đầu tiên trong 25 năm, người dân nước này được bầu chọn đại diện của mình một cách đầy đủ, tự do và công bằng. Kỳ vọng vào một tương lai chính trị tươi sáng lên cao tỷ lệ thuận với khả năng chiến thắng của đảng Liên đoàn Dân chủ quốc gia (NLD) của bà San Suu Kyi. Nhưng việc điều hành đất nước dự báo sẽ không đơn giản.

Chia cắt và tôn giáo hóa

Chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua phản ánh sự tín nhiệm áp đảo mà đảng NDL giành được trước cử tri Myanmar với tư cách là đảng đối lập. Trong khi đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang Myanmar (USDP) cầm quyền của Tổng thống U Thein Sein đã phải nếm một thất bại cay đắng. 

Cần nhìn nhận một cách khách quan rằng NDL và thủ lĩnh Aung San Suu Kyi mới chỉ tạo được ưu thế ở các thành phố lớn và sự ủng hộ của quốc tế. Còn với cử tri ở các địa phương xa xôi, bên cạnh nguyện vọng được đại diện bởi nghị viên cùng sắc tộc thiểu số, bà Suu Kyi – với tư cách là một nhà lãnh đạo còn quá xa cách. Đó là rào cản lớn đối với NLD khi nắm quyền đa số tại Quốc hội khóa tới nếu muốn thực thi các cải cách sâu rộng hơn, cũng như bình ổn tình hình đất nước.

 NLD của bà Aung San Suu Kyi đang đứng trước cơ hội lịch sử để lãnh đạo đất nước Myanmar.
NLD của bà Aung San Suu Kyi đứng trước cơ hội lịch sử để lãnh đạo đất nước Myanmar.

Tình hình Myanmar hết sức phức tạp bởi sự chia cắt do mâu thuẫn sắc tộc và tôn giáo tại nhiều vùng của đất nước. Ngay trước ngày bỏ phiếu, mâu thuẫn thậm chí còn gia tăng giữa cộng đồng người theo đạo Phật và nhóm người thiểu số theo đạo Hồi. 

Hoặc, 1 tuần trước ngày bầu cử, 1 ứng cử viên của đảng NLD đã bị một nhóm người tấn công bằng dao tại thành phố Yangon. Một số ứng cử viên của đảng NLD vận động tranh cử ở bang Kachin cũng phàn nàn về việc trở thành mục tiêu tấn công. Liệu đây có là cảnh báo cho một tương lai bất ổn với các nghị viên? 

Trên thực tế, sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhóm phật tử theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan mang tên Ma Ba Tha sẽ là vật cản lớn cho các nhà lãnh đạo mới nổi ở Myanmar. Là những phần tử kích động phong trào kỳ thị người Hồi giáo, nhóm Ma Ba Tha thường xuyên công kích NDL và thủ lĩnh NLD - bà Aung San Suy Kyi vì lên tiếng bày tỏ mong muốn hòa giải giữa hai nhóm tôn giáo. 

Trước cuộc tổng tuyển cử, lực lượng này cảnh báo rằng Chính phủ mới nào tìm cách tái lập quyền tự do kết hôn hay sửa đổi luật pháp bảo vệ người theo đạo Hồi sẽ bị lật đổ. Vì vậy, đảng cầm quyền USDP và NLD đã không đưa ra bất kỳ ứng viên người Hồi giáo nào. 

Những người ủng hộ Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) tập trung bên ngoài trụ sở đảng này để chờ tin chiến thắng
Những người ủng hộ Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) tập trung bên ngoài trụ sở đảng này để chờ tin chiến thắng

Xu hướng chính trị theo chủ nghĩa tôn giáo cực đoan được dự báo sẽ tiếp tục chi phối đời sống chính trị ở Myanmar, tạo ra rào cản trong việc triển khai những quyết sách lớn. Việc Quốc hội Myanmar thông qua 4 luật phân biệt đối xử nhằm vào nhóm thiểu số người Hồi giáo chiếm 5% dân số tháng trước là một bằng chứng. 

Khi đó, sự toàn vẹn của đất nước Myanmar sẽ là một dấu hỏi lớn. Câu hỏi đặt ra là: Vốn liếng chính trị ít ỏi của NLD có đủ để vượt qua sự chia rẽ về tư tưởng và tôn giáo hay không? 

Làm vừa lòng giới lãnh đạo quân sự

Quan hệ của NLD với giới quân sự trong Quốc hội khóa tới cũng là vấn đề được quan tâm. Theo quy định của Hiến pháp Myanmar, các tướng lĩnh quân đội được bảo đảm 25% số ghế trong 664 ghế Quốc hội. Ngoài ra, quân đội, vốn nắm quyền bổ nhiệm bộ trưởng 3 bộ quan trọng là Quốc phòng, Nội vụ và Các vấn đề biên giới, còn có quyền phủ quyết mọi đề xuất sửa đổi Hiến pháp hiện tại do giới quân sự soạn ra. 

Theo quy định hiện hành, để được thông qua, một đề xuất sửa đổi hiến pháp phải nhận được hơn 75% phiếu ủng hộ từ cả hai viện của Quốc hội, trước khi được đưa ra trưng cầu dân ý. Nghĩa là nếu muốn hoàn thành tiến trình dân chủ hóa thông qua sửa đổi Hiến pháp, giảm vai trò của các tướng lĩnh như đã cam kết, NLD sẽ phải thuyết phục quân đội hợp tác. 

Điều này được cho là không khả thi bởi lực lượng vũ trang Myanmar không dễ gì giảm bớt vai trò của mình trên chính trường. Một nghị trình cải cách được hứa hẹn suốt 5 năm qua nhằm đưa Myanmar tiến bước trên chặng đường dân chủ hóa, chắc chắn vẫn sẽ chịu nhiều chi phối với một tương lai không rõ ràng.

Thanh Sơn

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...