Bầu cử ‘Siêu thứ Ba’: Nhận diện cuộc đua song mã!

(Baonghean) - Cuộc đua Ngày bầu cử “Siêu thứ Ba” của đảng Dân chủ tại Mỹ đã khép lại với chiến thắng khá áp đảo nghiêng về cựu Phó Tổng thống Joe Biden tại nhiều bang quan trọng.

Chiến thắng này có thể nói đang tạo đà rất tốt cho ứng viên Biden trong cuộc đua dài sắp tới, khi còn tới khoảng 60% số phiếu đại biểu chưa được bỏ trên toàn quốc. Kết quả ngày Siêu bầu cử này cũng đã định hình khá rõ cuộc đua song mã giữa ông Biden và ứng viên Bernie Sanders, để tìm ra ứng viên duy nhất được lựa chọn cuối cùng đại diện cho đảng Dân chủ đối đầu với Tổng thống Donald Trump vào cuối năm nay.

Sàng lọc ứng viên

Khép lại Ngày bầu cử Siêu thứ Ba tại 15 bang và vùng lãnh thổ của Mỹ cùng các đại biểu nước ngoài, cuộc đua nội bộ giữa các ứng viên đảng Dân chủ đã dần lộ rõ những ứng viên sáng giá hàng đầu. Không ngoài dự đoán, hai nhân vật nổi bật nhất là cựu Phó Tổng thống Joe Biden và Thượng nghị sĩ Bernie Sanders đã xuất sắc đứng đầu cuộc đua. 

 Cựu Phó Tổng thống Joe Biden. Ảnh: AP
Cựu Phó Tổng thống Joe Biden. Ảnh: AP

Hai ứng viên đã chia nhau chiến thắng ở hai bang quan trọng hàng đầu là Texas với 228 đại biểu và bang California với 415 đại biểu. Tổng kết lại, tính đến chiều qua (4/3), ứng viên Joe Biden đã nhận được sự ủng hộ của ít nhất 450 đại biểu. Đứng thứ hai là Thượng nghị sĩ Sanders với hơn 380 phiếu ủng hộ. Nữ Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren tạm vươn lên vị trí thứ ba với ít nhất 50 phiếu ủng hộ.

Với vị trí số 1, ứng viên Joe Biden đã giành thắng lợi tại 10 bang gồm Texas, Virginia, Alabama, Bắc Carolina, Oklahoma, Tennessee, Minnesota, Arkansas, Massachusetts và Maine. Trong khi Thượng nghị sĩ Bernie Sanders giành thắng lợi tại 4 bang là Colorado, Vermont, Utah, California. Thất vọng nhất là tỷ phú Michael Bloomberg với khoản đầu tư lớn vào Ngày Siêu thứ Ba nhưng chỉ giành thắng lợi ở vùng lãnh thổ Samoa, với 5 trên tổng số 6 đại biểu của khu vực này. Tính đến nay, ứng viên Bloomberg mới đạt ngưỡng 30 phiếu.

Với kết quả này theo giới quan sát, có lẽ không sớm thì muộn, 3 ứng viên đang yếu thế là tỷ phú Michael Bloomberg, nữ nghị sỹ Tulsi Gabbard và Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren sẽ sớm rời bỏ cuộc đua. Cũng đồng nghĩa, cuộc đua sắp tới cơ bản sẽ chỉ là cuộc đua song mã giữa hai ứng viên sáng giá nhất là ông Joe Biden và ông Bernie Sanders. Tuy nhiên, theo giới phân tích, khoảng cách với ông Joe Biden sau Ngày bầu cử Siêu thứ Ba không nhỏ, khiến cho cuộc đua sắp tới của ứng viên Bernie Sanders sẽ gặp không ít khó khăn nếu không có những bứt phá tại các bang sắp tới.

Thượng nghị sĩ Bernie Sanders. Ảnh: AP
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders. Ảnh: AP

Ai sẽ cán đích 1.991?

Như vậy, sau Ngày bầu cử Siêu thứ Ba vừa qua, đã có 1.357 số phiếu đại biểu được xác định. Cộng thêm 155 phiếu đại biểu được bầu tại 4 bang trước đó, đến nay, tổng số đã có 1.512/3.979 số phiếu đại biểu trên toàn quốc, tương đương 39% số phiếu được xác định. Điều đó có nghĩa, các ứng viên đảng Dân chủ sẽ còn ganh đua 2.467 số phiếu đại biểu cho đến khi cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra. Thế nhưng cần nhắc lại, về lý thuyết cuộc đua sẽ chỉ kết thúc trước khi diễn ra cuộc bầu cử vào tháng 11 nhưng thực tế, thắng - thua đã có thể định hình rõ nét trước thời điểm ngày 13/7 tới đây. Đây là thời điểm diễn ra Đại hội toàn quốc của Đảng Dân chủ. Bởi theo truyền thống, nếu ứng viên nào đảm bảo giành được ít nhất 1.991 phiếu ủng hộ trong tổng số 3.979 phiếu trước sự kiện này, thì ứng viên đó sẽ trở thành người được lựa chọn cuối cùng của đảng.

Vào lúc này, dư luận tập trung nhiều vào hai ứng viên có khả năng sẽ trụ lại đến vòng đua cuối là ứng viên Joe Biden và Bernie Sanders. Với ông Joe Biden, ứng viên này bước vào cuộc đua với một hồ sơ chính trị hoàn hảo, cùng số năm hoạt động trên chính trường nổi trội so với tất cả các ứng viên. Trái ngược với ông Trump, do xuất thân từ một gia đình lao động bình thường, ông Biden tìm thấy sự đồng cảm với những tầng lớp lao động tại Mỹ. Khi ra ứng cử, ông Biden cũng được không ít lãnh đạo đảng Dân chủ cùng cựu Tổng thống Barack Obama lên tiếng ủng hộ.

Những người ủng hộ ông Biden. Ảnh: New York Times
Xuất thân từ một gia đình lao động bình thường, ông Biden tìm thấy sự đồng cảm với những tầng lớp lao động tại Mỹ. Ảnh: New York Times

Còn với ứng viên Bernie Sanders, kể từ năm 2016, nhân vật này đã xây dựng một chiến lược khá ấn tượng khi tập trung mở rộng thu hút các cử tri trẻ, cử tri da màu và cả cử tri thuộc tầng lớp lao động. Giới chuyên gia cũng cho rằng, ứng viên Sanders có khả năng và lợi thế gây quỹ mạnh hơn nhiều so với ứng viên Biden. Cá nhân ông cũng từng cho rằng, bản thân là “ứng viên được tài trợ bởi các tỷ phú” và có sự kết nối phủ khắp các khu vực khi tập trung nhiều vấn đề, như công bằng thuế hay cải cách các chính sách chăm sóc sức khỏe...

Thế nhưng, ngay trước Ngày bầu cử Siêu thứ Ba, truyền thống Mỹ lại dấy lên thông tin bất lợi là Nga đang can thiệp để hỗ trợ ứng viên Sanders trong cuộc bầu cử lần này. Bất chấp ông Sanders mạnh mẽ bác bỏ cáo buộc, cử tri có lẽ cũng đã đặt ra những câu hỏi xung quanh ứng viên mà mình đang cân nhắc. Quan trọng nữa theo đánh giá chung, thực tế cả ông Biden và ông Sanders đều chưa phải là ứng cử viên được kỳ vọng nhất của đảng Dân chủ. Nếu như ông Sanders sinh năm 1942 - năm nay đã 78 tuổi thì ông Biden sinh năm 1941 đến nay cũng đã 79 tuổi. Đó là chưa kể, nếu xét theo đà thắng hiện nay trong nội bộ đảng Dân chủ, trong trường hợp tiếp tục giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống vào cuối năm, ông Biden sẽ trở thành vị Tổng thống có tuổi đời lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trong khi đó, trước một đối thủ nặng ký là Tổng thống Donald Trump - cũng đã 74 tuổi, đảng Dân chủ đang tìm kiếm một làn gió mới, trẻ trung và thực sự khác biệt. Vì thế, thế mạnh kinh nghiệm, chính trường dày dạn của ông Biden thực tế cũng chính là bất lợi trong cuộc đua lần này.

Liệu ai sẽ là đối thủ trực tiếp của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc đua vào tháng 11 cuối năm nay?  Ảnh:  White House
Liệu ai sẽ là đối thủ trực tiếp của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc đua vào tháng 11 cuối năm nay? Ảnh: White House

Tất nhiên, trong bối cảnh không còn sự lựa chọn nào khác, các cử tri đảng Dân chủ cũng sẽ phải chọn ra một trong hai nhân vật đều đã “ngót nghét” tuổi 80 cho cuộc đua cuối cùng. Vào lúc này, lợi thế của ông Biden là dẫn trước ở nhiều bang lớn, nay còn nhận thêm sự ủng hộ của nhóm các đại biểu vốn ủng hộ cho các ứng viên vừa rút lui là Klobuchar và Pete Buttigieg. Trong khi đó, ứng viên Sander có khả năng nhận được sự ủng hộ của nhóm đại biểu ủng hộ bà Warren - trong trường hợp ứng viên này chấp nhận rời cuộc đua.

Sau Ngày bầu cử Siêu thứ Ba vừa qua, các ứng viên đảng Dân chủ sẽ lại sớm gặp nhau trong các ngày bầu cử quan trọng như 10/3 với hơn 350 đại biểu được xác định và ngày 17/3 với 577 đại biểu tại các bang quan trọng như Florida, Illinois và Ohio. Vòng chung kết sớm dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 4 với màn cạnh tranh 650 phiếu đại biểu tại hàng loạt bang. Từ nay đến thời điểm đó, có lẽ vẫn còn nhiều thời gian để các ứng viên lôi kéo cử tri, và các đại biểu vẫn còn đang do dự sẽ có đủ sự cân nhắc cho quyết định của mình!.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

(Baonghean.vn) - Từng tin tưởng giao an ninh cho Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ, châu Âu giờ thức tỉnh rằng, họ không còn có thể hoàn toàn trông cậy vào “chiếc ô hạt nhân”. Câu hỏi liệu một cường quốc hạt nhân có sẵn sàng đánh đổi lợi ích để bảo vệ đồng minh xa xôi, trở thành vấn đề cốt lõi.