Bầu cử Tổng thống Mỹ: 'Những cuộc khảo sát chuẩn mực nhất cũng có thể sai'

Jen O'Malley Dillon, Giám đốc chiến dịch của ông Biden đã cảnh báo những người ủng hộ không nên tự mãn, đồng thời chỉ ra kết quả các cuộc khảo sát không chắc chắn và những bài học rút ra từ chiến thắng bất ngờ năm 2016 của ông Trump.

Trump “hạ giọng”

Nhà quan sát David Siders nhận định trên Politico rằng nếu cách đây 3 tuần, Tổng thống Trump tranh luận theo cách như ông đã làm trong cuộc tranh luận tối 22/10 (theo giờ Mỹ), có lẽ ông đã ở vị thế tốt hơn hiện nay. Việc nhà lãnh đạo Mỹ bảo vệ quan điểm của mình về khả năng đối phó với dịch Covid-19 được cho là có lý lẽ vững chắc và lập luận thuyết phục. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng được tin tưởng sẽ duy trì một thị trường chứng khoán mạnh.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden. Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden. Ảnh: AP

Tổng thống Trump đã làm 2 điều quan trọng cho chính mình hôm 22/10. Đầu tiên, ông đã tạo được một lớp phòng thủ vững chắc về khả năng đối phó với dịch Covid-19. Thứ hai, ông đã làm những điều mà các cố vấn khuyên ông nên làm, đó là "hạ giọng" và tranh luận một cách kiềm chế hơn.

Trong khi đó, ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden, người mà ông Trump và những người ủng hộ ông gọi là "Joe Buồn ngủ", dường như đã "bừng tỉnh", khi cựu Phó Tổng thống Mỹ say sưa đưa ra những luận điểm chống lại các chính sách của Tổng thống đương nhiệm trên các vấn đề như nhập cư và khả năng đối phó với cuộc khủng hoảng Covid-19.

J. Miles Coleman, một nhà phân tích bầu cử tại Trung tâm Chính trị thuộc Đại học Virginia nhận định: "Đây rõ ràng là cuộc tranh luận tốt hơn lần trước. Ông Trump tập trung hơn vào việc truyền tải thông điệp và không tranh cãi với người điều phối".

Trước đó, trong cuộc tranh luận đầu tiên hôm 29/9, ông Trump đã liên tục ngắt lời ông Biden. Theo Washington Post, ông Trump đã ngắt lời ông Biden và người điều phối 71 lần trong khi số lần ông Biden ngắt lời là 22 lần ở cuộc tranh luận đó.

Nỗ lực phút chót có giúp Trump lội ngược dòng?

Dù vậy, liệu sự thay đổi này có giúp ông Trump giành chiến thắng khi chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra, số cử tri còn lưỡng lự rất ít và đã có hơn 47 triệu cử tri đi bỏ phiếu sớm?

Trước khi cuộc tranh luận tối 22/10 (giờ Mỹ) diễn ra, có một sự nhất trí chung trong giới chính trị rằng cả hai ứng viên và người điều phối đều cần tránh một thảm họa. Kết quả đã thấy rõ: không có thảm họa nào. Không có những lần ngắt lời liên tiếp hay những cuộc công kích mạnh mẽ như lần đầu tiên. Tuy nhiên, sau cuộc tranh luận này, cũng không có sự thay đổi đáng kể nào về tương quan giữa 2 ứng viên.

Sau cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng, theo một cuộc khảo sát nhanh của CNN, 53% số cử tri được hỏi cho rằng ông Biden là người chiến thắng trong khi chỉ 39% số cử tri cho rằng ông Trump thể hiện tốt hơn.

Nếu những cuộc khảo sát phần nào chính xác, với ông Biden, đây dĩ nhiên là một chiến thắng nhưng với ông Trump, rõ ràng nhà lãnh đạo Mỹ cần nỗ lực nhiều hơn.

Tuy nhiên, ngay cả khi liên tục bị dẫn trước, khả năng chiến thắng của ông Trump không thể bị xem nhẹ. Fox News đưa tin, đội ngũ chiến dịch của ông Biden hôm 17/10 đã gửi một thông báo tới các cử tri cảnh báo rằng, Tổng thống Trump vẫn có thể chiến thắng và cuộc đua đang ngày càng gắt gao ở những bang chiến địa như Arizona và Bắc Carolina.

Jen O'Malley Dillon, Giám đốc chiến dịch của ông Biden đã cảnh báo những người ủng hộ không nên tự mãn, đồng thời chỉ ra kết quả các cuộc khảo sát không chắc chắn và những bài học rút ra từ chiến thắng bất ngờ năm 2016 của ông Trump.

"Thực tế là cuộc đua này gắt gao hơn một số dự đoán chúng ta thấy trên Twitter hoặc truyền hình", bà Dillon nhận định và đánh giá các cuộc khảo sát cho thấy ông Biden dẫn trước có thể không chính xác.

"Thậm chí những cuộc khảo sát chuẩn mực nhất cũng có thể sai, chẳng hạn với những biến số như tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu ở các bang dao động quan trọng, mà hiện nay chúng ta cơ bản đang ở trong tình trạng hòa với đối thủ".

Giám đốc chiến dịch tranh cử của ông Biden cũng cho rằng: "Nếu chúng ta rút ra được bất kỳ điều gì năm 2016 thì đó là chúng ta không thể đánh giá thấp Donald Trump cũng như khả năng quay lại đường đua của ông ấy vào những ngày cuối cùng của chiến dịch".

Theo nhiều nhà phân tích, Tổng thống Trump vẫn có được một con đường hẹp dẫn tới chiến thắng nếu ông tận dụng được những chiến thuật hiệu quả nhất như năm 2016 và có những thay đổi căn bản về phong cách vận động để mở rộng sức hút bên ngoài nền tảng cử tri nòng cốt của ông.

Đảng Cộng hòa đã cho thấy họ đang thành công khi ngày càng có nhiều cử tri mới đi bỏ phiếu ở những bang như Florida và Pennsylvania. Đây từng là những bang quan trọng đóng góp vào chiến thắng năm 2016 của ông Trump, khi thuyết phục được sự ủng hộ của những người Mỹ da trắng thuộc tầng lớp lao động vốn chưa từng đi bỏ phiếu trước đó.

"Còn lại một vài ngày để có thể thay đổi kết quả cuộc đua. Cơ hội tốt nhất của ông Trump ở thời điểm này là thúc đẩy các cử tri da trắng chưa tốt nghiệp đại học ở các bang công nghiệp vùng Trung Tây đi bỏ phiếu".

Ngay cả những thành viên lạc quan nhất của đảng Dân chủ cũng cho rằng đây là một mối lo ngại.

"Lần này, đảng Cộng hòa tập trung vào mục tiêu gia tăng phiếu đại cử tri. Đảng Cộng hòa đang có một chiến dịch trên thực địa tốt hơn so với bất kỳ chiến dịch nào chúng ta từng thấy kể từ năm 2004", Donna Brazile - Giám đốc chiến dịch của Tổng thống Al Gore năm 2000 cho hay.

Ngoài ra, không chỉ có các cử tri lao động da trắng mà các cuộc khảo sát còn cho thấy ông Trump đang làm tốt hoặc có triển vọng hơn so với năm 2016 trong việc thu hút sự ủng hộ của cử tri gốc Phi và cử tri Latin ở một vài bang.

Rõ ràng, không phải ngẫu nhiên, Tổng thống Trump thay đổi thái độ trong cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng. Nhà lãnh đạo Mỹ hiểu rõ, để chiến thắng ông Biden, ông cần nỗ lực nhiều hơn vì đơn giản ông Biden không phải bà Hillary Clinton và nước Mỹ đã rất khác so với thời điểm cách đây 4 năm.

Nếu muốn giành chiến thắng, nhà lãnh đạo Mỹ không chỉ cần sự ủng hộ của các cử tri trung thành vốn có mà còn cần thu hút càng nhiều cử tri mới càng tốt, ngay cả khi thời gian để ông làm việc đó không còn nhiều./.

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.