Bầu cử Tổng thống thứ 46: Nước Mỹ chìm trong vòng xoáy kiện tụng

Theo Vũ Anh Tuấn (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Việc kiện tụng của chiến dịch ông Trump và đe dọa khởi kiện của ông Biden đang khiến quá trình chuyển giao quyền lực bị trì hoãn và đẩy nước Mỹ rơi vào tình trạng chia rẽ gay gắt.

Hôm qua (12/11), nhóm chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục có khiếu kiện liên quan đến tiến trình bầu cử, trong khi ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden một mặt đẩy mạnh việc xúc tiến thành lập nội các, mặt khác đe dọa khởi kiện các bang mà phe này coi là trì hoãn công bố chiến thắng. Việc kiện tụng giữa hai bên đang khiến quá trình chuyển giao quyền lực bị trì hoãn và đẩy nước Mỹ rơi vào tình trạng chia rẽ gay gắt.

Tổng thống Trump và ông Joe Biden. Ảnh: Reuters
Tổng thống Trump và ông Joe Biden. Ảnh: Reuters
Nhóm chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump đang kháng cáo sau khi Hội đồng Bầu cử thành phố Philadelphia bác đơn khởi kiện trước đó, cáo buộc hàng nghìn lá phiếu được kiểm đếm không đúng cách, phải bị từ chối theo luật của bang Pennsylvania. Theo hồ sơ kháng cáo, tổng cộng hơn 8.000 lá phiếu thiếu tên, ngày tháng hoặc địa chỉ. Dự kiến vào lúc 10h sáng hôm nay (theo giờ địa phương), Tòa án thành phố Philadelphia sẽ tổ chức phiên điều trần về tất cả các kháng cáo của nhóm chiến dịch của đương kim Tổng thống Donald Trump.

Liên quan đến quá trình  kiện tụng, Tòa án bang Pennsylvania hôm qua đã tạm ra một phán quyết có lợi cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump. Theo đó, tòa án cấm các hạt trực thuộc tính phiếu bầu của những người không thể cung cấp được danh tính theo yêu cầu trước thời hạn ngày ngày 9/11. Trước đó, chính quyền bang Pennsylvania đã lùi ngày đó thêm 3 ngày, tức đến ngày 12/11 là thời hạn chót để cử tri đi bỏ phiếu qua thư cần phải được xác nhận danh tính. Phán quyết của Tòa án Pennsylvania đánh dấu cho một chiến thắng nhỏ trong cuộc chiến pháp lý mà chiến dịch của Tổng thống Donald Trump đang phát động tại nhiều bang với mục tiêu tác động đến kết quả của cuộc bầu cử.

Hiện có tổng cộng 5 bang bao gồm: Pennsylvania, Nevada, Arizona, Georgia và Michigan bị ông Donald Trump cho vào tầm ngắm. Tất cả đều là bang chiến địa đang có lợi thế cho đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, bất chấp nỗ lực theo đuổi các vụ kiện, khả năng lật ngược kết quả của ông Donald Trump là rất khó khăn. Để đạt được mục tiêu này, ông Donald Trump sẽ cần sự hỗ trợ của các quan chức và thẩm phán, cũng như phải có bằng chứng cụ thể về gian lận bầu cử tại các bang mà ông đang bị dẫn trước.

Trong khi đó, về phần mình, ông Biden đang xúc tiến các công việc chuyển giao quyền lực bằng cách chọn Chánh Văn phòng Nhà Trắng mới. Ê kíp chuyển giao quyền lực của ông Biden đã chính thức ra mắt với nhiều gương mặt nổi trội là những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, môi trường và giao thông, các nhà hoạt động cấp tiến… Ngoài ra, chiến dịch của ông Biden tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp pháp lý nếu ông Biden bị trì hoãn được công nhận là tổng thống đắc cử.

Theo ông Joe Biden, không gì có thể ngăn cản được quá trình chuyển giao quyền lực: "Không có gì ngăn cản được quá trình chuyển giao quyền lực cho dù phe Cộng hòa không sẵn lòng thừa nhận chúng tôi chiến thắng vào thời điểm này. Cho dù là như vậy thì cũng không có nhiều thay đổi trong kế hoạch tiếp quản công việc cũng như những gì chúng tôi đang xúc tiến từ nay đến ngày 20/1”.

Vì các khiếu kiện chưa được giải quyết xong và chưa có một cơ quan có thẩm quyền tuyên bố chính thức rằng, ông Joe Biden là người chiến thắng và là Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ thì quá trình chuyển giao quyền lực chưa thể diễn ra. Chính vì vậy, có thể nói "cơn ác mộng" của Mỹ vẫn còn tiếp tục kéo dài. Theo các nhà phân tích, cho dù ai được xướng tên là Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ thì việc hàn gắn nội bộ được cho là nhiệm vụ khó khăn và cần được ưu tiên hàng đầu./.

tin mới

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.